Tư thế đồng Mỹ kim

Trước thượng đỉnh của nhóm G20 tại London, một số quốc gia đề nghị nghiên cứu việc sử dụng một ngoại tệ dự trữ khác để thay đồng Mỹ kim.

0:00 / 0:00

Vì sao đô la Mỹ vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất, và vì sao lại muốn tìm một ngoại tệ khác? Việt Long tìm hiểu các vấn đề trên qua phần trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong tạp chí chuyên đề Diễn đàn Kinh tế kỳ này.

Thời điểm vàng son của đồng Mỹ kim đã hết?

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Chuẩn bị cho hội nghị cấp lãnh đạo của nhóm G20 sẽ khai mạc tại thủ đô Anh quốc, một số quốc gia đề nghị là đến lúc phải nghiên cứu việc thành lập một ngoại tệ dự trữ cho thế giới để thay thế đồng đô la Mỹ. Để tìm hiểu vấn đề, đầu tiên là xin ông trình bày cho bối cảnh vấn đề...

- Với vụ khủng hoảng tài chính tại Mỹ rồi nạn suy thoái kinh tế toàn cầu ngày nay thì dự báo ấy có vẻ như sẽ thành hiện thực. Thứ nhất, Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất ngắn hạn đến số không và tung ra cả ngàn tỷ đô la để bơm vào kinh tế. <br/>

- Nói về bối cảnh thì không phải bây giờ mà từ nhiều thập niên rồi ta thường thấy dự báo nào là "sự cáo chung của tư bản chủ nghĩa kiểu Mỹ", nào là "sự lụn bại của Hoa Kỳ" hay "sự thoái trào của đô la Mỹ". Một nguyên nhân chính là siêu cường toàn cầu này đã bành trướng khắp nơi và tiêu xài quá khả năng cho nên bị bội chi ngân sách và mắc nợ ngày một nhiều hơn.

- Với vụ khủng hoảng tài chính tại Mỹ rồi nạn suy thoái kinh tế toàn cầu ngày nay thì dự báo ấy có vẻ như sẽ thành hiện thực. Thứ nhất, Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất ngắn hạn đến số không và tung ra cả ngàn tỷ đô la để bơm vào kinh tế.

Chính quyền Barack Obama vừa nhậm chức thì lại nhân cơn khủng hoảng mà đưa ra hàng loạt biện pháp cải tạo xã hội Mỹ, với hậu quả là Hoa Kỳ bị bội chi ngân sách nặng hơn nữa và sẽ mắc nợ tới mức kỷ lục trong cả chục năm tới.

- Cơ quan nghiên cứu độc lập của Quốc hội Mỹ là CBO dự báo là Mỹ sẽ bị bội chi tới gần 10 ngàn tỷ trong 10 năm tới và số công trái, tức là các khoản nợ của nhà nước Hoa Kỳ, từ 41% tổng sản lượng GDP năm ngoái, sẽ lên tới 82% vào năm 2019. Kế hoạch tăng chi quá mạnh đó khiến cả thế giới chóng mặt và lo sợ.

- Cơ quan nghiên cứu độc lập của Quốc hội Mỹ là CBO dự báo là Mỹ sẽ bị bội chi tới gần 10 ngàn tỷ trong 10 năm tới và số công trái, tức là các khoản nợ của nhà nước Hoa Kỳ, từ 41% tổng sản lượng GDP năm ngoái, sẽ lên tới 82% vào năm 2019.<br/>

Một loại tiền tệ dự trữ mới thay cho đồng đôla

Việt Long: Có phải vì vậy mà người ta e rằng đô la sẽ sụt giá làm các chủ nợ của Mỹ bị hao hụt tài sản không?

- Đó là lập trường được Bắc Kinh nêu ra trong tháng này, mới nhất là khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước của họ nêu ý kiến hôm 23 là đã đến lúc các nước phải lập ra một loại ngoại tệ dự trữ để thay đồng đô la.

Sau đó, Liên bang Nga và vài quốc gia như Ấn Độ và Brazil cũng đề nghị cải tổ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để kể thêm nhiều ngoại tệ khác trong một "rổ ngoại tệ" đa dạng hơn. Đề nghị ấy nhằm giảm bớt tỷ trọng của Mỹ kim trong luồng giao dịch giữa các nước để tiến dần đến một hệ thống chi phó quốc tế mà đô la hết giữ vị trí thống trị như hiện nay.

Lập trường được Bắc Kinh nêu ra trong tháng này, mới nhất là khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước của họ nêu ý kiến hôm 23 là đã đến lúc các nước phải lập ra một loại ngoại tệ dự trữ để thay đồng đô la. <br/>

- Đề nghị có vẻ kinh tế ấy thực ra hàm chứa ẩn ý chính trị nhằm thu hẹp ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nhưng thượng đỉnh G20 chưa thể thảo luận kỹ chứ đừng nói là thi hành đề nghị này. Lý do dễ hiểu là thứ nhất, nó không phản ảnh thực tế kinh tế toàn cầu. Thứ hai, giữa cơn nguy ngập hiện nay nếu các nước lại muốn thay một đơn vị tiền tệ vẫn còn phổ biến là Mỹ kim thì thị trường toàn cầu bị thêm chấn động.

Thực tế làm thay đổi đồng tiền chứ không phải đồng tiền thành lập từ một quyết định hành chính hay chính trị sẽ làm thay đồi thực tế. Khi nào mà thực tế kinh tế thay đổi thì ta sẽ thấy xuất hiện một loại tiền khác...

Đô la Mỹ vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất

Việt Long: Bây giờ, ta trở lại đề mục chính là vì sao đô la Mỹ vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất?

- Về lý thuyết thì một đồng tiền phải có tối thiểu hai chức năng là làm phương tiện giao hoán, là mua bán, và làm phương tiện tồn trữ hay đầu tư tài sản. Từ tháng Tám năm 1971, khi Tổng thống Richard Nixon quyết định hết giàng Mỹ kim vào vàng mà thả nổi đồng bạc thì quy luật cung cầu quyết định về giá trị hay hối suất của đô la. Từ đó, về lý thuyết thì số cung hay cầu của Mỹ kim tùy thuộc vào hai chức năng trao đổi và đầu tư nói trên của tiền Mỹ

Kinh tế Mỹ có đặc tính là tiêu thụ chiếm hai phần ba sản lượng, nên có một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Tổng số hàng hoá mua bán một năm lên tới 10.000 tỷ đô la, bằng tổng số của sáu nền kinh tế đứng sau Hoa Kỳ cộng lại.<br/>

- Cụ thể thì khi muốn mua hàng Mỹ hoặc muốn đầu tư vào thị trường Mỹ, người ta cần đô la và đổi tiền của họ ra tiền Mỹ. Nếu nhiều người cần thì số cầu sẽ tăng làm đô la lên giá. Người ta bán đô la - tức là cung cấp đô la cho thị trường - khi cần mua một tài sản náo đó có giá trị hơn. Nếu nhiều người bán hơn mua thì đô la sụt giá. Bây giờ ta mới xét vào thực tế....

Việt Long: Thưa ông, thực tế kinh tế mà ông nói đó có phải là nhiều nước vẫn cần đô la không?

- Thưa đúng vậy. Kinh tế Mỹ có đặc tính là tiêu thụ chiếm hai phần ba sản lượng, nên có một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Tổng số hàng hoá mua bán một năm lên tới 10.000 tỷ đô la, bằng tổng số của sáu nền kinh tế đứng sau Hoa Kỳ cộng lại. Vì vậy nhiều xứ chọn chiến lược bán hàng cho Mỹ làm đầu máy phát triển, đứng đầu là Trung Quốc. Các xứ Đông Á mà đầu tư buôn bán với Trung Quốc thì cũng muốn dùng Hoa lục làm bàn đạp để lại gián tiếp bán cho Mỹ.

- Khi lấy đô la về, các nước có thể dùng để mua hàng Mỹ, hoặc để đầu tư vào Mỹ nếu không cần đổi ra ngoại tệ khác để mua hàng xứ khác, hoặc đầu tư vào nước khác có lợi hơn. Đấy là sự chọn lựa xin sẽ nói sau. Đâm ra, cả thế giới cứ chê Hoa Kỳ tiêu xài quá đáng nên nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, chứ xứ nào cũng mong là thị trường này vẫn rộng mở, nay kinh tế Mỹ vừa bị suy trầm là nhập vào ít hơn thì nhiều xứ lập tức bị suy thoái.

Cả thế giới cứ chê Hoa Kỳ tiêu xài quá đáng nên nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, chứ xứ nào cũng mong là thị trường này vẫn rộng mở, nay kinh tế Mỹ vừa bị suy trầm là nhập vào ít hơn thì nhiều xứ lập tức bị suy thoái<br/>

Mỹ kim vẫn giữ tỷ trọng cao nhất

Việt Long: Đâm ra bán hàng cho Mỹ, tức là xuất khẩu vào Hoa Kỳ mới là nguồn sống của nhiều nền kinh tế. Và các quốc gia mới có một lượng tiền rất lớn của Mỹ phải không? Họ làm gì với đồng bạc đó?

- Thực tế khách quan là sức nặng của thị trường Mỹ chưa thay đổi nên nhiều quốc gia, kể cả và nhất là Trung Quốc, vẫn giàng giá đồng bạc của họ vào tiền Mỹ. Cũng do thực tế đó mà đa số các thương phẩm, là nguyên nhiên vật liệu hay nông khoáng sản trên thế giới, đều yết giá bằng Mỹ kim. Và đô la giữ tỷ trọng cao nhất trong khối dự trữ ngoại tệ trị giá cỡ 7.000 tỷ đô la của thế giới, hơn 62%, so với 25% của đồng Euro, 11% của đồng Yen Nhật và 11% của đồng Anh kim.

- Khi mua bán với Mỹ mà được xuất siêu - là bán nhiều hơn mua - rồi thu đô la về thì các nước không chất tiền vào kho mà cần đầu tư để phát triển kinh tế xã hội, hoặc để tài sản ấy sinh lợi, ít nhất là không bị mất giá.

Ta đi vào sự chọn lựa tôi vừa nhắc tới. Nếu có chính sách kinh tế sáng suốt, nguồn tài nguyên từ xuất khẩu ấy có thể là lực đầu tư để phát triển xứ sở. Tại nhiều quốc gia, nhất là Trung Quốc và Việt Nam, thực tế lại không được như thế. Vì thứ nhất, nhà nước nắm quyền quyết định về đầu tư; thứ hai, các dự án đều có mức lời thấp mà rủi ro cao vì những bất cập trong cơ chế vĩ mô; thứ ba, nhà nước không cho dân được hưởng lợi ích đó và ít chú ý đến thị trường tiêu thụ nội địa. Hậu quả là họ lấy ngoại tệ ấy đầu tư ra ngoài....

Đô la giữ tỷ trọng cao nhất trong khối dự trữ ngoại tệ trị giá cỡ 7.000 tỷ đô la của thế giới, hơn 62%, so với 25% của đồng Euro, 11% của đồng Yen Nhật và 11% của đồng Anh kim. <br/>

Việt Long: Và có phải là một nơi đầu tư đáng chú ý nhất lại là thị trường Hoa Kỳ không?

- Thưa vâng, kinh tế Mỹ không chỉ tiếp nhận hàng hóa bốn phương mà còn tiếp nhận tư bản của các nước, mà muốn đầu tư vào Mỹ là người ta phải mua Mỹ kim. Thị trường này đủ lớn để nhận cả ngàn tỷ Mỹ kim mà không bị chấn động về cung cầu đột ngột, mà lại có mức lưu hoạt cao. Mức lưu hoạt là một tiêu chuẩn an toàn vì khả năng hoán đổi ngay ra hiện kim để rút tiền về hay để đầu tư vào cửa khác có lợi hơn. Đó là ưu điểm của thị trường Hoa Kỳ.

- Về cách đầu tư vào Mỹ, ta có thể đầu tư trực tiếp, là lập doanh nghiệp tại Mỹ nếu có kỹ thuật và tổ chức, nhiều xứ chưa làm được như vậy. Người ta có thể đầu tư gián tiếp là mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Giải pháp này có mức lời cao mà đòi hỏi kiến thức chuyên môn về qu ản lý, nhất là khi thị trường thăng giáng thất thường như hiện nay. Giải pháp an toàn và đơn giản về quản lý dù không có lời nhiều là mua Công khố phiếu Mỹ. Bắc Kinh chọn ngả đó.

Thị trường Mỹ vẫn là nơi hấp dẫn

Việt Long: Với dự trữ ngoại tệ bằng 2.000 tỷ đô la, Bắc Kinh đã đầu tư như thế nào?

Trung Quốc đầu tư phân nửa vào Mỹ, trong đó có 750 tỷ Công khố phiếu, tức là cho Mỹ vay tiền. Số Công khố phiếu Mỹ hiện lên tới 11.000 tỷ, bằng năm thị trường công khố phiếu đứng sau cộng lại và chỉ thua thị trường Nhật, nhưng có giá trị hơn<br/>

- Họ đầu tư phân nửa vào Mỹ, trong đó có 750 tỷ Công khố phiếu, tức là cho Mỹ vay tiền. Số Công khố phiếu Mỹ hiện lên tới 11.000 tỷ, bằng năm thị trường công khố phiếu đứng sau cộng lại và chỉ thua thị trường Nhật, nhưng có giá trị hơn Công khố phiếu Nhật. Lý do là Nhật mắc nợ nặng hơn Mỹ, kinh tế thiếu sinh động vì nạn lão hoá dân số và cơ chế quản lý không linh động bằng. Vì vậy, doanh nghiệp Nhật mới đầu tư ra ngoài thay vì vào trong.

Việt Long: Bây giờ, Trung Quốc có thể đổi tài sản từ Mỹ kim sang tiền khác được không, thí dụ như bán bớt Công khố phiếu đã mua của Hoa Kỳ chẳng hạn?

- Nếu Trung Quốc bán Công khố phiếu Mỹ để đổi ra tài sản khác như họ hăm dọa thì tài sản ấy có thể mất giá và họ bị thiệt ngay trước mắt. Thứ hai, muốn bán thì còn phải có xứ khác mua nổi một số lượng mấy trăm tỷ như vậy.

Họ biết thế mà chẳng có sự chọn lựa nào khác nên ta có một nghịch lý là Trung Quốc thắt lưng buộc bụng người dân để xuất khẩu tối đa vào Mỹ rồi lại đem tiền cho Mỹ vay, tức là vẫn tồn trữ tài sản dưới dạng Mỹ kim. Nay họ nêu vấn đề thì cũng chỉ để phô trương tư thế và cho dân chúng ở nhà thấy rằng lãnh đạo gây sức ép với Mỹ và cũng còn nhiều giải pháp xoay trở khác để ra khỏi những khó khăn hiện nay.

Họ biết thế mà chẳng có sự chọn lựa nào khác nên ta có một nghịch lý là Trung Quốc thắt lưng buộc bụng người dân để xuất khẩu tối đa vào Mỹ rồi lại đem tiền cho Mỹ vay, tức là vẫn tồn trữ tài sản dưới dạng Mỹ kim. <br/>

Việt Long: Như vậy, liệu các nước có thực sự nếu thay thế Mỹ kim không và nếu muốn như vậy thì các nước phải làm gì?

- Tôi nghĩ là ngay trước mắt, nhân thượng đỉnh G20 này họ chỉ nêu vấn đề để tìm lợi thế chính trị, trong trung hạn thì họ muốn giảm dần sự lệ thuộc vào đô la và chỉ đạt mục tiêu ấu trong trường kỳ.

- Muốn như vậy thì trước hết, phải mở rộng khả năng chọn lựa và chú ý nhiều hơn đến thị trường nội địa thay vì chỉ nghĩ tới việc xuất khẩu vào Mỹ. Thứ hai, phải lập ra cơ chế điều tiết ngoại tệ dự trữ ấy với một số tiêu chuẩn hiện chưa ai có. Nếu ta trở lại vị trí đồng Mỹ kim thì mình sẽ biết về các tiêu chuẩn ấy.

- Các tiêu chuẩn ấy là thứ nhất, đồng bạc phải có sự hỗ trợ của một nền kinh tế rất mạnh để chịu đựng nổi sự thăng trầm trên thị trường ngoại hối. Kinh tế Nhật, Trung Quốc hay Anh chưa hội đủ tiêu chuẩn ấy. Kinh tế Âu Châu thì may ra, nếu Đông Âu thoát ra vụ khủng hoảng hiện nay mà không gây họa cho Tây Âu. Thứ hai, đồng bạc ấy phải được một định chế có thẩm quyền độc lập và khả năng điều tiết linh động, là điều mà Ngân hàng Trung ương Âu Châu, Nhật Bản hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế hiện chưa có. Duy nhất Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hiện có khả năng đó.

- Nói tóm lại, đô la Mỹ vẫn còn tồn tại khá lâu như một ngoại tệ dự trữ lớn nhất của thế giới cho đến ngày kinh tế và chính trị thế giới thay đổi. Mỹ kim sở dĩ vẫn mạnh và sẽ còn lên giá trong một vài năm tới so với các ngoại tệ khác là vì các nền kinh tế khác đều yếu hơn.