Họa Vô Đơn Chí: Dịch Cúm Heo
2009.04.29

Đúng là
"họa vô đơn chí", thế giới đang bị suy thoái kinh tế thì bệnh cúm heo
bỗng xuất hiện và hoành hành khắp nơi khiến các tổ chức y tế quốc tế e ngại một
trường hợp dịch bệnh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về nguy cơ này cho
các nền kinh tế trên thế giới, qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn
Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện sau đây.
Đây là một xứ tân hưng đang phát triển hơn hẳn Việt Nam chứ không chậm tiến đâu. Bệnh cúm heo lần đầu được phát giác là từ ngày 18 tháng Ba, trong một trại nuôi heo của tiểu bang Veracruz.
150 người thiệt mạng Mexico bị nặng nhất
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thật là bất ngờ, trong khi cả thế giới đang trông chờ những tín hiệu đầu tiên có vẻ khả quan cho kinh tế toàn cầu thì trong tháng Tư bỗng có hàng loạt tin tức từ Hoa Kỳ và Mexico về bệnh cúm heo.
Thế rồi, tin tức dồn dập hầu như mỗi ngày về số tử vong rất cao tại Mexico trong khi bệnh cúm heo đang lây lan sang nhiều xứ khác. Chương trình kỳ này đề nghị là ta sẽ cùng tìm hiểu về hậu quả kinh tế của bệnh cúm heo nếu lan rộng thành đại dịch toàn cầu.
Câu hỏi đầu tiên, thưa ông, những lý do nào khiến số tử vong tại Mexico lại cao như vậy? Có phải vì kinh tế xứ này chậm phát triển và cơ sở yếu kém về phòng chống dịch bệnh?
- Cho đến hôm nay, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng về trường hợp Mexico. Xứ này có 110 triệu dân, kinh tế đứng hạng thứ 11 thế giới, có sản lượng và lợi tức cao gấp 10 Việt Nam.
Đây là một xứ tân hưng đang phát triển hơn hẳn Việt Nam chứ không chậm tiến đâu. Bệnh cúm heo lần đầu được phát giác là từ ngày 18 tháng Ba, trong một trại nuôi heo của tiểu bang Veracruz. Khi ấy, có thể là người ta cho rằng đây là bệnh cúm bình thường, hay xuất hiện trong mùa lạnh, vào các tháng Hai tháng Ba tại Bắc bán cầu.
Đến chiều Thứ
Ba, giờ Việt Nam, thì tổng số tử vong trên thế giới là 152, mà tất cả đều ở
Mexico, trong đó có 26 ca được xác nhận là vì bệnh cúm heo, và hơn 90% nạn nhân
là tập trung ở thủ đô Mexico City.
Không là một bác sĩ, tôi chỉ có thể phỏng đoán rằng Mexico là địa điểm đầu tiên nên thông tin còn sơ sài để định bệnh. Nhiều người nhập viện vì bị cúm thì lại cho là bị xưng phổi và kể thêm dân số thống kê ấy, số tử vong có thể là cao.
Đây là nơi mà việc chăm sóc bệnh nhân tất nhiên khả quan hơn ở miền quê, nhất là khi giới hữu trách đã thấy manh nha từ tháng trước.
- Không là một bác sĩ, tôi chỉ có thể phỏng đoán rằng Mexico là địa điểm đầu tiên nên thông tin còn sơ sài để định bệnh. Nhiều người nhập viện vì bị cúm thì lại cho là bị xưng phổi và kể thêm dân số thống kê ấy, số tử vong có thể là cao.
Kế nữa, vì đã thấy bệnh bùng phát từ tháng trước, cơ quan y tế của họ có cơ hội giảo nghiệm lại các trường hợp tử vong từ một hai tháng trước để xác định nguyên nhân cho rõ hơn.
Điều đó có nghĩa là ta còn phải đợi vài ngày hay vài tuần nữa thì mới thấy là các xứ khác, kể cả Hoa Kỳ, có gặp trường hợp ấy hay không.
TC. Y tế Thế giới nâng mức báo động lên cấp 4 trên 6 cấp
Việt Long: Đến giờ này, trong khi tình hình biến chuyển hàng giờ, thì đã có 252 ca được xác nhận là do cúm heo trong gần 2.700 ca bị cúm phát hiện tại tất cả 25 quốc gia trên thế giới, hai trường hợp đáng chú ý nhất là Mexico và Hoa Kỳ vì có tất cả 752 ca được xác nhận.
Giới kinh
tế có dự kiến nhân loại có thể gặp nguy cơ đại dịch như đã xảy ra trong các năm
1918-1919 khiến mấy chục triệu người thiệt mạng hay không?
Có thể là vi khuẩn sinh bệnh mang danh hiệu H1N1 chỉ là một loại mới và mạnh hơn bệnh cúm theo mùa thông thường và hiện chưa có thuốc chủng ngừa.
- Tôi trộm nghĩ rằng không đến nỗi vậy vì nếu gặp trường hợp đó thì số tử vong trong mấy tuần qua đã cao gấp bội và còn lan tới những nơi rất xa Mexico.
Có thể là vi khuẩn sinh bệnh mang danh hiệu H1N1 chỉ là một loại mới và mạnh hơn bệnh cúm theo mùa thông thường và hiện chưa có thuốc chủng ngừa.
Nhưng những thông tin ban đầu cũng cho biết rằng dùng khẩu trang và rửa tay sạch là đã có thể tránh bị lây. Theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh CDC tại Hoa Kỳ thì các loại thuốc Tamiflu và Relenza hiện hữu cũng công hiệu đề ngừa và trừ bệnh.
- Hôm Thứ Hai, Tổ chức Y tế Thế giới đã nâng mức báo động lên cấp bốn trong sáu cấp, là lần đầu tiên kể từ nạn cúm Hong Kong năm 1968, để cảnh giác các nước về nguy cơ ôn dịch - là pandemic - nhưng cũng cho biết là không tất nhiên sẽ bị như vậy. Ngoài ra, họ cho rằng chưa đến nỗi phải phong tỏa biên giới giữa các quốc gia.
Vấn đề là không nên giấu diếm, phải thông tin cập nhật để mọi người cùng biết mà phòng ngừa, và chính quyền phải chuẩn bị kế hoạch đối phó. Nhưng cũng đừng gây hốt hoảng vì sẽ bị thiệt hại oan uổng. Nói vắn tắt là tình hình nghiêm trọng, đang thay đổi, và cần chú ý để chuẩn bị, nhưng không nên hoảng sợ mà làm bậy!
Hôm Thứ Hai, Tổ chức Y tế Thế giới đã nâng mức báo động lên cấp bốn trong sáu cấp, là lần đầu tiên kể từ nạn cúm Hong Kong năm 1968, để cảnh giác các nước về nguy cơ ôn dịch - là pandemic - nhưng cũng cho biết là không tất nhiên sẽ bị như vậy.
Quyết định thái quá gây thiệt hại cho kinh tế
Việt Long: Lâu lâu mới thấy một lần là ông có vẻ lạc quan trong một sự kiện có liên quan đến kinh tế, thương mại. Theo ông nghĩ thì thế nào là làm bậy để bị thiệt hại oan uổng, nhất là về kinh tế?
- Chúng ta
được biết rằng vi khuẩn này có thể bị diệt ở nhiệt độ 70 độ bách phân Celsius,
nên thịt heo nấu chín thì không lây bệnh. Vậy mà một số quốc gia như Trung Quốc,
Liên bang Nga hay Philippines đã tỏ vẻ ưu lo cho sức khoẻ người dân mà ra lệnh
cấm nhập khẩu thực phẩm có thịt heo từ các nước Bắc Mỹ - là Canada, Mỹ và
Mexico - vì sợ nhiễm bệnh. Indonesia cũng loan báo sẽ tiêu hủy thịt heo và mọi
loại thực phẩm có thịt heo từ Bắc Mỹ và khử trùng mọi nông sản nhập khẩu từ ba
nước này.
Chúng ta được biết rằng vi khuẩn này có thể bị diệt ở nhiệt độ 70 độ bách phân Celsius, nên thịt heo nấu chín thì không lây bệnh.
Đó là loại quyết định thái quá và gây thiệt hại cho kinh tế.
- Thực tế thì bệnh đã lây ra cả thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới đã xác nhận, cho nên người ta không thể cách ly cả một lục địa. Nhưng tới nay thì họ chỉ khuyên thiên hạ thận trọng chứ không cấm tới nơi nào nghi là bị nhiễm. Dù sao thì nội việc đó cũng đã khiến các ngành hàng không hay du lịch bị thiệt hại rồi. Tuy nhiên, nhiều quốc gia, kể cả và nhất là Trung Quốc, cũng đã học được bài học của dịch cúm gia cầm H5N1 từ năm năm về trước nên đã biết chuẩn bị khá hơn.
Bất lợi trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Việt Long: Trong giả thuyết bi quan là bệnh cúm heo sẽ lây lan thành đại dịch thì kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
- Tình hình
còn thay đổi hàng ngày và mỗi nơi mỗi khác nên mình khó dự đoán được toàn cảnh.
Năm ngoái, Ngân hàng Thế giới có dự đoán kịch bản bi quan nhất là dịch bệnh có
thể làm 1% dân số thế giới tức là 66 triệu người thiệt mạng thì kinh tế sẽ mất
vào khoảng 3.000 tỷ Mỹ kim, một con số dù sao vẫn còn nhỏ so với những mất mát
của nạn suy thoái đang xảy ra.
Một cách tổng quát thì người ta cũng cho rằng khi nhân lực bị bệnh trong nhiều tuần thì tất nhiên sản xuất suy giảm, từ đó mới ra cách tính nhẩm là nếu 30% nhân công nhiễm bệnh quá ba tuần thì sản lượng có thể giảm mất 5%.
Ngân hàng Thế giới có dự đoán kịch bản bi quan nhất là dịch bệnh có thể làm 1% dân số thế giới tức là 66 triệu người thiệt mạng thì kinh tế sẽ mất vào khoảng 3.000 tỷ Mỹ kim, một con số dù sao vẫn còn nhỏ so với những mất mát của nạn suy thoái đang xảy ra.
- Cụ thể thì chúng ta thấy là trong hai ngày liền, các thị trường chứng khoán trên thế giới đều sụt giá nặng vì nỗi lo ấy và nếu kinh tế thế giới bị suy thoái nặng hơn trong khi đang bị suy trầm thì rất nhiều thương phẩm như nguyên nhiên vật liệu, xăng dầu và kim loại sẽ sụt giá.
- Tại Mexico, đồng Pesos bị tuột giá hơn 6% trong hai ngày nên xứ này có khi phải vay Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF từ tín khoản 47 tỷ đô la làm dự trữ hầu ứng phó với khủng hoảng ngoại hối. Thời điểm này quả là cực kỳ bất lợi cho họ vì đồng bạc đã mất giá gần một phần ba trong sáu tháng tính đến tháng Ba. Nay họ vừa được IMF cam kết cho một tín khoản 47 tỷ và thị trường vừa thoi thóp dậy thì lại bị tai họa này. Hôm qua, Ngân hàng Thế giới cũng vừa đáp ứng yêu cầu của Mexico là cấp tốc cho vay 200 triệu đô la cho chương trình ngăn chống bệnh cúm heo.
Việt Long: Còn trường hợp của Hoa Kỳ, là một đầu máy kinh tế của thế giới thì sao?
- Mười năm về
trước, Trung tâm Dịch tễ Quốc gia của Hoa Kỳ có dự đoán rằng nếu Mỹ mà bị dịch
bệnh thì kinh tế có thể bị thiệt tại từ hơn 70 đến cỡ 166 tỷ đô la. Tính theo
hiện giá ngày nay thì sẽ là từ hơn 90 tỷ đến hơn 215 tỷ đô la. Con số ấy có thể
là lớn, nhưng so với sản lượng khoảng 14 ngàn tỷ đô la thì không là quá nặng.
Hôm qua, một số ngân hàng đầu tư quốc tế dự báo là nếu Hoa Kỳ bị dịch cúm heo
thì sản lượng có thể giảm nhiều lắm là 0,3%, kinh tế Mỹ bị thiệt mất cỡ 50 tỷ
đô la và chậm phục hồi hơn, tức là phải chờ đến năm tới, nhưng cũng không hẳn
là một tai họa kinh tế.
Một số ngân hàng đầu tư quốc tế dự báo là nếu Hoa Kỳ bị dịch cúm heo thì sản lượng có thể giảm nhiều lắm là 0,3%, kinh tế Mỹ bị thiệt mất cỡ 50 tỷ đô la và chậm phục hồi hơn, tức là phải chờ đến năm tới, nhưng cũng không hẳn là một tai họa kinh tế.
- Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tâm lý người dân hay thị trường. Nếu hốt hoảng lo sợ - mà dân Mỹ thì rất lạc quan tự tin sau đó lại dễ hốt hoảng bi quan - thì tình hình sẽ còn tệ hơn. Riêng về phạm vi đó, người ta chú ý đến sự kiện là các cơ chế trọng yếu nhất về y tế công cộng hay sức khoẻ và dịch bệnh trong Chính quyền của Tổng thống Obama vẫn chưa có người điều khiển, kể cả Tổng trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sự, cùng các nhân viên phụ tá, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh CDC. Nhân sự thì đã được chỉ định nhưng Quốc hội chưa phê chuẩn, sự kiện ấy mới làm nhiều người lo ngại khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. May lắm thì sau Thứ Ba 29 Hoa Kỳ mới có Bộ trưởng Y tế do Thượng viện cấp tốc phê chuẩn.
Việt Long: Câu hỏi cuối thưa ông, nhìn trên bình diện quốc gia và quốc tế thì đâu là những bước kế tiếp có thể giúp người ta theo dõi sự chuyển biến của tình hình?
- Tôi trộm nghĩ rằng có hai lãnh vực cần theo dõi. Thứ nhất là về mặt khoa học thì các cơ quan hữu trách đã nghiên cứu tới đâu về loại vi khuẩn này và tìm ra cách giải trừ và ngăn ngừa hay chưa, thí dụ như loại thuốc nào thì công hiệu, làm sao sản xuất, tồn trữ và phân phối cho kịp. Thứ hai là về mặt tổ chức thì các cơ quan hữu trách của từng nước đã làm những gì để chặn đứng rồi đẩy lui dịch bệnh.
- Một cách cụ thể thì các nước phải quyết định xem đến khi nào thì ra quyết định cách ly bệnh nhân, như trường hợp Australia đã áp dụng. Khi nào thì sẽ cho mở kho thuốc cấp cứu và kho thuốc này lớn hay nhỏ. Các quốc gia chưa có sẵn những loại thuốc này thì phải làm gì. Những câu hỏi ấy mới thật là cấp thiết, sau này ta mới có thể kiểm điểm được những tổn thất về kinh tế.