Đóng cửa trại giam Guantanamo, một quyết định không dễ

Bốn tháng trước đây và chỉ vài ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng Thống Hoa Kỳ loan báo quyết định đóng cửa trại giam Guantanamo Bay nằm trong một căn cứ Hải Quân Mỹ ở Cuba.

0:00 / 0:00

Bốn tháng trước đây và chỉ vài ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng Thống Hoa Kỳ loan báo quyết định đóng cửa trại giam Guantanamo Bay nằm trong một căn cứ Hải Quân Mỹ ở Cuba.

Trại giam đã tạo một ấn tượng xấu cho nước Mỹ, vì đó là nơi có nhiều tù nhân bị giam cầm quá lâu mà không được đưa ra xét xử, cũng là nơi tin do chính quyền phổ biến cho thấy có những tù nhân bị tra tấn...

Muốn xóa bỏ một ấn tượng xấu cho nước Mỹ

Khi loan báo điều này, ông Obama và các cố vấn cao cấp Nhà Trắng đưa ra nhiều lý do để chứng minh trại giam đã tạo một ấn tượng xấu cho nước Mỹ, vì đó là nơi có nhiều tù nhân bị giam cầm quá lâu mà không được đưa ra xét xử, cũng là nơi tin do chính quyền phổ biến cho thấy có những tù nhân bị tra tấn...

Nhưng đóng cửa trại giam cũng không phải là điều dễ thực hiện, vì sau đó, đem những tên khủng bố đi giam giữ ở đâu, và nếu trả tự do cho những kẻ không có đủ bắng chứng để kết tội thì họ sẽ ở đâu? Đưa họ về nguyên quán, đưa họ sang nước khác là những giải pháp từng được nói đến, nhưng nếu nước của họ không nhận và cũng chẳng có một nước thứ ba nào gật đầu, thì liệu người dân Hoa Kỳ có an tâm khi thấy những kẻ bị tình nghi hoạt động khủng bố sống ung dung ngoài xã hội hay không?

Những vấn đề xoay quanh việc đóng cửa trại giam Guantanamo Bay là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn gửi đến quý thính giả trung khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách.

Đứng trước Văn Khố Quốc Gia, địa điểm lưu giữ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp của Hoa Kỳ, Tổng Thống Barack Obama cam kết sẽ đóng cửa trại giam Guantanamo Bay, thực hiện đúng quyết định mà ông đã đưa ra chỉ ngày sau khi vào Nhà Trắng.

Trong bài diễn văn quan trọng kéo dài 1 tiếng đồng hồ được trực tiếp truyền hình toàn quốc nói về khủng bố, giá trị của nước Mỹ và an ninh quốc gia, nhà lãnh đạo nước Mỹ đã cố gắng thu phục sự ủng hộ của người dân, hy vọng sự ủng hộ sẽ giúp ông giải quyết một vấn đề gai góc mà ông đang phải đối phó. Trại giam này nằm trong một căn cứ của Hải Quân Mỹ ở Cuba là nơi đang giam giữ 241 tù nhân, tất cả đều bị bắt vì có liên quan đến khủng bố.

Trại tù này đã làm hoen ố hình ảnh của nước Mỹ với cộng đồng thế giới, và đi sai với những giá trị quý báu được người dân Hoa Kỳ tôn trọng và cổ võ từ ngày lập quốc đến giờ.

Hoa Kỳ phải là biểu tượng của hy vọng cho thế giới

Đây là trại giam bị thế giới lên án vì các tù nhân bị giam giữ quá lâu và đến giờ mới có 3 người bị đưa ra toà xét xử, nhưng đóng cửa và đưa những tù nhân còn lại vào giam tại Mỹ là điều hầu như không người dân Hoa Kỳ nào mong muốn thấy. Bài diễn văn cũng được Tổng Thống Mỹ đọc chỉ một ngày sau khi Thượng Viện Liên Bang bỏ phiếu bác lời yêu cầu xin 80 triệu dollars để đóng cửa nhà tù Guantanamo Bay, và sửa soạn cho những điều kiện cần thiết trước khi đưa số tù nhân từ trại vào Mỹ.

Ông Obama nói rằng ông hiểu rõ quan tâm, hay đúng hơn là âu lo của người dân, về an ninh quốc gia cũng như an toàn cho chính họ. Vì thế, ông nói rõ tất cả

Trại giam Guantanamo Bay
Trại giam Guantanamo Bay. AFP photo (AFP photo)

những tên khủng bố nguy hiểm từng hoạt động cho Al-queda sẽ bị giam giữ suốt đời trong những trại giam “kiến cố nhất”.

Ông bảo rằng bọn khủng bố chỉ thành công nếu chúng hoạt động phá hoại ngay tại nước Mỹ hay ở các nước đồng minh với Hoa Kỳ, nhưng “chúng sẽ chẳng bao giờ có thể làm điều đó” vì nước Mỹ không khi nào cho bọn gian cơ hội để gây rối, không bao giờ cho kẻ gian cơ hội “để gây nguy hiểm cho người dân Hoa Kỳ”.

Nhưng bên cạnh đó, cũng chính ông Obama nói rằng ông đã làm điều đúng khi quyết định trễ nhất là vào đầu năm tới sẽ đóng cửa trại giam Guantanamo Bay, vì trại tù này đã làm hoen ố hình ảnh của nước Mỹ với cộng đồng thế giới, và đi sai với những giá trị quý báu được người dân Hoa Kỳ tôn trọng và cổ võ từ ngày lập quốc đến giờ.

Những giá trị cao quý mà nhân dân Hoa Kỳ tôn trọng trong thời chiến cũng như thời bình “không phải chỉ vì đúng”, mà còn là nền tảng “tạo sức mạnh cho quốc gia và yên ổn cho mọi người”, đồng thời “như nhiều người đã bảo, là biểu tượng của hy vọng cho toàn thế giới”

Guantanamo sẽ tạo thêm khủng bố toàn cầu hơn là bắt giữ chúng

Từ điểm đó, Tổng Thống Obama nói:

Tính toán thế nào đi nữa thì tiếp tục mở cửa trại giam này cũng thiệt hại gấp bội phần những khó khăn phải giải quyết khi đóng cửa.

Và nhắc lại những gì đã xảy ra ở nước Mỹ sau ngày biến cố 11 tháng Chín 2001 do quân khủng bố gây nên:

Trong lúc đầy sợ hãi đó, rất nhiều người trong chúng ta, Dân Chủ lẫn Cộng Hoà, chính trị gia, nhà báo và người dân đã im lặng. Nói một cách khác, chúng ta đã đi sai đường.

Đó không phải là đánh giá của mỗi mình tôi. Đó là đánh giá được chia sẻ bởi người dân Mỹ, những người đã đề cử ứng viên đại diện hai chính đảng ra tranh chức Tổng Thống, những người dù có nhiều khác biệt, nhưng cùng kêu gọi một cách tiếp cận mới, đó là không chấp nhận tra tấn tù nhân và nhận thức được đóng cửa trại tù Guantanamo Bay là điều cần thiết.

Ông Obama cũng trình bày cho người dân Hoa Kỳ biết những lý do mà ông đã từng cân nhắc trước khi quyết định đóng cửa nhà giam Guantanamo Bay, cho rằng nhà giam này đã gây ảnh hưởng thật bất lợi cho nước Mỹ trong cuộc chiến thu phục cảm tình của người dân thế giới, nói rõ rằng theo ông, chính sự hiện diện của trại tù này và những gì đã xảy ra trong đó đã “tạo thêm khủng bố toàn cầu hơn là bắt giữ được chúng”.

Nhà giam này đã gây ảnh hưởng thật bất lợi cho nước Mỹ trong cuộc chiến thu phục cảm tình của người dân thế giới, nói rõ rằng theo ông, chính sự hiện diện của trại tù này và những gì đã xảy ra trong đó đã "tạo thêm khủng bố toàn cầu hơn là bắt giữ được chúng". <br/>

Tổng Thống Obama<br/>

Ông cũng không quên nói rằng ông thừa hưởng một di sản “thối rữa” do chính phủ tiền nhiệm của Tổng Thống George W. Bush để lại, trong đó trại giam Guantanamo mà ông phải dọn dẹp là một thí dụ điển hình- và trách nhiệm của ông bây giờ là phải cùng với người dân tạo một khuôn mặt mới cho nước Mỹ, để Hoa Kỳ thật sự trở lại vai trò lãnh đạo thế giới.

Một ngày trước khi ông Obama đọc bài diễn văn này, Thượng Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được cấp ngân khoản để thực hiện chương trình đóng cửa trại tù Guantanamo Bay, đòi hỏi Nhà Trắng phải cho Quốc Hội biết chi tiết những gì sẽ làm sau đó, tức sẽ giải quyết con số 240 tù nhân đang bị giam giữ như thế nào, có đưa số tù nhân này vào giam ngay trong nước Mỹ hay không.

Tại Hạ Viện, các vị dân cử Cộng Hoà và Dân Chủ còn đang soạn thảo một dự luật mang tên “Không Được Đưa Các Tên Khủng Bố Tới Sân Sau Của Chúng Tôi”, ý muốn nói đưa những tù nhân đó đi đâu cũng được, miễn đừng đưa vào Mỹ.

Phản đối mãnh liệt của cựu PTT. Dick Cheney

Chỉ ít phút đồng hồ sau khi ông Obama kết thúc bài đọc, Cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Dick Cheney cũng xuất hiện tại Viện Nghiên Cứu The American Interprise Institute ở thủ đô Washington.

Trước thành phần cử toạ hầu hết thuộc đảng Cộng Hoà, không chỉ để trình bày quan điểm cá nhân mà còn trình bày quan điểm của chính phủ cũ. Trong bài diễn văn, ông Cheney nói rằng chính quyền George W. Bush đã làm đúng khi áp dụng những biện pháp điều tra cứng rắn để những tên khủng bố cứng đầu phải khai những gì chúng đã làm hay định làm, và đặt trại giam Guantanamo ngoài khuôn khổ luật pháp của nước Mỹ.

Chính quyền George W. Bush hãnh diện đã đạt được là giúp người dân sống yên ổn. Thành quả đó, theo Cựu Phó Tổng Thống Cheney, "không thể đem ra để phê phán, chê bai, chứ đừng nói gì đến kết án" như ông Obama đã làm và đang làm, khi nặng lời chỉ trích chính phủ tiền nhiệm.

Cựu PTT Dick Cheney

Cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nói rất rõ là trong tình trạng quốc gia phải đương đầu với nguy hiểm và khó khăn đó, nếu bây giờ có phải làm lại từ đầu ông “cũng sẽ làm như cũ”.

Trước khi nhắc lại rằng sau ngày biến cố do quân khủng bố gây nên hôm 11 tháng Chín năm 2001 giết chết 3,000 công dân Hoa Kỳ, thành quả mà chính quyền George W. Bush hãnh diện đã đạt được là giúp người dân sống yên ổn. Thành quả đó, theo Cựu Phó Tổng Thống Cheney, “không thể đem ra để phê phán, chê bai, chứ đừng nói gì đến kết án” như ông Obama đã làm và đang làm, khi nặng lời chỉ trích chính phủ tiền nhiệm.

Ông Cheney cũng cảnh báo:

Tôi nghĩ hậu quả của việc ông Obama đưa những tên khủng bố ghê sợ nhất vào trong đất Mỹ sẽ là những nguy hiểm kinh khiếp nhất và đáng tiếc nhất cho nhiều năm sắp tới.

Qua những cuộc tiếp xúc với các chuyên gia về an ninh, tình báo và tư pháp Hoa Kỳ, Ban Việt Ngữ chúng tôi được biết những tù nhân đang bị giam giữ ở Guantanamo Bay được chia ra thành nhiều loại. Có những kẻ thuộc thành phần có thể được trả tự do vì bị bắt lầm, nhưng Washington sợ họ sẽ bị sách nhiễu khi trở về nguyên quán, hoặc chính quyền nước đó không chịu nhận họ.

Có những kẻ thuộc thành phần sẽ bị xét xử bởi luật pháp Mỹ, và những người này đương nhiên sẽ bị giam giữ trong các nhà giam của Mỹ. Một số khác có thể sẽ bị đưa ra xét xử trước toà án quân sự Mỹ, và sẽ bị giam trong trại giam riêng của quân đội. Cũng có một số người các chuyên gia tư pháp nói rằng không thể đưa họ ra xét xử vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như không đủ chứng cớ buộc tội hay lời khai của họ không có giá trị trước toà vì lúc điều tra họ bị tra tấn, nhưng cơ quan an ninh không đồng ý trả tự do cho họ, viện dẫn lý do những người này thuộc thành phần nguy hiểm.

Giả sử những tù nhân từng bị giam giữ ở trại giam Guantanamo Bay được trả tự do, liệu cơ quan FBI Hoa Kỳ có thể đảm bảo sẽ theo dõi chặt chẽ các hoạt động của những người này hay không?

Theo lời ông Robert Muller, Cựu Tổng Giám Đốc FBI thì cơ quan ông từng điều hành có phương tiện để làm công tác này, nhưng ông cũng nói rõ chỉ một sơ hở nhỏ thôi, cũng đủ để cả nước phải sống trong âu lo hay sợ hãi.