Ngành khai thác thủy sản của Thái Lan còn tồn tại vấn đề

RFA
2018.03.07
000_Hkg10192032 Những người lao động nhập cư làm việc trên một chiếc thuyền đánh cá ở cảng ở Mahachai, ngoại ô Bangkok vào ngày 30 tháng 6 năm 2015.
AFP

Điều kiện lao động trong ngành thủy sản của Thái Lan đã có dấu hiệu cải thiện mặc dù vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Đó là báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc và Liên minh Châu Âu EU về tình trạng lao động trong ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la của Thái Lan vốn đã bị chỉ trích là khắc nghiệt.

Hồi năm 2015, Liên minh châu Âu EU đã dọa sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Thái vì tình trạng vi phạm điều kiện với người lao động và đánh bắt cá trái phép.

Tuy nhiên báo cáo mới của EU và Tổ chức Lao động Thế giới thuộc UN công bố hôm thứ tư ngày 7/3 cho thấy đã có những cải thiện nhất định ở một số lĩnh vực.

Cụ thể báo cáo cho biết có ít hơn những báo cáo về bạo lực đối với công nhân so với 4 năm trước kia, lương trung bình của người lao động đã tăng và 43% người lao động cho biết đã được ký hợp đồng làm việc.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề chưa được cải thiện theo báo cáo mới,  như trong lĩnh vực đánh bắt cá, gần 2/3 người tham gia cuộc điều tra của UN cho biết họ vẫn không có ngày nghỉ trong tuần. Khoảng 1/ 4 số người được hỏi nói chủ thuyền đã cầm giữ lương của họ và đôi khi họ phải chờ đến hơn 12 tháng sau mới nhận được tiền.

Ngoài ra hơn 1 nửa số người tham gia điều tra cho biết họ đã bị cưỡng bức lao động ít nhất một lần. Cưỡng bức lao động ở đây được hiểu bao gồm dọa nạt, thu giữ giấy tờ cá nhân, điều kiện làm việc khắc nghiệt, vượt quá thời gian.

Tình hình phân biệt giới tính cũng vẫn còn phổ biến theo báo cáo mới. Khoảng 52% phụ nữ trả lời phỏng vấn cho biết họ được trả lương thấp hơn mức lương tối thiếu.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.