Bắc Hàn và vũ khí hạt nhân

Bắc Hàn có bắn hoả tiễn uy hiếp bang Hawaii của Hoa Kỳ đúng vào dịp kỷ niệm lễ độc lập Mỹ vào ngày thứ 7, mồng 4 tháng 7 tới đây hay không? Đây là vấn đề đang được công luận và giới truyền thông quốc tế chú ý đặc biệt, lúc này.

0:00 / 0:00

Hoa Kỳ tái khẳng định sẽ bảo vệ Nam Hàn

Tin tức xuất phát từ Seoul cho hay, Bắc Hàn đang ráo riết gia tăng chương trình phát triển võ khí hạt nhân và sẵn sàng trả đủa bất cứ hành động sử dụng quân sự nào từ phía Washington nhằm tấn công vào nước này.

Tin tức xuất phát từ Seoul cho hay, Bắc Hàn đang ráo riết gia tăng chương trình phát triển võ khí hạt nhân và sẵn sàng trả đủa bất cứ hành động sử dụng quân sự nào từ phía Washington nhằm tấn công vào nước này.<br/>

Tuyên bố của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng được công bố nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày chiến tranh Triều Tiên bùng phát từ 1950 và kéo dài đến năm 1953.
Báo đài do Bình Nhưỡng kiểm soát mấy hôm nay đều nhắc tới cuộc chiến Triều Tiên và cáo buộc ý đồ của Hoa Kỳ muốn xâm chiếm đất nước họ hồi năm 1950. Báo chí Bắc Hàn cho rằng nay Washington vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu đó và chờ cơ hội để mở cuộc tấn công mới nhắm vào nước này.
Tài liệu lịch sử cận đại ghi rõ, cụôc chiến Triều Tiên bùng nổ là do Bắc Hàn khai hoả trước. Đúng ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bình Nhưỡng đồng loạt xua quân ồ ạt tràn xuống phía Nam.
Hoa Kỳ cùng lực lượng đồng minh do Liên hiệp quốc điều động để tham gia cuộc chiến này , giúp miền Nam khỏi bị "nhuộm đỏ" và giữ vững tự do, dân chủ cho Nam Hàn.

Tài liệu lịch sử cận đại ghi rõ, cụôc chiến Triều Tiên bùng nổ là do Bắc Hàn khai hoả trước. Đúng ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bình Nhưỡng đồng loạt xua quân ồ ạt tràn xuống phía Nam.

Hiệp ước đình chiến được ký kết vào năm 1953, bán đảo Triều bị chia đôi, và vẫn được đặt trong tình trạng báo động thường xuyên.
Hịên nay, 28 ngàn binh lính Mỹ vẫn trú đóng trên lãnh thổ Nam Hàn hầu ứng phó với mọi bất trắc có thể xảy ra, phòng khi lực lượng quân sự phía Bắc thình lình xua quân tràn ngập, hay pháo kích Seoul thành bình địa.
Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn diễn ra tuần qua ở Washington, Hoa Kỳ tái khẳng định sẽ bảo vệ Nam Hàn chống trả mọi cuộc phiêu lưu quân sự từ phía Bắc, kể cả khi đối phương sử dụng võ khí hạt nhân.
Đại sứ Mỹ tại Seoul xác định lại điều này hôm đầu tuần này.

Xử dụng hạt nhân xóa bỏ nước Mỹ trên bản đồ?

Theo giới sử gia thì sở dĩ Bình Nhưỡng tuyên truyền là Mỹ lâm le tấn công họ, là nhằm đánh lạc hướng dư luận để dễ bề cai trị người dân trong nước.
Dân Bắc Hàn thường xuyên bị đói, rét trong tình trạng hoang mang, bất bình tột độ, nhưng rất sợ hãi chế độ cầm quyền độc đoán, toàn trị, trong khi không hiểu biết gì về thế giới bên ngoài.

Bắc Hàn cũng tự hào là một sức mạnh quân sự có tầm cở với trên một triệu ba trăm ngàn quân, có võ khí chiến lược ngang bằng với các siêu cường,<br/>

Cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước Bắc Hàn, tờ báo Lao Động lấy cùng tên của đảng Lao Động cai trị Bắc Hàn, nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ chịu từ bỏ kế hoạch sản xuất hạt nhân, trái lại còn dồn mọi nỗ lực để bành trướng kho võ khí chiến lược và tiềm năng quốc phòng.
Mặt khác, Bắc Hàn cũng tự hào là một sức mạnh quân sự có tầm cở với trên một triệu ba trăm ngàn quân, có võ khí chiến lược ngang bằng với các siêu cường, vì thế Hoa Kỳ cần phải biết rõ đối thủ là ai, nhất là không thể dể dàng chế ngự được một nước nhỏ hơn nhưng có khả năng tự bảo vệ mình bằng phi đạn và bom nguyên tử lợi hại.
Bình Nhưỡng cũng doạ sẽ sử dụng sức mạnh tổng lực về hạt nhân để gọi là xoá hẳn nước Mỹ trên bản đồ và biến Nam Hàn thành biển lửa, nếu Hoa Kỳ chặn xét một tàu nào của Bắc Hàn.

Bình Nhưỡng cũng doạ sẽ sử dụng sức mạnh tổng lực về hạt nhân để gọi là xoá hẳn nước Mỹ trên bản đồ và biến Nam Hàn thành biển lửa, nếu Hoa Kỳ chặn xét một tàu nào của Bắc Hàn.

Phát ngôn viên bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói Mỹ cũng chẳng biết trả lời ra sao với lời lẽ khoa trương như thế:
Sau cuộc thử nghiệm hoả tiễn tầm xa hôm 25 tháng 5 vừa qua, gây phản ứng mạnh mẻ đối với công luận quốc tế, LHQ đã ra nghị quyết, gia tăng biện pháp cấm vận Bắc Hàn , tất cả tàu ra xuất nhập xứ này đều bị theo dõi, kiểm tra và lục soát trong trường hợp cần thiết.
Hồi giữa tuần này, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama quyết định gia hạn lệnh cấm vận Bắc Hàn thêm một năm nửa vì hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng gây nguy hại trầm trọng cho nền an ninh của Mỹ.
Theo web site của chánh phủ Washington, thì những hạn chế áp dụng đối với Bình Nhưỡng bao gồm việc phong toả toàn bộ tài sản và quyền lợi của Bắc Hàn cùng các công dân xứ này.
Ngoài ra Bình Nhưỡng cũng không được phép mua hay bán võ khí các loại, không được nhập khẩu hàng hoá được xem là cao cấp, đắt tiền, cùng các dịch vụ tài chánh, ngân hàng.

Tầu Kang Nam 1 của Bắc Hàn chở vũ khí hạt nhân?

Tin tức gần đây thường nhắc đến chiếc tàu Bắc Hàn mang tên Kang Nam 1, tình nghi có chỡ theo võ khí hạt nhân và thiết bị quân sự hướng về phía Miến Điện. Khu trục hạm Mỹ John S. Mc Cain đang bám sát con tàu này.

Chiếc tàu Bắc Hàn mang tên Kang Nam 1, tình nghi có chỡ theo võ khí hạt nhân và thiết bị quân sự hướng về phía Miến Điện. Khu trục hạm Mỹ John S. Mc Cain đang bám sát con tàu này.<br/>

Bình Nhưỡng lên tiếng đe doạ, bất cứ ai ngăn cản, kiểm soát tàu của họ đều bị xem là hành động khiêu chiến.
Tàu khả nghi này rời bến cảng Nampo ở mạn Bắc cách đây một tuần và đang trực chỉ Miến Điện. Tin này do các viên chức quân sự Mỹ và Nam Hàn công bố. Tàu Kang Nam 1 đã qua khỏi Eo Biển Đài Loan và có thể ghé bến Hồng Kông để tiếp tế nhiên liệu.
Người phát ngôn bộ quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu với báo chí rằng, chánh phủ Washington cùng các quốc gia đồng minh chưa quyết định xem có nên yêu cầu liên hiệp quốc chấp thuận cho chiến hạm Mỹ được tiến hành kiểm tra các loại võ khí khả nghi mà tàu Kang Nam chở theo. Ngũ giác Đài xác định sẽ không đơn phương chặn xét tàu này mà còn phải lấy ý kiến của các đồng minh và Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc:
Báo chí của chánh quyền quân sự Miến Điện nói, họ chưa có tin gì về chiếc tàu Kang Nam 1 của Bắc Hàn, nhưng một tàu buôn khác cũng của Bắc Hàn là chiếc Dumangang, sẽ cập bến Miến Điện ngày 27 tháng 6 tới, chở theo 8 ngàn tấn gạo do Ấn Độ cung cấp.
Trong khi đó, bộ ngoại giao Singapore tuyên bố, không nhận được tin tức gì về chiếc tàu Kang nam. Trước đây có tin cho hay , tàu này có thể cập bến Singapore để bơm thêm nhiên liệu.

Ngũ giác Đài xác định sẽ không đơn phương chặn xét tàu này mà còn phải lấy ý kiến của các đồng minh và Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc:

Đài truyền hình Singapore nói, chánh phủ nước này sẽ có bịên pháp thích nghi nếu quả thật tàu Kang Nam chở theo võ khí nguyên tử bị liên hiệp quốc cấm đoán theo tinh thần nghị quyết của hội đồng bảo an, ban hành hôm 12 tháng 6 vừa qua.
Báo chí Tokyo cho hay, Bắc Hàn ra lệnh triệt để cấm đoán tất cả tàu thuyền qua lại vùng biển phía Bắc nuớc này, từ ngày 25 tháng 6 đến mồng 10 tháng 7.
Trước sự việc khác thường như vậy, một quan chức tình báo Seoul cho đây là dấu hiệu có thể Bắc Hàn chuẩn bị một đợt thử nghiệm hoả tiễn tầm trung và tầm xa mới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chánh phủ và quân lực Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó trong trường hợp bi Bắc Hàn tấn công bằng hoả tiễn. Ông kêu gọi dân chúng Hoa Kỳ hãy yên tâm.
Nga và Nhật Bản cũng khẳng định sẽ triệt hạ tức khắc hoả tiễn do Bình Nhưỡng phóng đi và xâm nhập vùng trời của họ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chánh phủ và quân lực Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó trong trường hợp bi Bắc Hàn tấn công bằng hoả tiễn. Ông kêu gọi dân chúng Hoa Kỳ hãy yên tâm.

Chế độ cộng sản ở Bắc Hàn

Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn AFP từ Bình Nhưỡng cho hay, cơ quan tuyên truyền của xứ này mới phát động chiến dịch rầm rộ mang tên "toàn dân quyết sống chết trong cuộc chiến vực dậy kinh tế" để lập thành tích dâng lên đảng và nhà nước vào năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Chính Nhật, người được tôn vinh là "quốc phụ"
Mặc dù, cơ quan ngôn luận Bắc Hàn luôn nhắc tới khẩu hiệu chiến lược là biến xứ sở này thành một quốc gia "hùng mạnh, tiên tiến, phú cường" nhưng trên thực tế đất nước này đã từng bị kiệt quệ bởi thiên tai triền miên, khiến hàng trăm ngàn dân chết vì đói rét, hàng triệu người thiếu ăn, phải bỏ xứ sở ra đi, trốn qua Hoa Lục để sinh tồn.
Hiện nay, Bắc Hàn vẫn sống còn nhờ viện trợ nhân đạo của thế giới, cung cấp cho họ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, phân bón, thuốc men.
Theo giới quan sát thời cuộc quốc tế thì sở dĩ Bắc Hàn vẫn là một trong những nước chậm tiến nhất thế giới là vì lề lối quản lý kém cỏi, phương tịên khoa học, kỹ thuật thô sơ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, từ trên nửa thế kỹ qua, tự mình cô lập với bên ngoài và phải chi quá nhiều tiền của cho chương trình sản xuất hạt nhân, hoả tiễn cùng một đạo quân đông nhất nhì trên toàn cầu.

Bắc Hàn vẫn là một trong những nước chậm tiến nhất thế giới là vì lề lối quản lý kém cỏi, phương tịên khoa học, kỹ thuật thô sơ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, từ trên nửa thế kỹ qua, tự mình cô lập với bên ngoài và phải chi quá nhiều tiền của cho chương trình sản xuất hạt nhân,

Thực ra đến đầu thập niên 1960 Bắc Hàn đã từng là một quốc gia có nền kỹ thuật tiên tiến khiến các nước Cộng Sản nhỏ phải kính phục và hô hào noi gương. Nhưng chính lề lối quản lý đất nước kiểu Cộng Sản đã khiến xứ này đi đến tình trạng kinh tế lụn bại như ngày nay, với một chế độ quân phiệt toàn trị hà khắc nhất trên thế giới.

Giữa thập niên 1980, báo chí Việt Nam sang dự hội nghị tại Bắc Hàn, trở về, báo Tuổi trẻ còn phải than rằng y phục người dân xứ ấy chỉ toàn màu xám, trong khi cả nước chỉ có ba bài nhạc: bài quôc ca, bài ca tụng Kim Nhật Thành, và bài ca tụng con họ Kim là Kim Chính Nhựt.
Nhắc đến thời sự tại bán đảo Triều Tiên, người ta vẫn chưa quên việc Bình Nhưỡng bắt giam hai nữ phóng viên quốc tịch Mỹ, khi họ thực hiện phóng sự về cuộc sống cơ cực của người Bắc Hàn trốn chạy sang Trung Quốc kiếm ăn.
Hai bà Laura Ling và Euna Lee bị toà án Bắc Hàn xử phạt 12 năm lao động khổ sai về tội gọi là " nhập cảnh bất hợp pháp và có hành động thù nghịch" đối với Bình Nhưỡng.
Hiện cả hai nhà báo này đang trong tình trạng suy kém sức khoẻ, khủng hoảng tinh thần, theo lời kể lại của thân nhân họ.