Chất polyme siêu hấp thụ nước
2008.11.17
Để chống sa mạc
hoá và phủ xanh đồi trọc tại những vùng đất khô cằn, ít mưa, thuộc các tỉnh
Ninh Thuận, Bình Thuận (Miền Nam Trung Bộ) nhiều loại cây chịu hạn đã được du
nhập từ nước ngoài vào gieo trồng tại đây, chẳng hạn như cây soan chịu hạn được
lấy giống từ các nước Châu Phi, hay cây xương rồng Nopal được mang về từ
Mexico.
Việc giữ độ ẩm cho cát để cây có thể sống và phát triển là một điều cần thiết. Ngoài ra, đối với các loại cây trồng khác, việc có đủ nước cho cây có thể đâm hoa kết trái cũng là mối quan tâm hàng đầu của nông dân.
Ngoài ra, tại những biển ở các tỉnh Miền Trung, nơi có nạn cát bay lấn
dần đồng ruộng, những rừng phi lao được trồng trên các dải cát dài song song với
bờ biển để chận đứng việc chuyển dịch của cát.
Tuy nhiên, muốn thành
công trong việc trồng các dải chắn bằng phi lao này, việc giữ độ ẩm cho cát để
cây có thể sống và phát triển là một điều cần thiết.
Ngoài ra, đối với các loại
cây trồng khác, việc có đủ nước cho cây có thể đâm hoa kết trái cũng là mối
quan tâm hàng đầu của nông dân.
Nguyên lý căn bản
Đề cấp đến chất polyme siêu hấp thụ nước, TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng nhóm nghiên cứu Phòng Vật Liệu Polyme (Viện Hoá Học Việt Nam), cho biết :
- Cái này nói chung là nó xuất phát từ thực tế khi mình thấy tài liệu người ta nói nó hiệu quả vì về vấn đề hạn hán thì ở đâu người ta cũng thấy thế và mình thấy thế thì mình cũng làm thôi.
TS Nguyễn Văn Khôi giải thích về nguyên lý căn bản áp dụng cho việc chế tạo chất polyme siêu hấp thụ nước:
- Cái
này nó giống như agar, thạch, rau câu đấy, thế thì bây giờ mình chỉ thả vào nước
thì nó sẽ trương ra như thế. Thực ra agar với thạch nó rất ít chất mà đa phần
là nước, nên về nguyên lý thì cái này cũng thế, nhưng agar và thạch
thì đắt còn cái này thì rẻ, đưa vào đất thì nó giữ nước như thế cuối cùng nó sẽ
tự phân huỷ theo thời gian.
Về nguyên lý thì nó như thế nhưng mà nó khác ở chỗ
là cái này phân huỷ tốt ở trong đất và nó bền, nó tự nhiên hút nước được. Bón
cho các loại đất thì nó chịu được các loại đất, còn agar với thạch thì lại khác
vì nó chỉ hút nước thôi. Nhưng cái này vào đất thì nó phù hợp với đất vì nó
phân huỷ sinh học.
Thật ra agar với tinh bột thì cũng một dòng họ, bây giờ mình làm thế nào biến cái mô hình của cái này sang kiểu như là thạch thì nó trương lên. Ý tưởng nó đơn giản là như thế.
Từ tinh bột sắn (Khoai mì)
Chất liệu chính để chế polyme siêu hấp thụ nước là tinh bột vốn có nhiều ở Việt Nam mà lại rẻ tiền, như là bột sắn (khoai mì) chẳng hạn:
Tinh bột thì coi như là nguyên liệu trong nước rồi, nhưng còn một số hoá chất cơ bản thì phải nhập vì tinh bột không thì không thể nào làm được. Mình chuyển từ tinh bột sang thì nó tốt và giá thành nó rẻ, khoảng 25 nghìn đến 30 nghìn một ký.
- Tinh bột thì coi như là nguyên liệu trong nước rồi, nhưng còn một số hoá chất cơ bản thì phải nhập vì tinh bột không thì không thể nào làm được. Mình chuyển từ tinh bột sang thì nó tốt và giá thành nó rẻ, khoảng 25 nghìn đến 30 nghìn một ký. Đấy, đơn giản mình hiểu nó là như thế.
Tiến sĩ Khôi trình bày về tác dụng của chất polyme hấp thụ nước đối với cây trồng:
- Ý thì
có thể là chống được sa mạc hoá, tôi nghĩ như thế. Cát mà nắng xuống thì không
có nước, cái này chôn xuống cùng lúc trồng cây thì khả năng sống của cây là rất
lớn. Cây lớn rồi, cây sẽ phủ bóng mát thì đất sẽ không bị bay hơi nước đi. Đấy,
nó liên quan là như vậy.
Lúc đầu cái quan trọng nhất là mình trồng cây
trên cát có chất này thì cái khả năng sống của cây sẽ lớn hơn nhiều, và
khi mà nó sống thì nó sẽ chống được sa mạc hoá. Vậy phải chọn loại cây nào rất
là khoẻ và cộng thêm nhiều công thức khác nhau cho mỗi loại cây thì mình có thể
chống lại được sa mạc hoá như ở những vùng Ninh Thuận và Bình Thuận thì rất là
cần và người ta mua rất là nhiều.
Người ta trồng rừng ở đấy rồi; trồng cây trên cát cũng làm rồi. Một hecta người ta chỉ cần có một lượng rất ít thôi ạ, khoảng 20 cân là đủ.
Áp dụng trong nông nghiệp
Ngoài việc áp dụng chất polyme siêu hấp thụ nước hay còn gọi là chất polyme đẳng trương trong việc trồng các loại cây ở vùng khô hạn, ở các đồi cát, như phi lao, cây soan chịu hạn, v.v. chất này còn được dùng trong việc trồng các loại cây nông công nghiệp khác.
Giáo sư Nguyễn Thơ chuyên về nông nghiệp, nguyên là Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Bông Vải Việt Nam, cho biết :
- Chất
polyme đẳng trương này áp dụng trên cây bông vải, rồi áp dụng trên cây
nho, áp dụng trên cây hồ tiêu, trên cây bắp lai, rồi áp dụng trên cây
cà phê. Nói chung là nó có mấy tác dụng, nếu như mà dùng cái này trong mùa
khô thì nó có thể tiết kiệm được 4-5 lần tưới trong một vụ, đó
là một.
Ngoài việc áp dụng chất polyme siêu hấp thụ nước hay còn gọi là chất polyme đẳng trương trong việc trồng các loại cây ở vùng khô hạn, ở các đồi cát, như phi lao, cây soan chịu hạn, v.v. chất này còn được dùng trong việc trồng các loại cây nông công nghiệp khác.
Cái thứ hai nữa là năng suất nó cao hơn so với lại không bón cái này. Cái đấy là cái rất là rõ. Và cái thứ ba nữa là chất này không làm hư đất, năm nào cũng bón -ví dụ như thế- thì nó sẽ cải tạo được cấu tượng của đất tốt hơn.
Theo tôi, tôi
cho rằng đây là một hợp chất rất là tốt để mà tăng năng suất cây trồng và đồng
thời nó giúp cho cây trồng chống hạn, và nhất là cái thời điểm hiện nay thời tiết
nó thay đổi, rồi việc hạn hán này kia nó vẫn cứ tiếp diễn thì tôi cho rằng cái
hợp chất này rất tốt.
Một cái điều hiển nhiên này, thật ra mà nói chất polyme đẳng trương này thì thế giới nó có từ lâu rồi, nhưng mà nếu như nhập từ nước ngoài vào thì nó đắt gấp nhiều lần so với lại cái của anh Khôi sản xuất ra trong nước.
Giáo sư Nguyễn Thơ giải thích thêm về cách sử dụng chất polyme siêu hấp thụ nước :
- Đem bón thẳng vào đất. Một hecta như thế là, nếu như cây trồng ngắn ngày thì bón chừng khoảng 20-30 ký một hecta, còn nếu như là cây dài ngày thì bón khoảng 40 ký cho một hecta. Như vậy là số lượng bón thì rất là ít. Để cho nó dễ đều thì chúng tôi trộn vào với cát để nó phân tán ra, rải cho nó tốt. Cái thứ hai nữa là nếu không thì cách tốt nhất là trộn vào với phân hữu cơ thì như vậy là chất này phát huy được rất là tốt.
Còn xa lạ với nông dân
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi cho biết trở ngại lớn nhất hiện nay cho việc sản xuất chất polyme siêu hấp thụ nước là chưa tuyên truyền phổ biến được sâu rộng trong nông dân để người dân quen dùng và từ đó có thể sản xuất nhiêù hơn nữa để giảm giá thành sản phẩm:
Đứng về phương diện nhà nước thì cũng nên có cái đầu tư vào ở chỗ này để giúp anh Khôi có thể sản xuất rộng ra, nhất là áp dụng cho những vùng bán khô hạn đấy. Tôi cho rằng cái này là rất tốt, rất là triển vọng.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi
- Người
dân người ta chưa biết nhiều tại vì là làm từng bước một. Khi mà mình làm tốt rồi
và người này khác có nhu cầu thì các doanh nghiệp người ta sẽ đầu tư cái còn lại.
Có nhiều chính sách, thí dụ nếu làm sản xuất nhỏ mà không được hỗ trợ thì mọi
chuyện sẽ rất là khó, tại vì nếu mình bán 1 triệu tấn nó khác với bán một
nghìn tấn, bán khoảng vài tấn thì giá thành nó sẽ phải đội lên cho nên như thế
thì nhiều khi cần phải được hỗ trợ để đến với nông dân thì giá mới rẻ được.
Cũng như là mồi lửa, người ta làm được thì người khác sẽ nhìn thấy, đấy là như thế ạ, chứ không phải là vì giá thành. Nếu sản xuất với lượng nhỏ thì giá thành sẽ cao hơn, nếu mà sản xuất một lượng lớn thì giá thành sẽ thấp đi.
Giáo sư Nguyễn Thơ cũng đồng ý với nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi:
- Về vấn
đề đầu tư để sản xuất cái này thì tôi cũng đương tuyên truyền cho một số các
doanh nghiệp là nên mua cái công nghệ này để rồi họ tự đầu tư sản xuất để mà
phát triển nó rộng ra. Cái thứ hai nữa là tôi nghĩ rằng đứng về phương diện nhà
nước thì cũng nên có cái đầu tư vào ở chỗ này để giúp anh Khôi có thể sản xuất
rộng ra, nhất là áp dụng cho những vùng bán khô hạn đấy. Tôi cho rằng cái này
là rất tốt, rất là triển vọng.
Tuy nhiên, có một điều là người ta biết về vấn đề này nó còn ít, thành thử cái đấy sắp đến nên có sự phổ biến rộng ra hơn nữa.
Mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này xin tạm ngừng tại đây. Hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới trên làn sống của Đài Á Châu Tự Do. Trường Văn chào tạm biệt quý vị.