Cả thảy có 4 ứng viên ra tranh cử, nhưng hầu hết mọi người đều chú ý đến hai chính trị gia có nhiểu khả năng đắc cử là đương kim Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad và Cựu Thủ Tướng Mir Hossein Mousavi.
Quan trọng nhất vẫn là chính sách bảo thủ cực đoan mà ông Ahmadinejad cam kết sẽ giữ nguyên nếu tiếp tục nắm quyền, hay một chính sách cởi mở, đi gần với thế giới Tây Phương hơn mà ông Mousavi đã hứa sẽ thực hiện nếu được tín nhiệm để lãnh đạo đất nước.
Cuộc bầu chọn lãnh tụ được thế giới chú ý
Cuộc bầu cử tổng thống Iran được thế giới chú ý đến vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất vẫn là chính sách bảo thủ cực đoan mà ông Ahmadinejad cam kết sẽ giữ nguyên nếu tiếp tục nắm quyền, hay một chính sách cởi mở, đi gần với thế giới Tây Phương hơn mà ông Mousavi đã hứa sẽ thực hiện nếu được tín nhiệm để lãnh đạo đất nước.
Đó cũng là lý do chúng tôi chúng tôi chọn đề tài này để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách. Bài tuần này do Trà Mi trình bày.
Trong lịch sử chính trị của Iran, chưa một cuộc bầu chọn lãnh tụ nào tạo sôi nổi và được thế giới chú ý đến cho bằng cuộc bầu chọn Tổng Thống lần này.
Trong 3 tuần lễ vận động tranh cử, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên đường phố các thành phố lớn của quốc gia giàu tài nguyên này, xen kẽ là những cuộc tranh luận được chiếu trên truyền hình để người dân có thể biết lập trường cũng như kế hoạch hành động của từng ứng viên.
Sáng nay khi đặt chân vào phòng phiếu, 46 triệu cử tri Iran sẽ chọn một trong 4 nhân vật đang nuôi mộng trở thành nhà lãnh đạo, nhưng dư luận cũng như các nhà quan sát đều tin cuối cùng chỉ có 2 chính trị gia cần phải chú ý đến.
Trong 3 tuần lễ vận động tranh cử, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên đường phố các thành phố lớn của quốc gia giàu tài nguyên này, xen kẽ là những cuộc tranh luận được chiếu trên truyền hình để người dân có thể biết lập trường cũng như kế hoạch hành động của từng ứng viên.
Người thứ nhất là tổng thống đương nhiệm Mahmoud Ahmadinejad, chính trị gia nổi tiếng với đường lối bảo thủ cực đoan mà ông đã thể hiện trong 4 năm qua, và người thứ nhì là Cựu Thủ Tướng Mir Hossein Mousavi, người từng điều hành chính phủ thời cuộc chiến với Iraq xảy ra ở thập niên 1980 và đang trông đợi cơ hội để thật sự trở lại chính trường sau 20 năm vắng bóng.
Hai ứng viên khác là ông Chủ Tịch Quốc Hội Mehdi Karroubi và Cựu Tư Lệnh Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Mohsen Rezai dù không hề bị bỏ quên, nhưng rõ ràng, không được mấy ai nhắc tới.
Hai ứng cử viên sáng giá
Có thể nói không sai là trong suốt thời gian cuộc vận động tranh cử diễn ra, cử tri Iran chia làm hai phe rõ rệt. Dân chúng các tỉnh và các làng mạc xa xôi ủng hộ chính sách cứng rắn của Tổng Thống Ahmadinejad, tán thành quyết tâm thực hiện chương trình hạt nhân của Iran, và những tuyên bố mang tính bài Do Thái mà ông từng đưa ra, dù chính sách và những phát biểu đó đang gây nên những căng thẳng với thế giới.
Phe còn lại phần đông là giới trẻ ở các thành phố lớn, nắm tay nhau thành hàng rào người kéo dài cả chục cây số để bày tỏ quan điểm ủng hộ kế hoạch mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài qua chính sách ôn hoà hơn của Cựu Thủ Tướng Mousavi, cho dù phần lớn vẫn hoài nghi, không biết ông Mousavi có thể thực hiện được những điều đã hứa, trong khi mọi quyết định mang tầm chiến lược vẫn nằm trong tay Đại Giáo Chủ Ayatollah Ali Khamenei hay không.
Điều duy nhất mà cả hai phe đều đồng ý là bất kỳ người nào được chọn để lãnh đạo đất nước cho 4 năm tới thì cũng phải sửa đổi lại chính sách kinh tế cho tốt hơn, đẩy mạnh những chương trình trợ giúp dân sinh cho vững mạnh hơn.<br/>
Điều duy nhất mà cả hai phe đều đồng ý là bất kỳ người nào được chọn để lãnh đạo đất nước cho 4 năm tới thì cũng phải sửa đổi lại chính sách kinh tế cho tốt hơn, đẩy mạnh những chương trình trợ giúp dân sinh cho vững mạnh hơn.
Trong suốt thời gian vận động tranh cử và qua các cuộc biểu tình ủng hộ các ứng viên, cử tri Iran cũng có dịp nghe và chứng kiến thấy cảnh các chính trị gia nước họ dùng những từ ngữ nặng nề nhất để chỉ trích đối thủ.
Chẳng hạn như trong cuộc biểu dương lực lượng mới xảy ra ngay trong lòng thủ đô Tehran sáng thứ Tư vừa rồi, ông Ahmadinejad nói thẳng đối thủ chính trị Mousavi đã dùng “chiến thuật của Hitler”, muốn kiếm phiếu bằng cách tạo nên những hình ảnh hãi hùng khiến cử tri phải lo âu, trước khi trình bày thêm rằng chính sách mà ông đã cũng như sẽ tiếp tục thi hành là chính sách đúng nhất cho Iran.
<i>Chúng ta có trách nhiệm phải thay đổi suy nghĩ của thế giới về đất nước của chúng ta, và Iran phải đóng một vai trò quyết định trong mọi sinh hoạt của cộng đồng thế giới.</i>
Ông Ahmadinejad
Mục tiêu của tôi là tổ quốc trên hết. Tất cả những gì tôi đã làm và sẽ làm đều nhắm vào mục tiêu đó. Iran phải là quốc gia tân tiến nhất, phải là quốc gia được mọi người quý trọng nhất.
Đó là điều mọi người đều trông đợi, và chắc chắn sẽ là kết quả mà tất cả chúng ta đều nhìn thấy. Chúng ta có trách nhiệm phải thay đổi suy nghĩ của thế giới về đất nước của chúng ta, và Iran phải đóng một vai trò quyết định trong mọi sinh hoạt của cộng đồng thế giới.
Tối hôm đó trong cuộc tranh luận cuối cùng trên truyền hình, ông Mousavi không bỏ lỡ cơ hội chỉ trích đối phương, cho rằng trong 4 năm qua Tổng Thống Ahmadinejad đã “làm mất uy thế và danh dự của đất nước”, và chính sách kinh tế mà vị tổng thống đương nhiệm thực hiện đã gây nên lạm phát ở mức 24% mỗi năm và biến Iran trở thành một trong những nước “đang tụt hậu”.
Tạo sao ông lại nói dối dân? Tại sao ông lại cho dân chúng biết những tin tức hoàn toàn sai sự thật? Có phải sách lược chính trị của ông là nói dối và sẵn sàng nói dối để tiếp tục nắm quyền không? Ông bảo là xây dựng một nước Iran vững mạnh, nhưng những gì ông làm đang đưa dất nước vào chỗ tụt dốc. Tại sao ông không dám nhìn vào sự thật?
Thế giới nghĩ gì và trông chờ gì
Thế giới nghĩ gì và trông chờ gì ở cuộc bầu cử tổng thống Iran? Đương nhiên, mọi người đều hy vọng vào một chính quyền ôn hoà, cởi mở hơn, để có thể cùng với quốc tế giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, đặc biệt là những vấn đề chung quanh chương trình hạt nhân mà chính quyền Iran vẫn đang theo đuổi.
Có phải sách lược chính trị của ông là nói dối và sẵn sàng nói dối để tiếp tục nắm quyền không? Ông bảo là xây dựng một nước Iran vững mạnh, nhưng những gì ông làm đang đưa dất nước vào chỗ tụt dốc. Tại sao ông không dám nhìn vào sự thật?
Ông Mousavi
Ước muốn đó được thể hiện rõ qua những phát biểu mà các nhà lạnh đạo Tây Phương cũng như Hoa Kỳ thường đưa ra, điển hình và gần đây nhất là bài phát biểu Tổng Thống Mỹ Barack Obama mới đọc hồi tuần trước ở Cairo khi nói về chương trình hạt nhân của Iran và những gì Washington muốn làm để giải quyết căng thẳng đang xảy ra giữa hai nước.
Vấn đề này là nguồn gốc căng thẳng giữa Hoa Kỳ và quốc gia hồi giáo Iran. Trong nhiều năm, Iran một phần đã tự xác định vị trí của mình là đối lập với nước tôi, và thực tế là có một quá trình lịch sử gập ghềnh giữa hai nước.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã đóng vai trò trong việc lật đổ một chính phủ Iran được bầu lên một cách dân chủ. Kể từ cách mạng Hồi giáo, Iran đã tham gia vào những hành động bắt giữ con tin và bạo lực chống lại quân đội Hoa Kỳ và thường dân.
Lịch sử này đã được biết rõ. Thay vì bị kẹt lại trong quá khứ, tôi đã cho các nhà lãnh đạo và người dân Iran rõ là đất nước tôi sẵn sàng tiến lên phía trước. Câu hỏi bây giờ không phải là Iran chống lại cái gì mà là tương lai nào mà Iran muốn xây dựng.
<i>Chúng tôi sẵn sàng tiến lên mà không có những điều kiện tiên quyết trên cở sở tôn trọng giữa hai phía. Nhưng rõ ràng là, khi nói đến vấn đề vũ khí hạt nhân, chúng ta đã đạt được một điểm có tính chất quyết định.</i> <br/>
Tôi nhận thấy là sẽ rất khó khăn để vượt qua nhiều thập kỷ của sự mất lòng tin, nhưng chúng ta sẽ tiến lên với nỗ lực, với một thái độ đúng đắn và giải quyết vấn đề. Sẽ có nhiều vấn đề phải được bàn thảo giữa hai bên, và chúng tôi sẵn sàng tiến lên mà không có những điều kiện tiên quyết trên cở sở tôn trọng giữa hai phía.
Nhưng rõ ràng là, khi nói đến vấn đề vũ khí hạt nhân, chúng ta đã đạt được một điểm có tính chất quyết định. Đây không đơn giản chỉ là các lợi ích của Hoa Kỳ. Nó là để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tại Trung Đông có thể đưa khu vực này và thế giới vào một con đường cực kỳ nguy hiểm.
Tôi hiểu những người phản đối rằng một vài nước có vũ khí mà các nước khác thì lại không có. Không một quốc gia nào được quyền chọn lựa quốc gia nào được có vũ khí hạt nhân. Và đó là lý do vì sao tôi khẳng định mạnh mẽ cam kết của Mỹ để tìm kiếm một thế giới mà không một quốc gia nào có vũ khí hạt nhân.
Và bất cứ quốc gia nào bao gồm cả Iran cũng có quyền để có hạt nhân cho mục đích hoà bình nếu quốc gia đó tuân thủ các trách nhiệm của mình theo hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cam kết đó là điểm chính của hiệp ước này và nó cần phải được tất cả các bên tôn trọng. Và tôi tin tưởng là tất cả các quốc gia trong khu vực có thể chia sẻ mục đích này.
Vì sao tôi khẳng định mạnh mẽ cam kết của Mỹ để tìm kiếm một thế giới mà không một quốc gia nào có vũ khí hạt nhân. Và bất cứ quốc gia nào bao gồm cả Iran cũng có quyền để có hạt nhân cho mục đích hoà bình nếu quốc gia đó tuân thủ các trách nhiệm của mình theo hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ông Barack Obama
Mong muốn này lại càng thể hiện rõ hơn qua phát biểu của ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert Gates khi ra điều trần trước Thượng Viện Liên Bang Mỹ. Ông bảo rằng không chỉ mình Hoa Kỳ hay các đồng minh Châu Âu mà ngay cả Israel cũng lo âu thêm, vì chính quyền Iran không bày tỏ một dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng thảo luận để giải quyết vấn đề.
Bình luận gia Ely Karmon của Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Đông thì cho rằng phải đợi ít nhất cuối năm nay mới có thể biết được chính phủ mới của Iran “có chấp nhận áp lực đến từ Hoa Kỳ và thế giới, hay vẫn khăng khăng theo đuổi chính sách cứng rắn như từng làm nhiều năm qua”.
Phụ nữ đóng một vai trò thật tích cực trong cuộc tranh cử. Lần đầu tiên các ứng viên tranh chức tổng thống Iran đều lên tiếng ca ngợi vai trò của phụ nữ và cam kết bênh vực nữ quyền. Nên nhớ rằng ở Iran, phụ nữ luôn đóng một vai trò rất quan trọng, nhưng chưa từng được nói đến và công khai ca ngợi
Bà Sussan Tahmasebi
Vai trò của phụ nữ Iran được nhắc đến
Người dân Iran không vội đi xa như thế. Hình ảnh những cuộc biểu dương để ủng hộ ứng viên này hay ứng viên khác được dân chúng Iran coi là một cuộc chuyển mình, một biến cố chính trị chưa từng xảy ra ở đất nước họ.
Những nhà quan sát chính trị cũng đặc biệt chú ý tới các phát biểu ở cuộc bầu cử tổng thống lần này, trong đó các cụm từ như “chính phủ của dân”, “nhân quyền”, “minh bạch” lần đầu tiên được cảc ứng viên nói đến, và cũng lần đầu tiên ở một nước Hồi Giáo bảo thủ, người ta nhìn thấy thành phần nữ cử tri đóng góp một vai trò rất tích cực cho cuộc vận động chọn người lãnh đạo đất nước. Bà Sussan Tahmasebi, một trong những nhà tranh đấu hàng đầu cho nữ quyền của Iran bảo.
Phụ nữ đóng một vai trò thật tích cực trong cuộc tranh cử. Lần đầu tiên các ứng viên tranh chức tổng thống Iran đều lên tiếng ca ngợi vai trò của phụ nữ và cam kết bênh vực nữ quyền. Nên nhớ rằng ở Iran, phụ nữ luôn đóng một vai trò rất quan trọng, nhưng chưa từng được nói đến và công khai ca ngợi, và đến bây giờ các chính trị gia cam kết nếu đắc cử sẽ có chính sách dành riêng cho nữ giới.
Buổi tối trước ngày bầu cử, các quan sát viên chính trị Iran vẫn ngần ngại chưa muốn đưa ra dự đoán ứng viên nào sẽ chiến thắng, có lẽ vì e ngại kết quả lần này cũng sẽ gây ngạc nhiên chẳng khác gì kết quả cuộc bầu chọn nhà lãnh đạo cách đây 4 năm, khi ông Mahmoud Ahmadinejad thắng cử đầy bất ngờ.
Cũng có người tin rằng hôm nay, dân chúng Iran vẫn chưa chọn được Tổng Thống, lý do là vì sẽ không có ứng viên nào đạt được trên 50% số phiếu bầu để trở thành lãnh đạo. Nếu điều này xảy ra thì cuộc bầu chọn vòng nhì sẽ được tổ chức đúng một tuần sau đó giữa hai ứng viên có nhiều phiếu nhất.