Tuy nhiên, bên dưới trào lưu chung đó là nhiều khác biệt của từng nước và hai câu hỏi chung là liệu sự phục hồi ấy có bền vững không, và các nước châu Á cần cải tổ thế nào để có thể tránh một vụ suy thoái tương tự? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu các vấn đềấy qua cuộc trao đổi do Thanh Quang thực hiện sau đây với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
Viễn cảnh kinh tế
Thanh Quang: Xin kính chào chuyên gia kinh t ế Nguy ễn Xuân Nghĩa. Trong m ột tu ần, hai đ ịnh ch ế tài chính toàn c ầu là Qu ỹ Ti ền t ệ Qu ốc t ế r ồi Ngân hàng Th ế gi ới cũng đ ưa ra l ượng đ ịnh c ủa h ọ v ề kinh t ế Á châu v ới nh ững d ự đoán l ạc quan h ơn cho tình hình năm t ới. Tuy nhiên, bên sau b ức tranh toàn c ảnh ấy là nhi ều khác bi ệt trong t ừng qu ốc gia. Di ễn đàn Kinh t ế c ủa chúng ta s ẽ cùng tìm hi ểu v ề nh ững khác bi ệt này, v ới m ối quan tâm đ ặc bi ệt v ề tr ường h ợp Vi ệt Nam, Xin ông tr ước h ết trình bày cho b ối c ảnh c ủa đ ề tài tu ần này?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Nói về bối cảnh thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vẫn nghiên cứu triển vọng kinh tế toàn cầu và trong từng khu vực. Đầu tháng 10, báo cáo về kinh tế toàn cầu đã được họ công bố, tới cuối tháng thì có báo cáo riêng về kinh tế Á châu, bao gồm một khu vực rộng lớn và có rất nhiều khác biệt. Ngân hàng Thế giới cũng khảo sát định kỳ và mỗi sáu tháng lại cập nhật tình hình các nước và sáng Thứ Tư, giờ Á châu thì công bố kết quả khảo sát tại các nước châu Á Thái bình dương, tức là các nước Đông Á, nghĩa là không có Ấn Độ.
Chi tiết thứ hai về bối cảnh là định nghĩa để ta biết là đang nói về đối tượng nào được khảo sát khi nói về một khu vực địa dư là Á châu. Nói chung, hai định chế này xếp loại các nền kinh tế trong khu vực theo trình độ phát triển, chủ yếu là đo lường ở lợi tức hay sức mạnh sản xuất.
Thanh Quang: Th ế th ưa ông, h ọ x ếp lo ại nh ư th ế nào và v ị trí Vi ệt Nam n ằm ở đâu?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Trong khối Á châu, IMF nói tới "Á châu công nghiệp hoá" gồm ba nước Nhật, Úc và New Zealand và "Á châu đang phát triển" hay "đang lên", gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hong Kong, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Trong khối đang lên ấy, họ còn phân biệt bốn xứ gọi là "tân hưng" gồm có Hong Kong, Nam Hàn, Đài Loan và Singapore với các nước còn lại, có lợi tức thấp hơn, kể cả Việt Nam.
Phần mình, Ngân hàng Thế giới tập trung vào khối Đông Á và Thái bình dương với đôi chút khác biệt về định nghĩa. Họ xếp vào loại "Đông Á đang lên" hai nhóm quốc gia. Nhóm "đang phát triển" gồm có Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Mông Cổ, Việt Nam và một số các nền kinh tế nhỏở các hải đảo.
Nhóm thứ hai là các nước "tân hưng" gồm có Hong Kong, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và lại có cả Trung Quốc, là điều hơi mơ hồ. Ngân hàng Thế giới còn phân biệt nhóm quốc gia có lợi tức trung bình với các nước có lợi tức thấp. Lợi tức trung bình là các nước như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái.
Còn lợi tức thấp là ba nước trên bán đảo Đông Dương là Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Qua cách xếp loại ấy, Ngân hàng Thế giới đưa Trung Quốc vào loại "đang phát triển" mà cũng là "tân hưng" nhưng lại có lợi tức trung bình, là ba khái niệm hơi khác nhau.
Theo thiển ý thì việc ấy phản ảnh sự phân vân của định chế tài trợ này mỗi khi đề cập tới Trung Quốc. Riêng về Việt Nam thì đứng hàng rất thấp về lợi tức trong cách xếp loại của cả hai định chế này.
Á châu bật dậy
Thanh Quang: Xin cám ơn ông v ề cách trình bày nh ững đ ịnh nghĩa trên vì làm n ổi rõ s ự khác bi ệt v ề trình đ ộ gi ữa các qu ốc gia ở trong cùng m ột khu v ực Á châu. B ước qua n ội dung thì ông th ấy th ế nào v ề Á châu qua s ự l ượng đ ịnh c ủa hai t ổ ch ức qu ốc t ế này?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Đầu tiên và cũng về bối cảnh, ta không quên là mấy năm trước, giới kinh tế lạc quan nói đến khả năng riêng của khối Đông Á đang lên là có thể tách rời khỏi các nước đã công nghiệp hóa, gọi chung là nhóm G-7. Nghĩa là khối Đông Á có sức mạnh nội tại và không còn bị lệ thuộc vào các quốc gia Âu-Mỹ hay Nhật.
Chuyện ấy không xảy ra. Đông Á vẫn bị hậu quả tai hại khi kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm từ cuối năm 2007 rồi khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã bùng nổ vào tháng Chín năm ngoái và lan thành suy thoái cho cả khối G-7 rồi gây ra chấn động toàn cầu.
Bối cảnh chung là thế giới bị khủng hoảng tài chính nặng nhất kể từ vụ Tổng khủng hoảng thời 1930 và kinh tế Mỹ bị trận suy thoái trầm trọng nhất kể từ năm 1982, và lâu nhất kể từ năm 1854 vì bình quân từ 155 năm nay thì kinh tế chỉ đình trệ 17 tháng là hết.
Sau khi bị hiệu ứng tai hại xuất phát từ các đầu máy kinh tế mạnh nhất là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản, các nền kinh tế Đông Á nói chung đã bật dậy rất lẹ và tương đối thì mạnh nhất trong các khối kinh tế trên thế giới.
Nguyễn Xuân Nghĩa<br/>
Thế rồi, sau khi bị hiệu ứng tai hại xuất phát từ các đầu máy kinh tế mạnh nhất là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản, các nền kinh tế Đông Á nói chung đã bật dậy rất lẹ và tương đối thì mạnh nhất trong các khối kinh tế trên thế giới. Đấy là nhận định của hai tổ chức tài chính nói trên.
Thanh Quang: Nh ững nguyên nhân nào khi ến cho kh ối kinh t ế Đông Á này đã đ ụng đáy và b ật d ậy mau l ẹ nh ư v ậy?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Một nguyên nhân chính được báo cáo của IMFnhắc tới là kinh nghiệm của vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 1997-1998 khiến các nước trong khu vực đều cố tạo dựng quân bình vĩ mô của nền kinh tế. Đó là tránh bội chi ngân sách quá cao, có hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh hơn và lập một khối dự trữ ngoại tệ dồi dào, hầu có phương tiện kích thích kinh tế khi bị suy thoái.
Nhờ điều kiện ấy, các nước đều có thể lập tức tung ra biện pháp kích cầu ào ạt, như tăng chi, giảm thuế, cắt lãi suất, bơm tín dụng, v.v... nên phần nào nâng cao được số cầu của thị trường nội địa để bù đắp cho thất thâu trên thị trường quốc tế.
Cũng cần nói thêm rằng hiệu ứng của nạn suy thoái do các đầu máy kinh tế lớn gây ra cho châu Á là nạn suy sụp thị trường xuất khẩu và sự khan hiếm tư bản và tín dụng, nhưng hậu quả về độ sút giảm sản xuất thật ra vẫn còn nhẹ hơn vụ khủng hoảng Đông Á mười năm về trước. Khi các nền kinh tế Âu Mỹ đã đụng đáy và đang hồi phục, dù còn yếu ớt, thì các nước xuất khẩu của Á châu đã bật dậy sớm nhất và mạnh nhất.
Thanh Quang: Ông nói là trong kh ối này thì các n ước xu ất kh ẩu đã b ật d ậy s ớm nh ất, tình hình các n ước kia thì sao?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Đây là lúc mà mình thấy ra sự khác biệt trong cách xếp loại.
Trên tổng thể thì cả khối Á châu đã bậy dậy và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân cho cả khối là 5,75% vào năm tới. Nhưng, con số bình quân này che giấu một thực tế không lạc quan nếu ta không gộp chung trường hợp của Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Hàn. Thiếu tốc độ tăng trưởng khả quan hơn của ba nước đó, tình hình Á châu còn lại thật ra vẫn đen tối.
Riêng Ngân hàng Thế giới thì đánh giá cao thành tích kích cầu và ảnh hưởng của Trug Quốc đối với các nước Đông Á vì trở thành thị trường xuất khẩu cho các nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc chủ yếu nhập vào nguyên vật liệu hay thương phẩm, là sở trường của một số nước nghèo trong vùng, chứ không mua các sản phẩm chế biến. Báo cáo của định chế này cũng lượng định rằng nếu không kể thêm Trung Quốc thì tình hình Đông Á vẫn chưa sáng sủa.
Trường hợp VN
Thanh Quang: N ếu nh ư v ậy thì ph ải chăng b ức tranh toàn c ảnh ch ưa th ể là màu h ồng nh ư ng ười ta có th ể l ầm t ưởng?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Thưa đúng vậy và trong khi phúc trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo các nước là phải theo dõi và duy trì các biện pháp kích cầu nếu thấy cần thiết thì Ngân hàng Thế giới cho là trong khu vực Đông Á, thì ngoài Trung Quốc và Nam Hàn ra, các nước kia vẫn chưa ra khỏi khó khẳn, kể cả trường hợp của Indonesia và Việt Nam là hai nước có đà tăng trưởng cao hơn các lân bang.
Đây mới là điểm đáng chú ý nhất của hai báo cáo này. Nôm na là tình hình còn bấp bênh và khu vực này khó duy trì được một đà tăng trưởng khả quan và bền vững nếu không tiến hành một số chương trình cải cách. Ngân hàng Thế giới đặc biệt chú ý đến thành phần nghèo khổ của các quốc gia trong loại có lợi tức thấp, kể cả Việt Nam.
Nguy kịch nhất chính là số phận dân nghèo tại Việt Nam, một thành phần đáng kể và đã nghèo nay lại còn khổ hơn, trong khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt nên không thể mở rộng mạng lưới an sinh cứu giúp thành phần này.
Nguyễn Xuân Nghĩa<br/>
Thanh Quang: Ông v ừa nói t ới khuy ến cáo c ủa hai t ổ ch ức này v ề yêu c ầu ti ến hành c ải cách đ ể có th ể duy trì m ột t ốc đ ộ tăng tr ưởng kh ả quan trong lâu dài. Vi ệc c ải cách ấy g ồm có nh ững gì?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Vì các đầu máy kinh tế của khối G-7 còn yếu với đà tăng trưởng bình quân năm tới chỉở khoảng 1,25%, và tiêu thụ tư nhân sẽ còn thấp, các nước Á châu sẽ phải tìm ra lực đẩy ở nơi khác. Chủ yếu là ở thị trường nội địa. Hoàn cảnh ấy khiến Á châu phải quan niệm lại cái thế quân bình của kinh tế toàn cầu, đó là các nước công nghiệp hóa sẽ tiêu thụ ít đi và phải tiết kiệm nhiều hơn.
Ngược lại, các nước đang lên của Á châu phải tiêu thụ nhiều hơn thay vì chỉ nghĩ tới việc thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu qua các thị trường Âu-Mỹ-Nhật. Lồng trong chiều hướng cải cách ấy trong lâu dài, các nước Á châu phải cân nhắc kỹ nhu cầu tiếp tục kích thích kinh tế, với một đòi hỏi trái ngược là đừng thổi bùng lạm phát và gây thêm bội chi ngân sách.
Riêng Ngân hàng Thế giới thì nêu ra một số khuyến cáo cụ thể. Thứ nhất là mở rộng thị trường nội địa nhưng cũng nâng cao năng suất nhờ những ngành có giá trị đóng góp cao hơn, thay vì chỉ nghĩ tới xuất khẩu và cứ tập trung sản xuất loại hàng hóa có giá trị tich lũy thấp, như nguyên nhiên vật liệu hay khoáng sản.
Thứ hai phải chú ý tới khu vực dịch vụ, khai thông những ách tắc trong hạ tầng cơ sở để giải quyết yêu cầu chuyển vận và phân phối trong nước. Thứ ba, cải tổ giáo dục và đào tạo để nâng cao năng suất và có một chính sách an sinh xã hội khả quan hơn hầu người dân bớt lo sợ bất trắc mà dám tiêu xài mạnh hơn, và tiết kiệm ít đi...
Thanh Quang: Riêng v ề tr ường h ợp c ủa Vi ệt Nam thì sao? Hai đ ịnh ch ế này nh ận đ ịnh th ế nào?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Việt Nam đã ráo riết kích thích kinh tế với ngân khoản thực tế còn lớn hơn con số chính thức được công bố. Nhưng kết quả lại chưa sánh được với công sức vì yếu kém trong cơ chế. Việt Nam lại bị bội chi ngân sách quá cao, tới hơn 9% tổng sản lượng nội địa GDP, cho nên cần thận trọng khi tăng chi để kích cầu.
Việc mở vòi tín dụng để kích câu có thể gây thêm rủi ro cho hệ thống ngân hàng và còn thổi lên bong bóng đầu tư và nguy cơ lạm phát. Trong khi ấy, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam lại sút giảm vì nhập siêu quá cao, đầu tư trực tiếp và tiền trợ giúp của thân nhân đều sụt, nên xứ này sẽ bị áp suất nặng về ngoại hối.
Ngân hàng Thế giới còn ước lượng là tính đến tháng Tám vừa rồi, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn có 16 tỷ rưỡi, và là vấn đề đáng quan tâm. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải cải cách theo chiều hướng đã được nêu chung cho các nước.
Nguy kịch nhất chính là số phận dân nghèo tại Việt Nam, một thành phần đáng kể và đã nghèo nay lại còn khổ hơn, trong khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt nên không thể mở rộng mạng lưới an sinh cứu giúp thành phần này. Nói chung thì tình hình Việt Nam vẫn còn rất đáng lo.