Cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
2009.07.31

Những gì liên quan đến cuộc thảo luận của hai cường quốc là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách.
Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ “định hình cho thế kỷ 21”
Vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ cuộc Đối Thoại Chiến Lược Và Kinh Tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc với lời cam kết cùng đẩy mạnh quan hệ song phương, mở rộng hợp tác trong nhiều lãnh vực để giải quyết những vấn đề hai nước cùng quan tâm và đối phó với thử thách toàn cầu.
Bản thông cáo chung được phổ biến ở Washington sau hai ngày thảo luận viết rằng “hai quốc gia đã trao đổi thẳng thắn và đào sâu nhiều vấn đề về chiến lược dài hạn cũng như những quan tâm về quan hệ song phương”.
Bản thông cáo chung được phổ biến
ở Washington sau hai ngày thảo luận viết rằng “hai quốc gia đã trao đổi thẳng
thắn và đào sâu nhiều vấn đề về chiến lược dài hạn cũng như những quan tâm về
quan hệ song phương”.
Thông cáo cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc gặp đầu tiên, xem đây là phiên họp mở đường “cho những nỗ lực mà cả Washington và Bắc Kinh sẽ làm trong tương lai”
Cuộc họp diễn ra vào đúng lúc thế
giới đang phải đối phó với những khó khăn do cuộc suy thái kinh tế gây nên, cộng
thêm vào đó là những thử thách của thị trường tài chánh quốc tế, do đó, cả
Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều biết “đang phải chia sẻ trách nhiệm quan trọng hơn”
và “những hợp tác căn bản rộng lớn hơn”.
Trách nhiệm này không chỉ được ghi
trong bản thông cáo chung kết thúc cuộc gặp gỡ, mà đã được chính lãnh dạo của
nước chủ nhà là Tổng Thống Barack Obama nói đến trong bài diễn văn khai mạc khi
ông bảo rằng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ “định hình cho thế kỷ 21”.
Cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều biết “đang phải chia sẻ trách nhiệm quan trọng hơn” và “những hợp tác căn bản rộng lớn hơn”.
Định hình này theo giải thích của ông Obama có nghĩa là phải bắt đầu “bằng sự hợp tác cần có giữa hai nước” thay vì thái độ “đối đầu không cần thiết”.
Dọn đường cho cuộc hợp tác toàn diện
Chính vì thế, cuộc đối thoại trở nên quan trọng hơn, để chúng ta có thể hiểu rõ nhau hơn, và có thể thẳng thắn trình bày với nhau những điều chúng ta quan tâm.
Rất nhiều vấn đề được đặt trên bàn hội nghị, và kết quả cho thấy hai nước cam kết cùng hợp tác trong các lãnh vực như bảo vệ môi trường cho đến giải quyết cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Ngay cả vấn đề ngoại giao cũng được nói đến, từ quan hệ song phương cho đến những giải pháp nên thực hiện để giải quyết các điểm nóng của thế giới, như hòa bình cho Vùng Trung Đông, hay căng thẳng đang xảy ra gây bất ổn ở khu vực Bán Đảo Triều Tiên.
Trong cuộc họp báo kết thúc, Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhắc cho mọi người thấy xưa nay, chưa có cuộc họp
nào giữa Trung Quốc và Mỹ lại quy tụ thành phần tham dự đông đảo, và đoàn đàm
phán hai bên được hướng dẫn bởi các viên chức cấp cao như lần này.
Bà nói rằng phía Hoa Kỳ có ngoại trưởng lẫn ông Tổng trưởng Tài Chánh Timothy Geithner, phía Bắc Kinh dẫn đầu bởi Phó Thủ Tướng Vương Kỳ Sơn và Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới Bỉnh Quốc. Bà bảo tiếp cuộc thảo luận diễn ra rất sôi nổi, tập trung và nghiêm túc, và kết quả là những tiến bộ hai bên đều hài lòng.
Xưa nay, chưa có cuộc họp nào giữa Trung Quốc và Mỹ lại quy tụ thành phần tham dự đông đảo, và đoàn đàm phán hai bên được hướng dẫn bởi các viên chức cấp cao như lần này.
Hillary Clinton
Chúng tôi đã đặt nền móng cho mối quan hệ tích cực, hợp tác hữu ích và toàn diện ở thế kỷ thứ 21. Đặt nền móng có nghĩa là ngay lúc này chưa thể đưa ra những thành quả cụ thể, nhưng tất cả những bước trên con đường xây đựng niềm tin và hiểu biết đều là những đầu tư tốt. Vì vậy, điều tôi thu thập được là cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế này hứa hẹn nhiều thuận lợi cho tương lai.
Ông David Shear, một viên chức ngoại giao cao cấp hiện đang điều hành Vụ Trung Quốc giải thích thêm là cuộc đối thoại đầu tiên này xác định một loạt các quan tâm chung của cả hai nước và ở từ nay cho đến khi gặp nhau ở cuộc đối thoại thứ nhì, hai bên sẽ vạch ra một số phương cách cụ thề để theo đuổi những quan tâm chung đã vạch ra.
Trong cuộc đối thoại chiến lược đầu
tiên, cả Washington lẫn Bắc Kinh đã trình bày cặn kẽ những điểm cần bàn, phải
thảo luận về tình hình kinh tế và tài chánh mỗi nước.
Tin phát xuất từ giới ngoại giao cho hay phía Trung Quốc nói rằng họ hiểu rất rõ ý nghĩa của câu “cứu Mỹ là cứu mình” nhưng mặt khác Bắc Kinh cũng lo ngại gói kích cầu kinh tế khổng lồ 787 tỷ dollars của ông Obama cùng những khoản nợ mới nay đã lên đến cả ngày tỷ dollaras khác cho ngân sách tài khóa tới của Mỹ có thể sẽ tạo nên lạm phát, và lúc đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của khoản tiền hơn 800 tỷ dollars mà Trung Quốc đang cho Mỹ vay.
Trước các quan ngại của phái đối tác, ông Tổng Trưởng Tài Chánh Mỹ Timothy Geithner nói đã giải thích cặn kẽ cho phía đối tác biết về tình hình kinh tế của nước Mỹ, đi kèm theo đó là lời cam kết không để lạm phát gia tăng, tức không để cho đồng đô la mất giá.
Chúng tôi đã đặt nền móng cho mối quan hệ tích cực, hợp tác hữu ích và toàn diện ở thế kỷ thứ 21. Đặt nền móng có nghĩa là ngay lúc này chưa thể đưa ra những thành quả cụ thể, nhưng tất cả những bước trên con đường xây đựng niềm tin và hiểu biết đều là những đầu tư tốt.
Hillary Clinton
Số tiền người dân Mỹ để dành đang tăng, số tiền chính phủ vay của nước ngoài đang giảm, chúng tôi cũng cam kết sẽ cố gắng tối đa để giảm bớt thâm thủng ngân sách, một khi kinh tế qua khỏi cuộc suy thoái hiện giờ và thật sự hồi phục.
Kinh tế và chính trị
Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng có lo âu riêng về kinh tế của Trung Quốc, một nền kinh tế đến giờ vẫn lệ thuộc vào xuất khẩu. Đoàn chuyên gia kinh tế Mỹ dự cuộc đàm phán nói rằng Bắc Kinh có rất nhiều điều phải làm, từ điều chỉnh cấu trúc của nền kinh tế Hoa Lục, cải cách chính sách tài khóa, kiểm soát khối doanh nghiệp nhà nước cho chặt chẽ và hoạt động hữu lý hơn, đặc biệt là phải gia tăng tiêu dùng trong nước. Vẫn ông Geithner bảo:
Trung Quốc không thể tăng trưởng kinh tế bằng cách xuất khẩu sang Hoa Kỳ hay những thị trường khác. Đã đến lúc chính phủ Trung Quốc phải thúc đẩy mạnh hơn nữa, để có thể tăng trưởng dựa vào mức tiêu dùng nội địa.
Bên cạnh đề tài kinh tế, các vấn
đề đang gây sôi nổi trong chính trường quốc tế cũng được bản thảo đến, trong đó
quan trọng nhất là căng tthẳng hạt nhân do Bắc Hàn gây nên đang ảnh hưởng trực
tiếp ổn định của hai nước đồng minh của Mỹ ở Đông Á là Nam Hàn và Nhật Bản.
Về vấn đề này, Bà Ngoại Trưởng Clinton nói rằng Washington luôn luôn đánh giá cao vai trò của Bắc Kinh trong nỗ lực thúc đẩy Bắc Hàn đình chỉ ý đồ chế tạo võ khí hạt nhân và Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc là ông Đới Bỉnh Quốc cũng khẳng định Bắc Kinh ủng hộ ý kiến bán đảo Triều Tiên phải là khu vực phi nguyên tử, và Bắc Hàn nên trở lại bàn hội nghị 6 nước càng sớm càng tốt.
Thi hành nghị quyết của Hội Đồng Bảo An đòi hỏi hai điều kiện là nghiêm chỉnh và trách nhiệm. Chúng ta không thể chỉ nghi ngờ, không có bằng chứng xác đáng được.
Phó Thủ Tướng Vương Kỳ Sơn
Nhưng Phó Thủ Tướng Vương Kỳ Sơn của Trung Quốc cho rằng việc thi hành quyết định của Hội Đồng Bảo An cho phép các nước chận giữ tầu của Bắc Hàn để khám xét xem có chở võ khí hay hàng cấm hay không là điều khó thực hiện. Ống nói như sau:
Thi hành nghị quyết của Hội Đồng Bảo An đòi hỏi hai điều kiện là nghiêm chỉnh và trách nhiệm. Chúng ta không thể chỉ nghi ngờ, không có bằng chứng xác đáng được.
Bên lề cuộc đàm phán, một quan chức
cao cấp Trung Quốc là ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Vương Quang Nhạ cho biết Bắc
Hàn có thể hủy bỏ chương trình chế tạo võ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ cam kết đảm bảo
an ninh cho họ.
Theo ông này thì Bình Nhưỡng quan ngại chuyện có thể bị một nước
khác tấn công bằng giải pháp quân sự, và lời cam kết giúp đảm bảo an ninh quốc
phòng mà Hoa Kỳ đưa ra sẽ tạo điều kiện để Bắc Hàn trở lại bàn hội nghị 6 bên,
giải quyết các căng thẳng đang có với Hoa Kỳ.
Cho đến giờ Washington vẫn chưa nói gì về ý kiến phía Bắc Kinh đưa ra, cũng như không bình phẩm gì về tin nói là có khả năng Hoa Kỳ sẽ thực hiện một chính sách mới với Bắc Hàn để khai thông bế tắc. Thông cáo mới nhất của Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ nói là chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn theo đuổi chủ trương giải quyết mọi vấn đề bằng đường lối ôn hòa.
Như đã nói, vòng đàm phán đầu tiên của cuộc Đối Thoại Chiến Lược Và Kinh Tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kết thúc với bản thông cáo chung và lời hứa hẹn sẽ gặp lại nhau, nhưng các quan sát viên chính trị e ngại những nền tảng tạo dựng được sẽ phai mờ dần, vì lần gặp gỡ kế tiếp sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào mùa hè năm tới, tức 12 tháng sau ngày các giới chức cao cấp của hai nước chia tay nhau tại Washington.
Người ta cũng nhớ lại dưới thời Tổng Thống George W. Bush, khuôn khổ của cuộc đối thoại tương tự cũng đã được thực hiện, diễn ra mỗi 6 tháng một lần, và không hiểu tại sao ông Obama muốn cùng Trung Quốc định hình cho thế kỷ 21, nhưng lại quyết định sẽ gặp nhau mỗi 12 tháng chứ không sớm hơn???