Cuộc gặp gỡ diễn ra sau khi Liên Hiệp Quốc cho phổ biến bản thông cáo nói rằng bằng mọi giá “tiến trình đi đến hoà bình phải được tiếp tục”. Tất cả những sự kiện

vừa nêu chứng tỏ thế giới đang gặp khó khăn trong nỗ lực xây dựng hoà bình cho Trung Đông, đặc biệt sau ngày chính phủ bảo thủ do Thủ Tướng Benjamin Netanyahu lên cầm quyền ở Israel. Đó cũng là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách.
Washington phải chú trọng đến an ninh của đồng minh Israel, coi đó là mục tiêu hàng đầu mà tất cả các chính phủ đều phải công nhận, nhưng đồng thời chính Israel cũng phải thực hiện những bước cần thiết theo đòi hỏi của cộng đồng thế giới.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden
Thứ Ba vừa rồi, trước gần 7,000 đại biểu tham dự Đại Hội Thường Niên Của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Do Thái tổ chức tại Washington, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden trình bày đường lối mà tân chính phủ Mỹ dưới quyền lãnh đạo của ông Obama sẽ thực hiện.
Israel phải thực hiện những bước cần thiết theo đòi hỏi của thế giới
Trước hết, ông Biden nhấn mạnh rằng Washington phải chú trọng đến an ninh của đồng minh Israel, coi đó là mục tiêu hàng đầu mà tất cả các chính phủ đều phải công nhận, nhưng đồng thời chính Israel cũng phải thực hiện những bước cần thiết theo đòi hỏi của cộng đồng thế giới. Bước cần thiết đó là phải nối lại đàm phán hoà bình với Palestine, và phải đi đến “giải pháp 2 quốc gia”, tức sẽ có một nước Palestine được thành lập, sống hoà bình bên cạnh Israel.
Có thể quý vị sẽ không đồng ý với những gì tôi sắp trình bày, nhưng chính phủ Israel đừng tiếp tục đưa dân đến định cư ở những vùng đất của người Palestine nữa, hãy tháo gỡ hết những trạm kiểm soát và cho người Palestine được quyền đi lại.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden
Bằng những lời lẽ được các nhà phân tích coi là cương quyết nhất từ trước đến giờ, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nhấn mạnh.
Có thể quý vị sẽ không đồng ý với những gì tôi sắp trình bày, nhưng chính phủ Israel đừng tiếp tục đưa dân đến định cư ở những vùng đất của người Palestine nữa, hãy tháo gỡ hết những trạm kiểm soát và cho người Palestine được quyền đi lại.
Khối Ả Rập phải hành động tích cực ngưng cô lập Israel
Không chỉ đòi hỏi ở nước bạn Israel, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đưa ra lời yêu cầu với các quốc gia thuộc khối Ả Rập, nói rằng chính những nước này cũng phải có những hành động tích cực, tức phải ngưng cô lập Israel, chính sách được áp dụng đã nhiều thập niên qua.
Với cộng đồng những nước Ả Rập, bây giờ là lúc các bạn thể hiện những dấu hiệu thiện chí với giới lãnh đạo và với nhân dân Israel, bằng cách cam kết chấm dứt hẳn chính sách cô lập quốc gia này.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden
Với cộng đồng những nước Ả Rập, bây giờ là lúc các bạn thể hiện những dấu hiệu thiện chí với giới lãnh đạo và với nhân dân Israel, bằng cách cam kết chấm dứt hẳn chính sách cô lập quốc gia này.
ông Biden giải thích thêm rằng thế giới không chỉ tìm hoà bình cho Israel hay cho Palestine, mà “một nền hoà bình vĩnh cửu của Trung Đông chính là mục tiêu cộng đồng quốc tế đã và đang theo đuổi”.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ cũng nhắc lại hồi năm 2000, mọi người đều tin ánh sáng hoà bình đã ló dạng, nhưng niềm tin đó nhanh chóng lịm tắt chỉ vì không được sự ủng hộ của khối Ả Rập và sau đó, cuộc chiến giữa Israel và Palestine đã bùng nổ lớn hơn.
Ông bảo rằng giờ đây tình hình đã đổi khác, người dân các nước không còn nuôi lòng thù hận, cánh cửa hoà bình đã rộng mở, đang đợi các nước liên hệ bày tỏ thiện chí.
Giờ đây tình hình đã đổi khác, người dân các nước không còn nuôi lòng thù hận, cánh cửa hoà bình đã rộng mở, đang đợi các nước liên hệ bày tỏ thiện chí.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden
Trong lúc Phó Tổng Thống Biden đọc bài diễn văn trình bày quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ về viễn ảnh hoà bình Trung Đông, thì ngay ở Nhà Trắng, Tổng Thống Barack Obama tiếp Tổng Thống Israel, ông Shimon Perez. Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai quốc gia đồng minh, kể từ ông Obama lên nắm quyền điều hành nước Mỹ và tại Israel, một tân chính phủ cũng vừa được thành lập, dưới quyền điều khiển của chính trị gia bảo thủ Benjamin Netanyahu.
Kể từ ngày được chọn làm Thủ Tướng, ông Netanyahu chưa đưa ra lời hứa đồng ý cho người Palestine lập quốc, thay vào đó, ông chỉ nói sẽ mở rộng trao đổi thương mại trước khi có quyết định về những vấn đề khác.
Sau buổi thảo luận với Tổng Thống Mỹ, ông Shimoin Perez cũng rất ngoại giao, nói rằng thế giới đã hiểu không đúng lập trường của chính phủ nước ông. Lập trường đó là Thủ Tướng Netanyahu “tôn trọng những cam kết mà chính phủ tiền nhiệm đã hứa”, nói thêm “chính phủ tiền nhiệm công nhận bản lộ trình hoà bình, và trong lộ đồ này, có quan điểm về giải pháp hai quốc gia”.
Thủ Tướng Netanyahu có nói là ông sẵn sàng nối lại ngay cuộc đàm phán với Palestine. Ông Netanayhu cũng bảo ông không hề có ý muốn cai quản người dân Palestine.
Thông cáo đó viết rằng hai nhà lãnh đạo đã bàn luận với nhau về "những cơ hội và những thử thách khi theo đuổi mục tiêu hoà bình toàn diện cho Trung Đông, và bối cảnh hiện tại khi muốn đạt các mục tiêu mà cả hai quốc gia đang chia sẻ là hoà bình và an ninh cho Israel <br/>
Một nền hòa bình toàn diện cho Trung Đông
Nhưng nhà các quan sát chính trị ở Hoa Kỳ cũng như tại Trung Đông đều bảo câu chuyện không rõ ràng như vậy. Lý do được đưa ra để giải thích là chính bản thông cáo do Nhà Trắng phổ biến nói về cuộc thảo luận giữa hai vị Tổng Thống Mỹ và Tổng Thống Israel.
Thông cáo đó viết rằng hai nhà lãnh đạo đã bàn luận với nhau về “những cơ hội và những thử thách khi theo đuổi mục tiêu hoà bình toàn diện cho Trung Đông, và bối cảnh hiện tại khi muốn đạt các mục tiêu mà cả hai quốc gia đang chia sẻ là hoà bình và an ninh cho Israel và cho tất cả các nước láng giềng của Israel”.
Theo quan điểm của nhiều người, ý nghĩa của thông cáo Nhà Trắng là ông Obama và ông Perez chỉ đồng ý với nhau về nguyên tắc, chứ chưa thoả thuận được giải pháp hành động, vì chính Nhà Trắng cũng bảo rằng Tổng Thống Obama trong đợi buổi gặp gỡ giữa ông và Thủ Tướng Netanyahu cũng như những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo của Ai Cập, Palestine sẽ diễn ra trong tháng này.
Nói tóm lại, Hoa Kỳ và Israel đã phần nào cho thế giới thấy quan điểm của mỗi nước về tình hình Trung Đông và quyết tâm xây dựng hoà bình. Điều khác biệt là trong lúc Washington tiếp tục thúc đẩy đồng minh của mình trở lại bàn hội nghị nói chuyện trực tiếp với Palestine, thì chính phủ Israel nói đã sẵn sàng, nhưng không vội vã làm điều này. <br/>
Nói tóm lại, Hoa Kỳ và Israel đã phần nào cho thế giới thấy quan điểm của mỗi nước về tình hình Trung Đông và quyết tâm xây dựng hoà bình. Điều khác biệt là trong lúc Washington tiếp tục thúc đẩy đồng minh của mình trở lại bàn hội nghị nói chuyện trực tiếp với Palestine, thì chính phủ Israel nói đã sẵn sàng, nhưng không vội vã làm điều này.
Các giới chức cao cấp của Israel muốn an ninh lãnh thổ của họ được đảm bảo một cách chắc chắn, trước khi họ nghĩ đến chuyện có tán thành ý kiến cho người Palestine lập quốc hay không. Hay nói như ông Shimon Perez, có rất nhiều yếu tố phải cân nhắc, và nên chờ xem chính sách ngoại giao khôn ngoan mà ông Obama sẽ áp dụng với các nước trong khối Ả Rập, đặc biệt là với Iran, sẽ đem lại thành quả như thế nào, trước khi bàn có thể bàn đến bước kế tiếp.
Trong thời gian chờ đợi những biến chuyển mới xảy ra, Tổng Thống Shimon Perez của Israel lên tiếng nhắc lại hoà bình luôn luôn là mục tiêu mà chính phủ nước ông theo đuổi.
Tôi biết chắc chắn hoà bình là điều quan trọng nhất, là mục tiêu mà Thủ Tướng Benjamin Netanyahu đặt lên hàng đầu. Israel lúc nào cũng sẵn sàng mở rộng cánh tay thân thiện chào đón mọi quốc gia, mọi dân tộc trong cộng đồng À Rập.
Cũng đừng quên áp lực tìm hoà bình cho Do Thái và Palestine không chỉ đến từ Washington, mà còn đến từ nhiều nơi khác. Tuần rồi trong báo cáo đọc trước Hội Đồng Bảo An, Phụ Tá Tổng Thư Ký Lynn Pascoe nhắc lại bốn thành viên soạn bản lộ đồ hoà bình gồm Hoa Kỳ, Nga, EU và Liên Hiệp Quốc<br/>
Israel sẽ phải có những quyết định rất khó khăn
Và chính phủ Hoa Kỳ cũng tiếp tục nhắc nhở hoà bình là con đường duy nhất để ổn định có thể thật sự đến với Trung Đông. Một lần nữa, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden nói.
Chúng tôi nhìn nhận chính phủ Israel sẽ phải có những quyết định rất khó khăn. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng con đường đã trải qua trong những năm gần đây sẽ không, sẽ không, đem lại an ninh và thịnh vượng cho Israel hay cho người dân Palestine.
Cũng đừng quên áp lực tìm hoà bình cho Do Thái và Palestine không chỉ đến từ Washington, mà còn đến từ nhiều nơi khác. Tuần rồi trong báo cáo đọc trước Hội Đồng Bảo An, Phụ Tá Tổng Thư Ký Lynn Pascoe nhắc lại bốn thành viên soạn bản lộ đồ hoà bình gồm Hoa Kỳ, Nga, EU và Liên Hiệp Quốc “khẳng định mục tiêu phải đạt được vẫn là giải pháp 2 quốc gia”.
Trong cương vị Chủ Tịch Luân Phiên của Hội Đồng Bảo An, chính phủ Maxcơva cũng đề nghị các vị ngoại trưởng những nước liên quan gặp nhau để bàn thảo kỹ hơn những gì cần làm, để nối lại đàm phán giữa Israel và Palestine. Thời điểm của cuộc họp được ấn định vào ngày thứ Hai tuần tới.
Giới quan sát cũng nói đến một sự kiện đáng được nêu ra ở đây, đó là hàng tuần, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, vị Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo La Mã không quên dâng lời cầu nguyện cho dân tộc Do Thái và Palestine, cũng như cho nền hoà bình mà cả thế giới vẫn phải trông chờ.
Khi được hỏi nghĩ gì về điều này, một viên chức cao cấp hành pháp nói với chúng tôi rằng ông tin cầu nguyện là điều đáng quý, nhưng chỉ sợ cầu nguyện không thôi vẫn chưa đủ. Nhân vật xin được dấu tên này bảo thêm là “nếu cầu nguyện đi kèm với ý chí chính trị thì quả là tuyệt diệu”.