
Bài viết của biên tập viên Nguyễn Khanh sau đây nói về cảm nghĩ của anh khi lên phí cơ đáp chuyến bay từ Washington D.C. đi Los Angeles vào những ngày đầu năm 2000.
Chuyện năm 2000
Tôi bước lên máy bay với cảm giác khá lạ. Hôm đó là chiều ngày mùng 3 tháng Giêng năm 2000. Đây không phải lần đầu tiên tôi ngồi trên phi cơ, chuyến bay dài 5 giờ 35 phút từ thủ đô Washington D.C. ở miền Đông sang thành phố Los Angeles của miền Tây nước Mỹ là những chuyến bay dài mà tôi thường đi hàng tháng, từng có lúc hầu như tôi đi mỗi tuần một lần.
Khác biệt duy nhất: đây là chuyến bay đầu tiên của tôi trong năm 2000, năm đầu của một thiên niên kỷ mới và một thập kỷ mới.
Chuyến bay cất cánh đúng giờ, cô tiếp đãi viên của hãng United Airlines báo trước "có r ất nhi ều ch ỗ tr ống, quý khách mu ốn đ ổi ch ỗ đ ể ng ồi tho ải mái h ơn xin c ứ t ự nhiên" vì số hành khách chẳng bao nhiêu, chỉ vài chục người trên chiếc phi cơ có thể chở tới vài trăm.
Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì thông thường những chuyến bay đầu năm bao giờ cũng vắng khách, hầu như chẳng mấy ai muốn rời nhà hay đi du lịch ở những ngày đầu năm mới cả.
Lần này số hành khách vắng hơn nhiều vì dường như ai cũng ngại sẽ có “sự cố kỹ thuật” ảnh hưởng đến mạng sống của chính họ, thành thử chẳng mấy ai dại dột –hoặc điên- như tôi mua vé lên phi cơ đi xa đúng những ngày đầu năm 2000.
Tôi ngồi vào ghế của mình, vừa thắt giây an toàn xong thì nghe tiếng ông phi công trưởng bảo chuyến bay có thể sẽ đến Los Angeles sớm hơn ít chừng 15 phút đồng hồ vì không bị gió cản.
Ông phi công trưởng nói thêm đoạn đường bay rất êm, thời tiết nơi đến ấm áp hơn thời thời tiết lạnh lẽo miền Đông rất nhiều. Ông không quên chúc mọi người một năm mới đầy may mắn, và hứa sẽ cập nhật chi tiết đầy đủ hơn khi phi cơ sắp đáp ở Los Angeles.
“Sự cố Y2K”
Hai tuần trước đó, ngày nào tôi cũng phải ngồi họp để bàn về những chuyện phải làm ở ngày đầu năm 2000. Những phiên họp kéo dài nhiều giờ đồng hồ diễn ra giữa lúc các lời đồn đãi được tung ra khắp mọi nơi, từ chuyện Kinh Thánh bảo năm 2000 sẽ là năm tận thế, nhà tiên tri Nostradamus của thời xa xưa cũng bảo năm 2000 trái dất sẽ bị hủy diệt, cho đến chuyện điện nước sẽ bị cúp, các hệ thống computer không hoạt động.

Một trong những người siêng năng đi nhà thờ là bà Cô tôi còn gọi điện thoại dặn dò tất cả mọi người trong nhà phải nhớ đi lễ, xưng tội, kẻo chết không được lên Thiên Đàng.
Nói tóm lại, đúng sai thì chưa biết nhưng cả thế giới chờ đợi những chuyện kinh hoàng sẽ đến vào đúng ngày mùng mùng 1 Tết Dương Lịch 2000, chờ đợi chuyện thế giới gọi là sự cố Y2K.
Trong những ngày tôi bận rộn họp hành đó, người dân khắp nơi cũng bận rộn không kém. Người người lo đi mua sắm những vật dụng cần thiết, nhà nhà lo tích trữ thức ăn, nước uống, để đề phòng chuyện bất trắc có thể xảy ra.
Tôi không quên những bài báo, các bản tin được phổ biến trên đài phát thanh và đài truyền hình dặn dò mọi người phải làm gì nếu có biến động, và ngay chính Nhà Trắng cũng liên tục lên tiếng kêu gọi dân chúng bình tĩnh đừng lo âu thái quá, khẳng định chính phủ Mỹ đã sẵn sàng để đối phó với tình huống xấu nhất nếu xảy ra.
Chính phủ kêu gọi là một chuyện, dân chúng lo lắng lại là một chuyện khác, nhà nào cũng bận rộn mua nước uống, mua thức ăn để sẵn, kèm theo nến và đèn pin. Riêng với các chợ Á Đông, tôi được nghe bảo có nhiều chợ không còn cả gạo lẫn mì gói bán cho khách hàng.
Không chỉ dân chúng mà ngay ở các công, tư sở trên toàn nước Mỹ cũng thế. Chỉ xin lấy một thí dụ nhỏ thôi: sở tôi phát cho mỗi người một cái đèn pin, vài chai nước, ít miếng bánh khô… đi kèm với lời dặn dò những ai dùng diện thoại cầm tay thì ngày 31 tháng 12 nhớ sạc điện cho thật đầy để có gì còn liên lạc với nhau.
Tất cả các ban đều phải nộp chương trình thu trước để đề phòng chuyện anh chị em phát thanh viên không vào sở được hay máy móc bị trục trặc không thể làm tin, thu bài phát thanh ngày đầu năm mới… Không khí lúc đó dù không đến nỗi căng thẳng, nhưng lúc rảnh rỗi mọi người thường hay hỏi nhau câu “chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày đầu thiên niên kỷ thứ 21?”.
Câu trả lời thì vô kể, có người lo âu, cũng có người dửng dưng bảo “giầy dép còn có số huống chi là sống chết”. Bất kể lo âu hay dửng dưng, nhưng tất cả đều có cùng tâm trạng không biết tương lai trước mặt sẽ như thế nào.
Nhưng rồi mọi chuyện đều trôi qua rất bình thường, không có một xáo trộn nào xảy ra cả. Từ buổi trưa ngày 31 tháng 12, một số anh chị em trong Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do dán mắt vào chiếc T.V. để xem có chuyện gì lạ xảy ra ở Australia và Châu Á lúc giao thừa Tết Tây hay không, sau đó mắt cũng chẳng rời chiếc T.V. để xem người dân Châu Âu đón năm mới 2000 trước khi đến phiên chính mình chào mừng thiên niên kỷ mới.
Lo sợ của ngày đầu năm nhanh chóng biến mất, không ai bảo ai nhưng tất cả đều thở phào nhẹ nhõm. Trong đó -đương nhiên- có cả tôi.
Chuyến bay xuyên thế kỷ
Nói là thở phào nhẹ nhõm chứ khi lên máy bay đi Los Angeles tôi cũng lo âu. Tôi nhớ như in anh bạn đồng nghiệp Phạm Điền bảo “sao không đợi đến ra Giêng hãy đi”, chị Thy Nga thì thắc mắc “dám đi máy bay cơ à, không sợ hay sao?”. Tôi cười tìm cách chống chế bằng câu trả lời “giầy dép còn có số…”.
Sợ thì không hẳn là sợ, nhưng khi cánh cửa phi cơ đóng lại, quả thật tôi có lo. Chuyện không xảy ra ngày mùng 1 năm 2000 đâu có nghĩa là sẽ không xảy ra ngày mùng 3, sự cố kỹ thuật không đến với cả chục ngàn chuyến máy bay đã cất cánh và đáp hai ngày trước ở khắp mọi nơi đâu có nghĩa là sẽ không đến với chiếc máy bay chở tôi sang miến Tây Hoa Kỳ chiều hôm nay.
Không lo tại sao tôi lại mua bảo hiểm nhân thọở sân bay trước khi bước lên phi cơ với hy vọng để lại ít tiền cho gia đình, không lo tại sao tối hôm trước tôi nhất định thức, hôm sau đến sở làm nhất quyết không ngủ gục trên bàn giấy, không lo tại sao lúc may bay vừa cất cánh tay tôi đã cầm sẵn tờ giấy 10 USD đợi mua hai chai rượu uống ngủ cho thắng giấc ngay sau khi máy bay vừa cất cánh? Tất cả chỉ nhắm vào một mục đích: ngủ cho ngon trên chuyến bay dài này, “sự cố” nếu có xảy ra thì mình sẽ yên giấc ngàn thu lúc đang… yên giấc, ra đi như thế là tuyệt vời nhất.
"Ông ng ủ ngon quá, chúng tôi không mu ốn đánh th ức ông d ậy ăn b ữa t ối", cô tiếp đãi viên bảo lúc chiếc máy bay đang giảm độ cao để vào không phận Los Angeles. Vài phút đồng hồ trước đó, tôi thức giấc vì tiếng ông phi công qua loa phóng thanh báo tin chỉ còn cách sân bay khoảng 100 miles, tức nửa giờ nữa sẽ đáp, nhắc mọi người nhớ thắt giây lưng an toàn.
Tôi đã ngủ một giấc dài gần 5 giờ đồng hồ, không biết gì cả. Chỉ biết bây giờ chiếc phi cơ vẫn lướt gió bay như bình thường và biết mình vẫn bình yên. Nhìn qua khung cửa kính, thành phố Los Angeles đang hiện rõ dần. Tiếng động ù ù vang lên báo hiệu máy bay thò bánh sửa soạn đáp. Sống rồi, tôi tự nhủ thầm như thế.
Chuyện kết thúc khoảng nửa tiếng đồng hồ sau đó, khi ngồi trên xe của cậu em. “Anh không sợ à?”, em tôi hỏi. “Sợ quái gì mà sợ. Các cậu chỉ lo chuyện vớ vẩn. Giày dép còn có số huống chi mình”.
Vừa nói tôi vừa cười, mặt tỉnh như ruồi, vênh lên ra vẻ ta đây. Thò tay vào túi áo lấy gói thuốc lá, tay tôi chạm ngay bản sao giao kèo mua bảo hiểm nhân thọ ở sân bay trước khi rời D.C.. Lúc đó, tự nhiên tôi nghiệm ra một điều: đã là con người, ai mà chẳng sợ chết. Nhưng còn sống thì còn… nói phét!!! Tôi là con người, đương nhiên tôi sợ chết, nhưng còn sống thì tôi còn… nói phét!!!