Nhân quyền phải là trọng tâm kỳ họp Australia- ASEAN

RFA
2018.03.14
000_RA6F6.jpg Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop phát biểu khai mạc trong cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN-Úc, tại Manila ngày 6 tháng 8 năm 2017. (Ảnh minh họa)
AFP

Vấn đề nhân quyền cần phải là một trọng tâm của Hội Nghị Cấp Cao Đặc Biệt Australia- ASEAN.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đưa ra kêu gọi vừa nêu vào ngày 14 tháng 2, trước khi sự kiện vừa nêu sẽ diễn ra tại Sydney, Australia vào hai ngày 17 và 18 tháng 3 này.

Bà Elaines Pearson, giám đốc Human Rights Watch tại Úc, nêu rõ  một số nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN trong những năm gần đây đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể; tuy nhiên lại có những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng.

Do đó tại một hội nghị cấp cao sắp được diễn ra, nếu như chính quyền Australia bỏ qua vấn đề nhân quyền với hy vọng dành được sự ủng hộ của những vị nguyên thủ trước ảnh hưởng của Trung Quốc thì người dân khối ASEAN phải chịu tình trạng thụt lùi.

Thay vào đó chính quyền Australia cần phải giữ giá trị của đất nước này là nền dân chủ tôn trọng quyền con người như một điểm chính trong quan hệ với các nước ASEAN.

Human Rights Watch kêu gọi Australia thay vì tập trung vào việc duy trì quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo khối ASEAN thì có thể thực hiện những việc gì khác hẳn với Trung Quốc đang làm; tức phải tập trung vào mối quan hệ tốt cũng như nhu cầu của người dân ASEAN; đặc biệt trong tình hình phải đối mặt với nguy cơ Trung Quốc về nhân quyền trong khu vực.

Human Rights Watch nêu rõ hầu hết những lãnh đạo ASEAN được mời đến dự hội nghị cấp cao ở Sydney đang điều hành những chính phủ từ chối các quyền tự do căn bản của người dân nước họ. Nhiều chính phủ trong khối này thường xuyên có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cấm đoán các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông (tự do), hay gây hại cho các định chế dân chủ qua việc dung túng tham nhũng.

Việt Nam và Lào là hai quốc gia theo chế độ độc đảng do cộng sản lãnh đạo duy trì chính sách bóp nghẹt quyền con người và quyền tự do căn bản.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.