Hội nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân đã để lại gì
2010.04.16

Ông Alvarez từng là cố vấn cao cấp của Tổng Trưởng Bộ Năng Lượng Mỹ, và nhiều lần dẫn đầu các đoàn chuyên gia quốc tế sang Bắc Hàn thảo luận về kế hoạch kiểm soát an ninh nhu liệu hạt nhân.
Cảnh báo hiểm họa hạt nhân
Nguyễn Khanh: Ông có hài lòng với thành quả của Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân mới kết thúc hay không?
Robert Alvarez: Theo tôi nghĩ điểm lợi lớn nhất mà Thượng Đỉnh đem lại là cảnh báo cho mọi người biết về hiểm họa của hạt nhân và cho mọi người thấy rõ những nguy cơ nếu võ khí hạt nhân nằm trong tay quân khủng bố. Nhìn tổng quát thì ai cũng thấy mục đích chính của Thượng Đỉnh là làm thế nào để kiểm soát võ khí cũng như nhu liệu hạt nhân, nhưng cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo nhiều nước gặp gỡ, bàn thảo về những vấn đề khác nhưng cũng có liên quan đến võ khí hạt nhân, chẳng hạn như vấn đề Iran. Thượng đỉnh cũng là cơ hội để chính phủ Hoa Kỳ, hay nói rõ hơn là Tổng Thống Barack Obama thuyết phục Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc về biện pháp cấm vận gắt gao hơn đối với Iran.
Tôi cho rằng Thượng Đỉnh thành công ở 2 điều, thứ nhất là cảnh báo thế giới về hiểm họa hạt nhân và thứ nhì là các nước cùng cam kết kiểm soát hạt nhân chặt chẽ hơn. Nhưng theo tôi, các điều đó không phải là vấn đề mà thế giới hiện đang phải đối phó.
Tôi cho rằng Thượng Đỉnh thành công ở 2 điều, thứ nhất là cảnh báo thế giới về hiểm họa hạt nhân và thứ nhì là các nước cùng cam kết kiểm soát hạt nhân chặt chẽ hơn. Nhưng theo tôi, các điều đó không phải là vấn đề mà thế giới hiện đang phải đối phó.
Nguyễn Khanh: Những vấn đề thế giới đang phải đối phó là những vấn đề nào? Ông có thể nói rõ hơn được không?
Robert Alvarez: Đương nhiên Iran là vấn đề quan trọng nhất và cấp bách nhất.
Tôi cũng hiểu là không dễ để có được sự đồng thuận của 47 quốc gia trong kế hoạch ngăn chận sử dụng hạt nhân, đặc biệt là với những nước đang dùng nhà máy điện hạt nhân xem đó là phương tiện cung cấp năng lượng quan trọng nhất. Không thể bảo các nước là đừng dùng nhà máy điện hạt nhân, nhưng phải sử dụng như thế nào, tiêu chuẩn quản lý, bảo trì ra sao là điều cũng cần phải đặt ra. Đó là những chuyện mà Thượng Đỉnh đã không nói đến, vì nếu đặt ra thì có lẽ cuộc họp tại Washington đã không đem lại những kết quả như mọi người đã thấy.
Nguyễn Khanh: Nói đến Iran, Tổng Thống Obama từng bảo rằng ông muốn trong vài tuần nữa thế giới phải có giải pháp với Tehran, và khi Thượng Đỉnh kết thúc, các quan chức Nhà Trắng đã nhắc lại điều này. Liệu điều Tổng Thống Hoa Kỳ mong đợi có thể trở thành sự thật hay không?
Dù không phải là một nhà chiến lược về Trung Đông và cũng không phải là một nhà ngoại giao, nhưng tôi tin rằng thế giới phải định đoạt cách giải quyết vấn đề Iran. Nhưng thành thật mà nói, tôi không nghĩ là sẽ sớm có cách giải quyết đâu.
Robert Alvarez: Dù không phải là một nhà chiến lược về Trung Đông và cũng không phải là một nhà ngoại giao, nhưng tôi tin rằng thế giới phải định đoạt cách giải quyết vấn đề Iran. Nhưng thành thật mà nói, tôi không nghĩ là sẽ sớm có cách giải quyết đâu.
Nguyễn Khanh: Một số nhà quan sát mà tôi có dịp nói chuyện cho rằng thế giới quan tâm đến Iran một cách quá đáng. Các quan sát viên này bảo với tôi là vài chục năm trước đây mọi người lo âu khi biết Trung Quốc có võ khí hạt nhân, nhưng sau đó thì mọi chuyện đều yên ổn, nếu mai này Iran có võ khí hạt nhân thì cũng chẳng phải là ngày tận thế. Ông nghĩ gì về so sánh đó?
Robert Alvarez: Theo tôi biết thì chuyện này đã được đưa ra thảo luận rất nhiều lần giữa các nhà hoạch định chính sách của nước Mỹ và nhiều nước khác. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì nếu Iran công khai bảo rằng họ có võ khí hạt nhân, và liệu có thể chấp nhận sống với một cường quốc hạt nhân là Iran hay không? Cũng theo tôi hiểu thì ngay trong những nhà ngoại giao và các giới chức quân sự cũng có người nghĩ rằng sớm muôn gì Iran cũng sẽ có võ khí hạt nhân.
Tôi nghĩ đây là chuyện không dễ giải quyết, vì có liên quan đến cả vùng Trung Đông, liên quan chính sách, quan hệ, ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Trung Đông.
Câu hỏi đặt ra là phải làm gì nếu Iran công khai bảo rằng họ có võ khí hạt nhân, và liệu có thể chấp nhận sống với một cường quốc hạt nhân là Iran hay không? Cũng theo tôi hiểu thì ngay trong những nhà ngoại giao và các giới chức quân sự cũng có người nghĩ rằng sớm muôn gì Iran cũng sẽ có võ khí hạt nhân.
Một thế giới phi hạt nhân
Nguyễn Khanh: Trở lại với Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân mới kết thúc, Tổng Thống Obama nói rằng việc thi hành những cam kết tùy thuộc vào thiện chí của từng quốc gia. Muốn hỏi ông là thiện chí thôi có đủ không?
Robert Alvarez: Hầu hết những nỗ lực, trọng tâm, và những gì đạt được ở Thượng Đỉnh đều là những điều từng được nói tới trong nhiều năm qua, vì thế tôi nghĩ rằng Thượng Đỉnh là nơi nâng các điểm đã được bàn thảo lên một bậc cao hơn.
Nhìn vào mục tiêu của Thượng Đỉnh là thế giới phải kiểm soát võ khí và nhu liệu chế tạo võ khí hạt nhân một cách chặt chẽ hơn, đã có người bảo cũng có thể coi cuộc gặp gỡ ở Washington nhắm vào mục đích là thời chiến tranh lạnh đã qua đi, bây giờ là lúc mọi nước phải cùng nhau lo chuyện dọn dẹp. Ngay cả việc hai chính phủ Nga-Mỹ ký kết văn kiện cắt giảm lượng plutonium sử dụng trong kỹ nghệ quốc phòng cũng từng được nói bàn thảo cả chục năm nay rồi, lần này có kết quả cụ thể hơn, nhưng lại phải mất cả chục năm nữa mới mới giải quyết xong lượng plutonium mà 2 nước sẽ hủy bỏ.
Tôi không nghĩ là các nước sẽ không tôn trọng những điều được ghi trong bản thông cáo chung, nhưng mặt khác cũng đừng quên là có nhiều yếu tố phụ thuộc khác nữa sẽ ảnh hưởng đến việc thi hành những gì đã cam kết.
Những yếu tố chúng ta có thể nhìn thấy ngay là vẫn còn một số nước chưa ký kết bản hiệp ước không phổ biến võ khí hạt nhân, hay là tình hình ở Châu Á, ở Trung Đông chẳng hạn. Những điều này có được nói tới ở Thượng Đỉnh không? Câu trả lời là có, nhưng dưới dạng gián tiếp chứ không phải là trực tiếp.
"Môt thế giới phi hạt nhân"Đó là những điều phải làm, và đòi hỏi một thời gian rất dài mới làm xong từng điểm một. Tôi làm việc trong lãnh vực này đã 35 năm rồi, tôi đã chứng kiến thấy những kết quả cụ thể, tích cực, và tôi luôn luôn nghĩ là chẳng có lý do gì không làm được cả. Nhưng lúc đó thì chắc tôi đã về chầu Trời rồi.
Nguyễn Khanh: trong thời gian Thượng Đỉnh đang diễn ra, một nhà báo bạn từ Việt Nam có gửi sang một e-mail đề nghị khi gặp nhau ở Washington, các lãnh tụ nên đi đến chỗ xây dựng một thế giới không có võ khí hạt nhân. Điều này có thể đến không ông?
Robert Alvarez: tôi nghĩ chuyện này sẽ không xảy ra lúc tôi còn sống đâu. Điều này muốn xảy ra thì phải thực hiện từng bước một, đến giờ thì cả Hoa Kỳ lẫn Nga vẫn chưa làm được bước quan trọng nhất là cùng nhau cắt bỏ tất cả số võ khí hạt nhân đang có. Đó là điều đầu tiên phải làm, và sau đó là đến cả thế giới ký kết và tuân thủ bản hiệp ước không phổ biến võ khí hạt nhân. Bước sau nữa là cùng nhau kiểm soát nhu liệu có thể chế tạo thành võ khí, và kế tiếp là đảm bảo an ninh hạt nhân bằng cách giúp nhau quản lý tốt các nhà máy điện hạt nhân.
Đó là những điều phải làm, và đòi hỏi một thời gian rất dài mới làm xong từng điểm một. Tôi làm việc trong lãnh vực này đã 35 năm rồi, tôi đã chứng kiến thấy những kết quả cụ thể, tích cực, và tôi luôn luôn nghĩ là chẳng có lý do gì không làm được cả. Nhưng lúc đó thì chắc tôi đã về chầu Trời rồi.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông.
Theo dòng thời sự:
- Webcast: Bản tin video ngày 10-04-2010
- Thế giới trông chờ gì từ Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân
- Hội nghị song phương Mỹ - Trung Quốc đạt kết quả tốt
- Tổng thống Obama họp song phương với lãnh đạo các nước
- Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Hoa Thịnh Đốn
- Sáu cường quốc thảo luận về cấm vận mới đối với Iran
- Thủ tướng Nhật đến Mỹ dự thượng đỉnh hạt nhân
- Tầm quan trọng của hiệp ước mới Nga – Mỹ về hạt nhân