Cải Tổ Vinashin

Chiều 23 tháng 11, khi các đại biểu Quốc hội Việt Nam còn chất vấn các viên chức nhà nước về tập đoàn đóng tầu quốc doanh Vinashin thì nhật báo tài chính Financial Times xuất bản tại Anh đã có một bản tin gửi đi từ Hà Nội theo đó Chính phủ Việt Nam đang thuê công ty tư vấn quốc tế KPMG nghiên cứu dự án tái cơ cấu tập đoàn này.

0:00 / 0:00

Thuê công ty tư vấn quốc tế KPMG cứu Vinashin

Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế tham khảo ý kiến nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về một dự án cố vấn như vậy. Xin quý thính giả theo dõi phần trao đổi do Việt Long thực hiện sau đây.

Việt Long: Việc tập đoàn Vinashin lâm khủng hoảng nặng nề đã khiến dư luận Việt Nam quan tâm từ nhiều năm nay. Chiều Thứ Ba 23 vừa qua, các Đại biểu Quốc hội ở Hà Nội đã chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực kiêm Trưởng ban Tái cơ cấu tập đoàn Vinashin là ông Nguyễn Sinh Hùng về việc này.

Trong khi ấy, nhật báo Financial Times của Anh lại có bản tin từ Hà Nội rằng Chính phủ Việt Nam đang hoàn tất việc thuê mướn tổ hợp quốc tế KPMG làm tư vấn cho việc cải tổ cơ cấu đó. Ông từng làm công tác tư vấn cho các doanh nghiệp quốc tế, ông nghĩ sao về dự án tư vấn này?

KPMG International là một trong bốn doanh nghiệp tư vấn lớn nhất thế giới, có 140.000 nhân viên làm việc tại hơn 140 quốc gia và đạt doanh thu năm ngoái là 20 tỷ Mỹ kim. Đây là điển hình của một tập đoàn đa quốc gia rất có uy tín.<br/>

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trong nhiều ngày qua, các Đại biểu Quốc hội của Việt Nam đã ráo riết chất vấn giới chức Chính phủ về hồ sơ Vinashin nhưng cho đến nay chưa có tin chính thức về việc thuê mướn KPMG nghiên cứu kế hoạch tái tổ chức tập đoàn này. Tôi mong là nếu hoàn tất hợp đồng tư vấn với KPMG thì Việt Nam nên thông báo cho dư luận biết. Từ bên ngoài thì chúng ta chỉ có thể suy đoán một số nghiệp vụ mà KPMG phải thực hiện mà thôi.

Việt Long: Thưa ông, trước hết KPMG là gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chữ KPMG là tên tắt của bốn nhà sáng lập. Nguyên thủy thì tổ hợp này ra đời từ năm 1870 rồi trải qua nhiều đợt sát nhập theo đà bành trướng. Ngày nay KPMG International là một trong bốn doanh nghiệp tư vấn lớn nhất thế giới, có 140.000 nhân viên làm việc tại hơn 140 quốc gia và đạt doanh thu năm ngoái là 20 tỷ Mỹ kim. Đây là điển hình của một tập đoàn đa quốc gia rất có uy tín. Hội sở chính thì ở tại Amsterdam nhưng có nhiều phân bộ và trụ sở ở mọi nơi. KPMG làm nghiệp vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và chính quyền trong ba lĩnh vực chính là giám định kế toán, thuế vụ và nhất là cố vấn trong chín ngành khác nhau.

KPMG làm nghiệp vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và chính quyền trong ba lĩnh vực chính là giám định kế toán, thuế vụ và nhất là cố vấn trong chín ngành khác nhau.<br/>

- Theo tin tức do tờ Financial Times loan đi thì cầm đầu đoàn tư vấn của KPMG cho Việt Nam là một viên chức cao cấp tại Hong Kong, người đã góp phần tái cơ cấu tài sản Á châu của tập đoàn đầu tư Lehman Brothers năm 2008. Chi tiết ấy cho thấy quy mô rất lớn và tất nhiên là rất tốn kém của nghiệp vụ tư vấn này. Nhưng đấy là một bước cần thiết để trấn an các chủ nợ quốc tế gồm có nhiều ngân hàng hoặc công ty tài chính lớn của các nước.

Việt Long: Tất nhiên là chúng ta chưa thể biết hết nội dung của hợp đồng tư vấn đó, nhưng bước đầu chúng ta có thể thấy là chính phủ Việt Nam cũng thuê đúng người?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Đúng vậy, và đó là điều đáng mừng.

KPMG sẽ kiểm kê tài sản

Việt-Long: Theo ông thì KPMG sẽ phải làm những gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trên nguyên tắc thì đoàn tư vấn phải có nhiều đợt nghiên cứu để tìm ra vấn đề và sau đó nêu ra đường hướng cải cách cho thân chủ là Chính phủ Việt Nam. Chúng ta hiểu là chỉ có thân chủ và KMPG mới biết về nội dung và kết quả nghiên cứu, nhưng sau này, Quốc hội có thể yêu cầu Chính phủ công bố kết quả và đường hướng giải quyết.

- Đi vào cụ thể thì trước hết là phải hiểu ra cơ cấu tổ chức của Vinashin, gồm có các doanh nghiệp hay hãng xưởng nào, và liên hệ với nhau ra sao, là một chuyện khá rắc rối vì có mấy trăm cơ sở chồng chéo vào nhau! Kế tiếp là làm công việc kiểm kê về kế toán để biết rõ tình hình tài sản, nôm na là từng cơ sở có những gì và nợ những gì.

Đi vào cụ thể thì trước hết là phải hiểu ra cơ cấu tổ chức của Vinashin, gồm có các doanh nghiệp hay hãng xưởng nào, và liên hệ với nhau ra sao, là một chuyện khá rắc rối vì có mấy trăm cơ sở chồng chéo vào nhau! Sau đó kiểm kê về kế toán để biết rõ tình hình tài sản, nôm na là từng cơ sở có những gì và nợ những gì<br/>

Việt Long: Ông nói đến kiểm kê tài sản, một cách cụ thể thì các chuyên viên tư vấn phải làm những gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta hãy mường tượng ra một hình ảnh như thế này cho dễ hiểu, một trương mục hình chữ T in. Trên gạch ngang là tên của cơ sở. Bên tay trái là danh mục các loại tài sản, từ cố định đến lưu hoạt, gồm có đất đai đến thiết bị, máy móc, công trường, hàng hóa, tầu bè chẳng hạn, đến tiền ký thác, bạc mặt hoặc tiền cho vay. Bên tay phải là danh mục các nguồn tài trợ những loại tài sản đó, thí dụ như vốn - do ai cấp phát - rồi tiền đi vay từ dài hạn đến ngắn hạn, đến các loại nợ đáo hạn, mà vay của những ai.

- Theo nguyên tắc kế toán đối phần thì bảng kết toán tài sản gồm hai cột trái và phải cân xứng bằng nhau, nhìn vào thì có thể biết kết số nợ là bao nhiêu. Và nợ những ai. Điều rắc rối và tốn tiền trả các chuyên gia tư vấn quốc tế là sự liên hệ chằng chịt giữa các cơ sở và nhất là mức độ đáng tin hay không của những con số được báo cáo và phải kiểm chứng. Sau đó mới kết hợp từng ngành từng loại cơ sở để có được bảng kết toán

Khu cơ xưởng của Vinashin. Screen capture
Khu cơ xưởng của Vinashin. Screen capture (Screen capture)

tài sản chung. Đó là một bước.

Tôi nghĩ là từ sơ đồ tổ chức chi tiết phải vẽ ra cho rõ đến tình hình tài sản - có những gì và vay những gì - thì người ta đã có một khái niệm khá quan trọng về pháp lý, tức là ai đang làm chủ hoặc có trách nhiệm quản lý các khoản tài sản đó.<br/>

Việt Long: Trước hết có thể thấy việc kiểm kê này sẽ hết sức phức tạp, vì tồ chức doanh nghiệp này của Việt Nam không giống của quốc tế. Và sau khi có được một cái nhìn tổng hợp về tình hình tài sản như vậy thì bước kế tiếp là những gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là từ sơ đồ tổ chức chi tiết phải vẽ ra cho rõ đến tình hình tài sản - có những gì và vay những gì - thì người ta đã có một khái niệm khá quan trọng về pháp lý, tức là ai đang làm chủ hoặc có trách nhiệm quản lý các khoản tài sản đó. Bước kế tiếp là tìm hiểu về tình hình khai thác các tài sản đó, nghĩa là nghiên cứu về lời lỗ.

- Một cách cụ thể là cơ sở nào hay trung tâm nào thì có lời, cái nào bị lỗ, lỗ chừng bao nhiêu và tại sao. Việc nghiên cứu kinh doanh này cho phép người ta đánh giá lại giá trị thật của các tài sản so với mệnh giá hay trị giá lý thuyết, kế toán, của các khoản tài sản đó. Công đoạn này rất cần thiết để ước lượng trị giá thật của tập đoàn, đối chiếu với các khoản nợ và để chuẩn bị những khuyến cáo về đường hướng cải tổ, tái cơ cấu lại tổ chức để tập trung vào mục tiêu chính của tập đoàn thay vì phân tán tiền bạc và nỗ lực vào những việc vô ích, gây lỗ lã....

- Tất nhiên là khi đối chiếu phần kết toán tài sản với những lời lỗ kinh doanh, các chuyên gia quốc tế cũng nhìn ra chuyện tham nhũng hay những động lực bất chính bên trong. Họ không có nhiệm vụ giải trừ tham nhũng nhưng thân chủ của họ là Chính phủ Việt Nam thì phải biết và có biện pháp, nếu như dám làm.

Trị giá lại các khoảng tài sản

Việt Long: Đó mới là điểm phức tạp và tế nhị mà chưa chắc chính phủ Việt Nam đã muốn tiết lộ. Sau khi kiểm kê lại tài sản và nghiên cứu cách sử dụng hay khai thác các tài sản đó, bước kế tiếp sẽ là gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi đoán rằng họ sẽ đánh giá lại từng khoản tài sản để tìm ra trị giá thật và tính ra hy vọng thu hồi lại phần nào nguốn vốn khi phát mại hoặc sang nhượng các tài sản đó. Sang nhương cho những ai, thể thức nào, bao nhiêu tiền, vân vân. Đồng thời, họ cũng có thể cho thân chủ là Chính phủ Việt Nam biết được trị giá thật của tập đoàn Vinashin.

Tôi đoán rằng họ sẽ đánh giá lại từng khoản tài sản để tìm ra trị giá thật và tính ra hy vọng thu hồi lại phần nào nguốn vốn khi phát mại hoặc sang nhượng các tài sản đó. Sang nhương cho những ai, thể thức nào, bao nhiêu tiền, vân vân. <br/>

Khi so sánh trị giá thật với các khoản nợ của Vinashin, Việt Nam có thể biết là mình bị lỗ bao nhiêu tiền và có thể phát mại một phần tài sản này để bù lỗ hay không, nhưng cuối cùng thì vẫn phải thanh toán nợ nần. Lúc đó có một vấn đề pháp lý được đặt ra, những ai là chủ nợ và những ai là khách nợ, thí dụ như Vinashin hay bộ chủ quản hay Chính phủ Việt Nam là khách nợ sau cùng và có nhiệm vụ trả nợ? Tùy từng loại nợ mà người ta sẽ phải quyết định chuyện này.

- Nếu Việt Nam thuê tổ hợp KPMG chỉ làm nhiệm vụ tư vấn về quản trị thì báo cáo của tổ hợp sẽ cho Chính phủ Việt Nam biết là phải trả nợ bao nhiêu và nên tổ chức lại tập đoàn Vinashin theo hướng kinh doanh nào thì lành mạnh hơn. Nhưng KPMG cũng có thể là cơ quan trung gian để dàn xếp việc thanh lý nợ nần với các chủ nợ của Vinashin, thí dụ như giới đầu tư và các ngân hàng ngoại quốc đã mua trái phiếu của Vinashin do ngân hàng Deutsche Bank làm trung gian phát hành vì tin rằng trái phiếu đó có sự đảm bảo của Chính phủ Việt Nam.

Việt Long: Nói vắn tắt thì sau khi lập ra Vinashin như một mũi nhọn về công nghiệp đóng tầu, nay Chính phủ Việt Nam phải thuê một tổ hợp quốc tế vào nghiên cứu xem là bị lỗ bao nhiêu, vì sao lại lỗ và làm sao thanh toán nợ nần. Vấn đề là ai sẽ thanh toán các khoản nợ đó?

Bộ trưởng Giao thông của Hà Nội trả lời Quốc hội là Chính phủ không trả nợ đậy cho Vinashin và rằng tính đến tháng Sáu thì tài sản Vinashin vẫn còn trị giá là hơn năm tỷ đô la, so với khoản nợ chừng bốn tỷ bốn. Cách trả lời đó cho ta thấy tầm quan trọng của việc định giá lại tài sản của tập đoàn Vinashin<br/>

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đấy là một vấn đề chưa có giải đáp!

- Hôm Thứ Ba 23, ông Bộ trưởng Giao thông của Hà Nội trả lời Quốc hội là Chính phủ không trả nợ đậy cho Vinashin và rằng tính đến tháng Sáu thì tài sản Vinashin vẫn còn trị giá là hơn năm tỷ đô la, so với khoản nợ chừng bốn tỷ bốn. Cách trả lời đó cho ta thấy tầm quan trọng của việc định giá lại tài sản của tập đoàn Vinashin, có thật là đáng giá hơn 104 tỷ đồng Việt Nam hay không, và xác minh trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ, ai là khách nợ thật và phải có trách nhiệm sau cùng? Đó là các doanh nghiệp nhà nước đang phải nhận lại một phần tài sản của Vinashin hay là Chính phủ phải thanh toán?

- Chúng ta cũng nhớ là mới tuần trước, ông Chủ tịch mới của Vinashin vừa nhờ tổ hợp tài chính Credit Suisse thương thuyết với các ngân hàng chủ nợ của quốc tế việc triển hạn thêm một năm, tức là hoãn trả nợ 1 năm, khoản nợ 60 triệu đô la sẽ đáo hạn vào ngày 20 tháng 12 tới đây. Nếu các chủ nợ hết tin tưởng vì nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam không bảo lãnh các khoản nợ của Vinashin thì việc thương thảo để xin hoãn nợ sẽ càng khó hơn và uy tín của Việt Nam với giới đầu tư quốc tế sẽ càng sa sút. Nôm na là từ nay đi vay sẽ càng tốn kém hơn. Chúng ta chưa rõ là việc nhờ KPMG vào tư vấn có trấn an được quốc tế hay không vì quyết định sau cùng cũng tùy thuộc Chính phủ.

Vinashin, một hài kịch buồn và tốn kém

Việt Long: Câu hỏi cuối, ông cho một ý kiến tổng kết về hồ sơ Vinashin.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đây là một hài kịch buồn và rất tốn kém.

- Đây là một hài kịch vì qua việc giải trình của các viên chức chính phủ, ta thấy quyết định quan trọng nhất lại xuất phát từ bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, mà cơ chế này thì khỏi cần giải trình hay chịu trách nhiệm với bất cứ ai, nhất là với người dân.

Chuyện đáng buồn là cách tổ chức và sử dụng tài sản quốc dân như vậy lại có tham vọng xây dựng một khu vực gọi là "chủ đạo" cho nền kinh tế, một "quả đấm thép" hay một "mũi nhọn chiến lược" rất vu vơ và không có cơ sở.<br/>

Sau đó, tới Thủ tướng rồi các Bộ liên hệ, rồi Hội đồng Quản trị và Chủ tịch hay Tổng giám đốc của Vinashin, chẳng một ai chịu trách nhiệm về những quyết định kinh doanh phi lý đã làm thất thoát cả tỷ đô la trong có mấy năm ngắn ngủi. Việt Nam cũng tự xưng là có những cơ chế thanh tra hay kiểm toán trong bộ máy đảng và nhà nước, trong mấy năm qua, các cơ chế ấy đã làm gì?

- Chuyện đáng buồn là cách tổ chức và sử dụng tài sản quốc dân như vậy lại có tham vọng xây dựng một khu vực gọi là "chủ đạo" cho nền kinh tế, một "quả đấm thép" hay một "mũi nhọn chiến lược" rất vu vơ và không có cơ sở. Bây giờ, tài sản của quốc dân sẽ phải thanh toán việc thử nghiệm đắt đỏ này. Việt Nam muốn học chiến lược phát triển Hàn quốc với các chaebols kiểu Nam Hàn nhưng với nhân sự lãnh đạo như thế này, Việt Nam không thể nào thành công được. Đại hội khóa tới của đảng sẽ phải tự kiểm điểm về chuyện này và quyết định lại về đường hướng phát triển quốc gia. Điều đáng tiếc và đáng lo là người ta chỉ lo chuyện chiến thuật, có khi chỉ để giải quyết vấn đề nhân sự là ai sẽ giữ chức gì sau Đại hội Đảng, mà không có tầm nhìn về các vấn đề chiến lược.