Thế giới và bài diễn văn của ông Obama

Tối thứ Ba vừa rồi, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đọc diễn văn tại trường Võ Bị West Point, trình bày những điểm ông sẽ cho thực hiện ở Afghanistan.

0:00 / 0:00

Qua bài diễn văn được cả thế giới theo dõi, ông Obama cho biết sẽ đưa thêm 30,000 binh sĩ vào chiến trường, đồng thời loan báo 18 tháng sau đó sẽ bắt đầu rút quân, tức kể từ tháng Bảy năm 2011. Ông cũng kêu gọi các quốc gia cùng tham dự vào cuộc chiến chống khủng bố mà ông nói là “không phải chỉ riêng của nước Mỹ”, đồng thời cam kết gây sức ép buộc chính phủ Afghanistan phải làm việc nghiêm chỉnh hơn, cũng như thắt chặt quan hệ chiến lược với đồng mình Pakistan ở vùng Nam Á. Trong khuôn khổ Tạp Chí Thời Sự Tuần Này, chúng tôi xin lược qua phản ứng báo chí thế giới về bài diễn văn của Tổng Thống Mỹ. Bài do Quỳnh Như và Nguyễn Khanh đọc.

Không có sáng kiến gì mới

Ngay sau khi bài diễn văn kéo dài 33 phút đồng hồ ông Obama đọc tại Trường Võ Bị West Point kết thúc, giới truyền thông khắp nơi tức khắc cho đăng tải trên mặt báo, qua truyền hình, truyền thanh và phổ biến online những bài bình luận về bài diễn văn này.

Trước hết, tờ Spiegel trong bài bình luận đăng tải trên mạng viết rằng bài diễn văn ông Obama đọc thiếu hẳn một điều quan trọng, đó là không có tầm nhìn chiến lược.

Nguyễn Khanh: đúng như dự đoán, Tổng Thống Hoa Kỳ cam kết đưa thêm một số lượng lớn binh sĩ sang chiến đấu ở Afghanistan. Nhưng cùng một lúc, ông lại hứa sẽ bắt đầu rút quân vào năm 2011. Bài diễn văn của ông đưa ra rất nhiều chi tiết, nhưng rất ít tầm nhìn chiến lược. Và ông ta cũng không giải thích được tại sao phải tiếp tục tham chiến ở một cuộc chiến mà phần đông không ủng hộ nữa.

Đúng như dự đoán, Tổng Thống Hoa Kỳ cam kết đưa thêm một số lượng lớn binh sĩ sang chiến đấu ở Afghanistan. Nhưng cùng một lúc, ông lại hứa sẽ bắt đầu rút quân vào năm 2011. Bài diễn văn của ông đưa ra rất nhiều chi tiết, nhưng rất ít tầm nhìn chiến lược.

Tờ Spiegel

Bài bình luận viết thêm:

Nguyễn Khanh: Tổng Thống Obama phải giải thích với người dân của ông về cuộc chiến, và phải trình bày cho người dân biết sự lạc quan về thành quả. Ông Obama đã thử làm điều này trong bài diễn văn dài 33 phút đồng hồ, nhưng ông ta chỉ đưa ra chi tiết và lý thuyết. Không thấy sức thu hút mà ông thường có, đã thế, ông còn thất bại không giải thích được là tại sao chiến lược quân sự của Đại Tướng Tư lệnh Chiến Trường Stanley McChrystal sẽ đem lại kết quả.

Cũng tại Đức, tờ Sueddeutsche Zeitung cho rằng việc ông Obama kêu gọi sự đóng góp của đồng minh là điều ai ai cũng có thể đoán biết trước. Bài bình luận của tờ nhật báo xuất bản tại Munich viết như sau:

Nguyễn Khanh: bây giờ ông Obama đã nói rồi. Trong bài diễn văn đọc tại trường võ bị West Point, ông bảo rằng cuộc chiến này không phải là cuộc chiến của mình nước Mỹ, gánh nặng này không phải là gánh nặng mà nước Mỹ phải gánh vác một mình. Bài diễn văn chưa ráo mực này đang nằm trên bàn các lãnh đạo những nước đồng minh của Hoa Kỳ, kể cả trên bàn của Bà Thủ Tướng Đức.

Ngay từ khi ông Obama chưa đặt chân vào Nhà Trắng, điều ai ai cũng thấy là thế nào ông ta cũng yêu cầu đồng minh đóng góp thêm. Thành thử ra chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ông ta nói những điều đó, nhưng không vì thế mà lời kêu gọi này được đón nhận niềm nở.

Tờ Sueddeutsche Zeitung

Ngay từ khi ông Obama chưa đặt chân vào Nhà Trắng, điều ai ai cũng thấy là thế nào ông ta cũng yêu cầu đồng minh đóng góp thêm. Thành thử ra chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ông ta nói những điều đó, nhưng không vì thế mà lời kêu gọi này được đón nhận niềm nở.

Người dân Đức vẫn đang phân vân về tình hình Afghanistan, về chiến lược không rõ ràng mà Hoa Kỳ và đồng minh NATO đang thực hiện ở đó, và đòi hỏi chính phủ của Bà Thủ Tướng Angela Merkel phải cân nhắc thật kỹ lượng trước khi quyết định có nên đưa thêm quân trong lúc đã có 4,500 binh sĩ phục vụ ở chiến trường hay không. Nhưng ngay lúc này không phải là thời điểm để chính phủ Đức bàn đến chuyện đó.

Tiếp tục con đường của ông Bush

Tại Italy, tờ La Stampa của thành phố Turin lại cho rằng những gì ông Obama đang làm chứng tỏ cho thấy ông Tổng Thống Mỹ sẽ hoàn tất những gì mà người tiền nhiệm là ông George W. Bush để lại chứ không có sáng kiến nào mới cả. Bài bình luận có đoạn viết như sau:

Nguyễn Khanh: cuộc chiến Afghanistan không bắt đầu bởi vị Tổng Thống đương nhiệm của Mỹ, và rõ ràng, khởi đầu bởi Tổng Thống George W. Bush lồng trong khung cảnh Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công hôm 11 tháng Chín năm 2001. Nhưng từ đó đến giờ, mọi hoạt động quân sự của Mỹ đều có tinh đến Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

tất cả những điều ông Obama làm đều lộ rõ cho thấy ông ta muốn tái khẳng định sức mạnh quân sự của nước Mỹ. Đó chính là lý do tại sao ông Obama không thể bỏ Afghanistan, tại sao không mở rộng quan hệ với Iran, tại sao tiếp tục củng cố thế lực ở Iraq. Nói ngắn gọn, ông ta chỉ có thể hoàn tất những gì mà ông George W. Bush đã khởi đầu.

Tờ La Stampa

Hai cuộc chiến mà ông Bush khởi xướng đều bị chỉ trích nặng nề, và điều hiển nhiên là cả hai cuộc chiến này không đem lại kết quả như ông Bush từng hứa hẹn. Nhưng ý tưởng ngăn chận Châu Á, đặc biệt là ngăn chặn Trung Quốc, bây giờ là trọng tâm của thế giới. Ngăn chận ở đây không chỉ có nghĩa là phải gia tăng thế lực, mà hơn tất cả, còn có nghĩa là phải có tiếng nói ở những quốc gia đang nắm chìa khóa năng lượng. Trong một thập kỷ vừa rồi, đây là chính điều có khả năng tạo căng thẳng cho thế giới.

Dĩ nhiên ông Obama không phải là ông Bush. Ông không tin rằng chiến tranh là giải pháp duy nhất. Ông nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo với lời hứa tôn trọng và phát triển quan hệ với mọi nước. Ông cam kết sẽ sử dụng tất cả các giải pháp mà mọi người đều biết, và có thể sẽ đưa ra những giải pháp mới. Mở rộng quan hệ song phương, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế và đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau. Nhưng tất cả những điều ông Obama làm đều lộ rõ cho thấy ông ta muốn tái khẳng định sức mạnh quân sự của nước Mỹ. Đó chính là lý do tại sao ông Obama không thể bỏ Afghanistan, tại sao không mở rộng quan hệ với Iran, tại sao tiếp tục củng cố thế lực ở Iraq. Nói ngắn gọn, ông ta chỉ có thể hoàn tất những gì mà ông George W. Bush đã khởi đầu.

The New York Times ở Mỹ cho rằng câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu chính phủ Afghanistan có ý chí chính trị để nỗ lực hơn theo đòi hỏi của Hoa Kỳ, và đến bao giờ quân đội Afghanistan mới thật sự có khả năng để tự bảo vệ an ninh cho quốc gia của họ. <br/>

Khi nói về quyết định của ông Obama, tờ The New York Times ở Mỹ cho rằng câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu chính phủ Afghanistan có ý chí chính trị để nỗ lực hơn theo đòi hỏi của Hoa Kỳ, và đến bao giờ quân đội Afghanistan mới thật sự có khả năng để tự bảo vệ an ninh cho quốc gia của họ.

Nguyễn Khanh: khi loan báo quyết định đưa thêm 30,000 binh sĩ Mỹ sang chiến trường, ông Obama trình bày rất rõ là ông đòi hỏi Tổng Thống Hamid Karzai phải nỗ lực hơn nữa để chống tham nhũng, và binh sĩ cũng như cảnh sát Afghanistan cũng phải nỗ lực hơn nữa để chiến đấu chống lại quân nổi dậy Taliban.

Thử thách trước mắt chính là ông Karzai, người từng có thời được sự ủng hộ của Tây Phương và hiện đang điều hành một chính phủ bị coi là tham nhũng nhất thế giới. Tham nhũng tới độ người dân nước này bắt đầu đặt câu hỏi về sự hợp pháp của chính quyền và với dân chúng Hoa Kỳ, câu hỏi được đặt ra là liệu có nên chiến đầu và hy sinh cho một chính phủ tồi tệ như vậy không.

một trong những người thất vọng nhất chính là ông Hamid Karzai, vì ông Obama đưa tay chỉ thẳng vào Tổng Thống Afghanistan, bảo rằng ông Karzai là người phải nhận trách nhiệm.

Tờ Abha Abha Al-Wantan

Thất vọng người nghe

Ở Ả Rập Xê Út, nhật báo Abha Abha Al-Wantan cho rằng bài diễn văn mà Tổng Thống Hoa Kỳ mới đọc không làm hài lòng bất cứ ai, từ những người ủng hộ ông cho đến những người chống đối ông. Bài bình luận cũng bảo rằng những người lúc này không nói ra thì cũng đang chất chứa sự thất vọng trong lòng và đến lúc nào đó, họ sẽ bày tỏ.

Nguyễn Khanh: một trong những người thất vọng nhất chính là ông Hamid Karzai, vì ông Obama đưa tay chỉ thẳng vào Tổng Thống Afghanistan, bảo rằng ông Karzai là người phải nhận trách nhiệm. Tổng Thống Hoa Kỳ gần như muốn dùng chữ "tham nhũng" để trình bày cho mọi người biết các việc làm của ông Karzai, khẳng định rằng thời Hoa Kỳ để yên cho ông Karzai muốn làm gì thì làm đã qua rồi.

Ông Obama cũng chẳng làm hài lòng cử tri Dân Chủ lẫn Cộng Hòa Mỹ. Lập trường tranh cử của Đảng Dân Chủ từng là rút quân về nước, bây giờ lại bị đẩy vào thế phải tìm cách giải thích tại sao lại ủng hộ tăng thêm quân. Cùng lúc đó, đảng Cộng Hòa sẽ có cớ để chỉ trích ông Obama về chuyện ông định trước thời điểm rút quân.

Tờ Abha Abha Al-Wantan

Ông Obama cũng chẳng làm hài lòng cử tri Dân Chủ lẫn Cộng Hòa Mỹ. Lập trường tranh cử của Đảng Dân Chủ từng là rút quân về nước, bây giờ lại bị đẩy vào thế phải tìm cách giải thích tại sao lại ủng hộ tăng thêm quân. Cùng lúc đó, đảng Cộng Hòa sẽ có cớ để chỉ trích ông Obama về chuyện ông định trước thời điểm rút quân.

Trong khi đó tờ London Independent xem quyết định tăng quân và báo trước ngày rút quân chính là một đòn phép chính trị.

Nguyễn Khanh: ông Obama không nhắc gì tới chuyện chiến thắng hay định nghĩa rõ ràng mục tiêu cần phải đạt được. Thực tế cho thấy đó là đòn phép chính trị của ông. Binh sĩ được đưa sang chiến trường không phải để tìm giải pháp cho Afghanistan, mà để tạo điều kiện cho lực lượng NATO có thể rút quân, đi kèm với lời tuyên bố là đã làm tròn trách nhiệm được trao phó.

ông Obama không nhắc gì tới chuyện chiến thắng hay định nghĩa rõ ràng mục tiêu cần phải đạt được. Thực tế cho thấy đó là đòn phép chính trị của ông. Binh sĩ được đưa sang chiến trường không phải để tìm giải pháp cho Afghanistan, mà để tạo điều kiện cho lực lượng NATO có thể rút quân, đi kèm với lời tuyên bố là đã làm tròn trách nhiệm được trao phó. <br/>

Tờ London Independent

Thủ Tướng Gordon Brown của Anh từng nói năm tới sẽ rút quân, ông Obama trong bài diễn văn thì bảo sẽ rút quân vào năm 2011. Tổng Thống Hamid Karzai của Afghanistan cũng nói rằng ông muốn tất cả các đơn vị quân sự nước ngoài rút khỏi Afghanistan trong 5 năm tới.

Ở New Delhi, tờ The Pioneer chú trọng đến chính sách mới mà ông Obama hứa hẹn sẽ thực hiện với Pakistan, bảo ngay đó là một chính sách sai lầm, sẽ đưa nước Mỹ tới thất bại. Tờ báo nhắc lại một số sự kiện đáng chú ý

Nguyễn Khanh: chính sách ngoại giao mới của Washington chứng tỏ cho thấy ông Obama không nhìn ra vấn đề: Hoa Kỳ không thể nào chiến thắng được bọn khủng bố ở Afghanistan nếu tiếp tục nhân nhượng với Pakistan là nước yểm trợ khủng bố. Taliban, lực lượng vẫn đang nuôi dưỡng khủng bố Al-queda, thành hình ở Pakistan hồi 1994. Sau ngày biến cố 11 tháng Chín 2001 xảy ra, quân Al-queda chạy sang ẩn náu ở Pakistan.

Và kết luận:

Nguyễn Khanh: nếu ông Obama thật lòng muốn bắt đầu thực hiện cuộc rút quân trong danh dự từ Afghanistan về nước vào năm 2011 thì ông chỉ có 2 cách để lựa chọn. Cách thứ nhất là ông phải làm áp lực, buộc lãnh đạo Pakistan phải hành động đối với thành trì của bọn khủng bố, bất kể chúng đang đặt ở các khu bộ tộc hay không bộ tộc, hoặc sử dụng chính khả năng đang có của nước Mỹ để tự ra tay làm điều này. Rất tiếc là chính quyền Obama cũng như chính quyền trước đó đều không có ý chí chính trị để làm những điều cần phải làm.