Nobel Hòa bình 2024 được trao cho Tổ chức kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân Nihon Hidankyo

2024.10.11
Nobel Hòa bình 2024 được trao cho Tổ chức kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân Nihon Hidankyo Ông Tomoyuki Mimaki - Giám đốc đại diện cho Nihon Hidankyo dự họp báo sau khi nhóm của ông được trao giải Nobel Hoà bình 2024
JIJI PRESS / AFP

Giải Nobel Hòa bình 2024 được trao cho tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản nhờ vào những nỗ lực hướng đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh qua các nhân chứng rằng ‘vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa’.

Ủy ban Nobel Na Uy vào chiều ngày 11/10 (theo giờ Việt Nam) công bố như vừa nêu.

Nihon Hidankyo là tổ chức của nước Nhật quy tụ những thành viên là các nạn nhân sống sót trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki hồi năm 1945. Tổ chức này ra đời hồi tháng 8 năm 1956.

Mục tiêu chính của tổ chức Nihon Hidankyo là ngăn chặn chiến tranh nguyên tử và loại trừ vũ khí hạt nhân; đòi hỏi nước tiến hành chiến tranh nguyên tử phải công khai nhận trách nhiệm và bồi thường cho mọi tổn thất gây nên bởi ném bom nguyên từ…

Một người Việt Nam từng được xướng danh cho Giải Nobel Hòa bình hồi năm 1973 là nhà đàm phán của miền Bắc Việt Nam, ông Lê Đức Thọ. Ông này cùng chia giải thưởng với cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.

Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ lúc đó đã từ chối nhận giải.

Vào ngày 1/1/2023; các tài liệu về giải thưởng trao cho hai nhà đàm phán Mỹ và Việt Nam như vừa nêu được công bố theo yêu cầu.

Cụ thể, theo tài liệu công bố, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ hồi tháng 1 năm 1973 đã đạt được một thỏa thuận hoà bình mà theo đó Mỹ sẽ hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Việt Nam.

Tuy nhiên lệnh ngưng bắn theo thoả thuận ngay sau đó đã không có hiệu lực trên thực tế khi quân đội miền Bắc không bị yêu cầu rút quân khỏi miền Nam và cuộc chiến vẫn tiếp tục với việc quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam trong khi quân đội miền Nam không còn nhận được sự hỗ trợ như trước kia từ phía Mỹ. Cuộc chiến kết thúc với việc quân đội miền Bắc chiếm toàn bộ miền Nam vào ngày 30/4/1975.

Đề cử trao giải Nobel Hoà bình cho hai nhà đàm phán Mỹ và Việt Nam đã vấp phải phản đối của những thành viên của Uỷ ban giải Nobel Hòa bình. Hai người trong số họ đã từ chức để phản đối. Tất cả những người trong Uỷ ban này vào lúc đó hiện đều đã qua đời.

Tờ The Guardian của Anh trích lời giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo nói sau khi xem tài liệu được công bố rằng ông thật sự còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy Uỷ ban giải Nobel Hoà bình lại có một quyết định tồi tệ đến vậy.

Tài liệu công bố vào đầu năm ngoái cho thấy đề cử giải cho hai người được một thành viên của Uỷ ban giải Nobel Hòa bình đưa ra vào ngày 29/1/1973, hai ngày trước khi Hiệp định Paris được ký kết.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
12/10/2024 09:28

Giải Nobel Hòa Bình 2025... cho tất cả các anh hùng, hào kiệt... Tù binh Lương tâm Việt Nam... bị tù đay trong các nhà tù vô nhân đạo, vô nhân tình, vô nhân tính của nhà nước Việt Cộng... vì bất bạo động, bất tín nhiệm, bất hợp tác... đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền, quyền dân, tự do ngôn luận và báo chí, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tự do chính kiến, chính trị của toàn dân Việt Nam.