Với gói kích cầu kinh tế 787 tỷ dollars có trong tay, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của nước Mỹ tin rằng có thể đem lại những gì ông và người dân đang trông chờ, từ tạo được công ăn việc làm, giúp người dân an tâm, và nền kinh tế của nước Mỹ sẽ hồi sinh. Kế hoạch kích thích kinh tế và những gì mọi người đang trông chờ là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách.
<i>Gói kích cầu với khoản tiền 787 tỷ được Quốc Hội Liên Bang thông qua ít ngày trước đó nhiều gấp 4 lần số tiền ông từng nói cần phải có để cứu nguy kinh tế,</i>
787 tỷ dollars đang ở trong tay ông Obama
Thứ Ba vừa qua, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký ban hành luật cứu nguy kinh tế quốc gia. Gói kích cầu với khoản tiền 787 tỷ được Quốc Hội Liên Bang thông qua ít ngày trước đó nhiều gấp 4 lần số tiền ông từng nói cần phải có để cứu nguy kinh tế, phần giảm thuế cho người dân ít hơn phần ông muốn thực hiện, số phiếu ủng hộ của các vị dân cử Cộng Hoà cũng ít hơn số phiếu ông từng mong chờ, và cuộc thương thuyết chính trị giữa Nhà Trắng và Quốc Hội về gói kích cầu này cũng kéo dài cả tháng trời, hơn hẳn thời gian ông từng dự đoán trước ngày tuyên thệ dể trở thành tân tổng thống.
Nhưng cuối cùng, ông Obama đang có 787 tỷ dollars trong tay để thực hiện những đề án ông nghĩ phải làm nếu muốn vực nền kinh tế của quốc gia. Số tiền khổng lồ này sẽ được sử dụng trong 18 tháng tới, mục tiêu đặt ra là tạo hoặc giữ được từ 3.5 triệu cho đến 4 triệu việc làm cho dân chúng. Ông Obama nói rằng nếu người dân an tâm về việc làm, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn và từ đó, nền kinh tế của quốc gia sẽ hồi sinh.
Nhưng cũng trong buổi lễ ký ban hành ở thành phố Denver thuộc bang Colorado, chính ông cho biết số tiền kích thích kinh tế khổng lồ này vẫn không có nghĩa là mọi chuyện sẽ tốt đẹp như mong đợi
<i>Nhưng cũng trong buổi lễ ký ban hành ở thành phố Denver thuộc bang Colorado, chính ông cho biết số tiền kích thích kinh tế khổng lồ này vẫn không có nghĩa là mọi chuyện sẽ tốt đẹp như mong đợi</i>
Nhưng ngày hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn mới. Khởi đầu của những gì chúng ta sẽ làm để tạo công việc cho người dân đang tìm cách vượt qua những khó khăn.
Kế hoạch sẽ được công khai
Ông cũng nói rằng số tiền này sẽ được chính phủ sử dụng một cách khôn khéo, để đem lại những thành quả tố nhất và tạo nền tảng phát triển kinh tế trong tương lai.
Ông còn cam kết sẽ cho dân chúng biết số tiền được dùng vào những công trình nào và kết quả đạt được ra sao, theo đúng cam kết minh bạch chi tiêu mà ông đã hứa với cử tri khi còn vận động tranh chức Tổng Thống.
Phải nhìn nhận người dân Hoa Kỳ trông đợi rất nhiều vào kế hoạch kích thích kinh tế của ông Obama. Giữa lúc tỷ lệ người thất nghiệp đang tăng, lời hứa sẽ tạo thêm việc làm cho dân chúng mà nhà lãnh đạo nước Mỹ đưa ra đã giúp họ vững tin hơn.
Kết quả những cuộc thằm dò do giới truyền thông thực hiện cho thấy gói kích cầu 787 tỷ này đã giúp gần 70% dân chúng Mỹ cảm thấy an tâm hơn, và cũng nhờ đó sự ủng hộ của cử tri Hoa Kỳ dành cho ông Obama vẫn rất cao, tới 60% nói họ tin ông sẽ làm được những gì ông đã hứa. Báo chí Mỹ cũng nói trong gần nửa thế kỷ qua, đây là tỷ lệ cao nhất mà người dân Mỹ dành cho một vị Tổng Thống tân cử.
Có người bảo:
Tôi nghĩ ông Obama và chính phủ đã làm những gì phải làm, bây giờ đến phiên chính người dân cũng phải góp phần để giúp thay đổi tình hình khó khăn hiện giờ. Muốn cứu nguy kinh tế thì chính người dân cũng phải tiêu tiền, không thể chỉ trông đợi vào chính phủ.
<i>Kết quả những cuộc thằm dò do giới truyền thông thực hiện cho thấy gói kích cầu 787 tỷ này đã giúp gần 70% dân chúng Mỹ cảm thấy an tâm hơn, và cũng nhờ đó sự ủng hộ của cử tri Hoa Kỳ dành cho ông Obama vẫn rất cao, tới 60% nói họ tin ông sẽ làm được những gì ông đã hứa.</i>
Và người khác cũng nói:
Mọi người đều phải kiên nhẫn, đừng nghĩ rằng kết quả sẽ đến ngay trong ngày mai.
Ngay cả Cựu Tổng Hoa Kỳ Bill Clinton cũng nhận xét:
Nếu nhìn vào sự kiện ông Obama phải vận động để dự luạt được thông qua trong thời hạn nhanh nhất, nếu nhìn vào những cuộc điều đình, tương nhượng chính trị mà ông Obama phải làm, thì tôi nghĩ ông ta đã đạt được thành quả rất đáng kể.
Vẫn còn hoài nghi
Nhưng không phải ai cũng nhìn vấn đề một cách đơn giản như thế. Mặc dù luật kích thích kinh tế bao gồm hầu hết những điều dân chúng muốn thấy như giảm thuế và chi tiêu, nhưng chẳng khác gì cuộc bầu cử Tổng Thống mới kết thúc cách đây chỉ hơn 90 ngày, luật ông Obama vừa ký ban hành đã tạo phân hoá trong quần chúng Hoa Kỳ, và dấu hiệu chia rẽ này thể hiện rõ hơn nữa trong chính trường của quốc gia.
Tại Hạ Viện, không một vị dân cử Cộng Hoà nào bỏ phiếu tán thành dự luật, lên đến Thượng Viện chỉ có 3 Nghị Sĩ Cộng Hoà bằng lòng ủng hộ, nhưng với điều kiện số tiền chính phủ bỏ ra để cứu nguy kinh tế phải ở dưới mức 800 tỷ, và số tiền dành để giảm thuế cho dân chúng phải chiếm ít nhất 1/3 tổng số tiền trong gói kích cầu.
Trở ngại này xảy ra khi Hạ Viện Liên Bang Mỹ bắt đầu thảo luận về gói kích cầu kinh tế, và ông Obama lên tiếng nói rằng nếu chương trình cứu nguy này không được thực hiện, nước Mỹ ngày mai sẽ phải đối phó với những thử thách nặng nề hơn nữa. Thử thách này bao gồm cả việc nước Mỹ sẽ mất đi thế lực chính trị đối với cộng đồng quốc tế.
<i>Đảng Cộng Hoà nói rõ không thể ủng hộ nếu phần chi tiêu nhiều hơn phần giảm thuế, đồng thời liên tục lên tiếng bày tỏ thắc mắc, đặt câu hỏi là có gì đảm bảo số tiền gần 800 tỷ bạc</i>
Chúng ta có thể sẽ mất đi cả một thế hệ tương lai, khi những người trẻ trong tương lai phải bỏ cơ hội theo đuổi ước mơ vào đại học hay các chương trình huấn nghệ.
Lời kêu gọi của ông Obama được các chính trị gia của cả hai đảng chú ý đến, nhưng mức độ đón nhận khác biệt rất nhiều. Bên đảng Dân Chủ hết lòng ủng hộ, phía bên đảng Cộng Hoà ngay từ đầu đã bày tỏ sự hoài nghi. Đảng Cộng Hoà nói rõ không thể ủng hộ nếu phần chi tiêu nhiều hơn phần giảm thuế, đồng thời liên tục lên tiếng bày tỏ thắc mắc, đặt câu hỏi là có gì đảm bảo số tiền gần 800 tỷ bạc sẽ đem lại những điều chính ông Obama nói là sẽ tạo thêm công ăn việc làm và ổn định thị trường. Một số chính trị gia Cộng Hoà còn phát biểu rằng số tiền được bên đảng Dân Chù thông qua là khoản tiền “tiêu xài phung phí”, sẽ trở thành gánh nặng cho những thế hệ tương lai vì họ phải trả khoản nợ này.
Sự kiện đó còn có nghĩa là những cuộc vận động chính trị mà đích thân ông Obama thực hiện nhằm thu hút được sự ủng hộ của phe Cộng Hoà đã không đem lại kết quả như ông mong muốn, báo hiệu ông phải cất công nhiều hơn nữa mới mong hàn gắn được sự rạn nứt giữa hai đảng.
Rạn nứt này cũng được thể hiện ngay trên mặt báo. Trong bài bình luận được phổ biến vào đúng ngày ông Obama ký luật cứu nguy kinh tế, nhà bình luận Phil Schurrer nổi tiếng của phe bảo thủ viết như sau:
Cá nhân tôi hy vọng kế hoạch cứu nguy kinh tế thành công, nhưng đồng thời tôi cũng có những băn khoăn lớn lao. Khi các chính trị gia ở Washington bắt đầu tung số tiền khổng lồ như vậy để giải quyết một vấn đề mà không thảo luận hay tham khảo ý kiến cho kỹ lưỡng
Nhà bình luận Phil Schurrer
Cá nhân tôi hy vọng kế hoạch cứu nguy kinh tế thành công, nhưng đồng thời tôi cũng có những băn khoăn lớn lao. Khi các chính trị gia ở Washington bắt đầu tung số tiền khổng lồ như vậy để giải quyết một vấn đề mà không thảo luận hay tham khảo ý kiến cho kỹ lưỡng, tự nhiên tôi phải đưa tay sờ ngay vào túi sau, vì muốn bảo vệ cho số tiền mình đang có trong ví. Không có khoản tiền nào được cho không cả, sớm muộn gì cũng sẽ có người phải trả nợ. Câu hỏi hiện nay là dùng một khoản tiền lớn như thế có hữu lý hay không?
Hy vọng không phải không có
Trong khi tờ báo điện tử “Phản Ánh” của cánh Dân Chủ nhận định:
Tất cả những dữ kiện được đưa ra đều mang đầy hy vọng, ngay chính Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội cũng tiên đoán từ nay đến cuối năm 2010, luật cứu nguy kinh tế sẽ tạo thêm 3.6 triệu việc làm.
Tổng Thống Obama đã thực hiện đúng những gì ông cam kết với cử tri khi vận động tranh cử, như giảm thuế cho giới trung lưu, giúp người dân mua nhà, mua xe và đóng tiền học đại học. Luật này cũng tiêu biểu cho những nỗ lực vượt bực để chận đứng đà tụt dốc của nền kinh tế quốc gia.
Từ cuộc Đại Khủng Hoảng đến giờ, Hoa Kỳ chưa bao giờ phải trực diện với những khó khăn như thế, và quyết định của Tổng Thống Obama là quyết định hoàn toàn hữu lý. Ngay bây giờ, người dân Mỹ có thể hy vọng dự luật này sẽ đem lại những kết quả mà mọi người chờ mong.
Điều đáng mừng là ông Obama sẽ bỏ rất nhiều tiền vào các chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo thêm việc làm cho dân chúng. Các kế hoạch xây dựng này còn được thực hiện theo chiều hướng bảo vệ môi sinh, đó là điều ai cũng muốn thấy.
Nói tóm lại, người dân Hoa Kỳ trông chờ và nghi ngờ thành quả gói kích cầu kinh tế giá 787 tỷ sẽ đem lại. Có người nghĩ kế hoạch cùa ông Obama sẽ dem lại nhiều điều lợi.
Điều đáng mừng là ông Obama sẽ bỏ rất nhiều tiền vào các chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo thêm việc làm cho dân chúng. Các kế hoạch xây dựng này còn được thực hiện theo chiều hướng bảo vệ môi sinh, đó là điều ai cũng muốn thấy.
Nhưng cũng có người như kinh tế gia Peter Morici nói thẳng số tiền 787 tỷ tuy có lớn, nhưng chẳng giúp được gì cả.
Có thể khoản tiền này sẽ tạo sôi động trong một thời gian, nhưng khi tiêu hết tiền rồi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Câu trả lời là lại tụt dốc tiếp.
Hoặc dè dặt hơn như ông Sam Stovall, một nhà cố vấn đầu tư của Standard and Poor’s,
Cho rằng giới đầu tư vẫn chưa thật sự an tâm, vì còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, trong đó có các trở ngại của thị trường tài chánh và hệ thống ngân hàng. Ông Stovall giải thích thêm đây là những trở ngại phải sửa ngay, nếu ông Obama muốn gói kích cầu kinh tế đem lại những thành quả như ông đã nói với người dân.