Trung Quốc trục vớt các tàu cổ ở Biển Đông trong nỗ lực khẳng định chủ quyền

2022.09.06
Trung Quốc trục vớt các tàu cổ ở Biển Đông trong nỗ lực khẳng định chủ quyền Hinh vệ tinh chụp các tàu Trung Quốc neo đậu tại Đá Ba Đầu, quần đảo Trường Sa hôm 23/3/2021
Maxar Technologies / AFP

Các nhà khoa học hàng hải Trung Quốc cho biết họ vừa tìm thấy ba tàu buôn cổ ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và các quốc gia khác trong khu vực.

Theo tin từ Truyền hình Quốc gia Trung Quốc – CCTV hôm 4/9, các tàu chìm này được tìm thấy ở một vùng biển rộng nằm giữa bờ biển phía nam Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa.

Theo trang tin South China Morning Post, một đội ngũ gồm các nhà khoa học và kỹ sư đến từ 10 viện nghiên cứu của Trung Quốc đã sử dụng công nghệ theo dõi rộng để tìm kiếm và các thiết bị này cũng có thể được sử dụng cho quân đội Trung Quốc.

Cuộc tìm kiếm được cho biết là lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc với sự tham gia của hai tàu lớn, sử dụng công nghệ định vị âm dưới nước . Việc tìm kiếm được thự hiện với diện tích khoảng 100 km vuông mỗi ngày và có thể tìm thấy vật thể có độ dài ba feet (tương đương khoảng một mét).

Chính phủ Trung Quốc có một kế hoạch năm năm đầy tham vọng kéo dài đến năm 2025 là thực hiện các khảo sát khảo cổ học đại dương ở các biển quốc tế đi theo Con đường Tơ lụa từ Đông Nam Á đến Châu Phi có từ thời cổ đại.

Việc tìm kiếm được các tàu cổ bị chìm có nguồn gốc từ Trung Quốc và hàng hóa trong đó được trông đợi có thể rọi ánh sáng vào yếu tố lịch sử của Trung Quốc là một cường quốc biển, đồng thời khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh đối với một loạt các đảo ở các vùng biển đang tranh chấp.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
06/09/2022 08:49

Ơ hay nhỉ, ơ láo nhỉ ... con cháu nhà họ Hán...

Ngày xửa, ngày xưa... bác đi qua nhà tôi chơi... bác để quên đôi guốc.
Ngày nảy, ngày nay... con cháu nhà bác... nói nhà tôi là nhà bác... bằng chứng " lịch sử "... là đôi guốc, bác để quên.

Lão nông dân
06/09/2022 13:04

SG là của chệt rõ ràng vì có cả khu chợ lớn của người hoa,chệt có thể gọi SG là một đặc khu cũng giống như HK vậy!!!
Trước 75 thì bố bảo chúng cũng không dám nhận vơ,còn sau đó thì theo lời boác dạy là phải gìn giữ tình hữu nghị mà boác đã dày công vun đắp nên…

Tommy
06/09/2022 21:04

Đây lại là trò hề của đảng CSTầu Chệt . mặt luôn đeo mặt nạ nên không hế biết Liêm Sỉ là gì..! Chuyện Trục vớt dồ cổ của các tầu buôn hàng ngàn năm về trưóc của Tầu Chệt từng một thời đi giao thương với các nưóc qua vùng Biển Đông đầy gió bão, nên việc mấy chiếc Thuyền Buồn cổ lỗ sị, bị chìm, mang theo hàng hoá của Tầu Chệt là chuyện bình thường. NHưng CS Tầu lại dùng cớ này để xác đinh chử quyền của mình ơ Biển Đông..! Vậy thì các nưóc văn minh thời xa xưa của Châu Âu hay các nưóc Á Châu cũng có quyền tuyên bồ , vùng biển chủ quyền gần đảo Hải Nam, là thuộc chử quyền của nhũng nưóc này , vì thời xa xưa, rất nhiều Tàu buôn của thế giới cũng bị mưa bão đánh chìm , nay họ trục vớt lên và sẽ có rất nhiểu hiện vật của nưóc họ, tất họ cũng có quyền tuyên bố, vùng biển quanh đảo Hải Nam, là chủ quyền của nưóc họ, Thậm chí tới Đảo Hải Nam cũng có thể là của VN , nhung bị giạc Tầu xăm lăng...!

Trung Hoa Dân Quốc
06/09/2022 22:01

Hai nghìn năm trước, Tần Thủy Hoàng xây vạn lý trường thành quanh biên giới để bảo vệ lãnh thổ, giờ đây biên giới Trung Quốc mở rộng gấp 10 lần, như vậy, rất nhiều quốc gia bị xóa sổ, sát nhập, để Trung Quốc rộng lớn như hôm nay. Chưa dừng lại, Trung Quốc luôn luôn nuôi tham vọng thống trị thế giới, nếu các nước không đoàn kết ngăn chặn, nhân loại sẽ bị diệt vong.