Quan hệ Mỹ-Bắc Hàn sau chuyến đi của ông Clinton
2009.08.07
Câu hỏi này cũng chính là đề tài Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Thời Sự Tuần Đã đi, đã về, đã gặt hái được thành công.
Một chuyến đi đầy bất ngờ
Đó những gì được giới truyền thông khắp nơi ghi nhận, trong những bài báo hay những bài bình luận phổ biến sau khi Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton kết thúc chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng.
Hình ảnh của thành quả này được loan tải khắp nơi, đi kèm với nhận định mang ý nghĩa chung, cho rằng dù không còn giữ vai trò lãnh đạo quốc gia, nhưng ông Clinton vẫn là một chính trị gia nổi bật và uy thế của thế giới, tiếng nói của ông vẫn được lãnh đạo các nước khác lắng nghe, kể cả lãnh đạo Kim Jong-il của Bắc Hàn.
Chuyến đi được giữ kín cho đến giờ chót, và thành quả ông đạt được là chính phủ Bắc Hàn đồng ý trả tự do cho 2 nhà báo Mỹ bị họ giam giữ về tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp và có những hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Hình ảnh của thành quả này được loan tải khắp nơi, đi kèm với nhận định mang ý nghĩa chung, cho rằng dù không còn giữ vai trò lãnh đạo quốc gia, nhưng ông Clinton vẫn là một chính trị gia nổi bật và uy thế của thế giới, tiếng nói của ông vẫn được lãnh đạo các nước khác lắng nghe, kể cả lãnh đạo Kim Jong-il của Bắc Hàn.
Ngay chính tờ The Washington Times xuất bản ở thủ đô của nước Mỹ xưa nay vẫn có chủ trương nghiêng về đảng Cộng Hòa cũng cho đăng trên trang nhất một bài viết khá dài, với nội dung cho rằng sau chuyến đi Bình Nhưỡng, uy thế chính trị của vị Cựu Tổng Thống Dân Chủ ngày một nổi bật hơn, và chắc chắn trong những ngày tới ông Clinton sẽ là người mà Tổng Thống Barack Obama cần tới để giúp giải quyết những vấn đề nóng bỏng khác.
Chuyến đi Bình Nhưỡng, uy thế chính trị của vị Cựu Tổng Thống Dân Chủ ngày một nổi bật hơn, và chắc chắn trong những ngày tới ông Clinton sẽ là người mà Tổng Thống Barack Obama cần tới để giúp giải quyết những vấn đề nóng bỏng khác.
Washington Times
Nhưng câu hỏi đang được đặt ra là chuyến đi của ông Clinton có giúp đưa Bình Nhưỡng và Washington đến gần với nhau hay không, và nếu có, mức độ sẽ như thế nào? Đây là câu hỏi quá khó, vì tùy theo những người được tham khảo ý kiến, quý thính giả của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do sẽ có được những câu trả lời khác hẳn nhau.
Mở đường cho một cuộc đàm phán
Trước hết là lập luận của giới ủng hộ. Đứng đầu danh sách chính là ông Thống Đốc Bill Richardson của bang New Mexico, người từng giữ chức Đại Sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc và Đặc Sứ về Bắc Hàn dưới thời Clinton. Ông Richardson nói rằng đương nhiên, chính quyền Bắc Hàn sẽ lợi dụng sự hiện diện của ông Clinton để tuyên truyền đánh bóng chế độ, nhưng điều đó không quan trọng cho bằng những gì sẽ xẩy đến trong tương lai, giúp Washington và Bình Nhưỡng cơ hội để nói chuyện trực tiếp với nhau.
Đây đúng là thời điểm chiến lược rất quan trọng cho Bắc Hàn để có một nhân vật tầm cỡ như Cựu Tổng Thống Bill Clinton ghé thăm, bởi vì nhà cầm quyền Bình Nhưỡng đang bị thế giới cô lập, ngoài trừ Trung Quốc ra thì chẳng còn ai khác làm bạn với họ, lãnh tụ Kim Jong-il thì đang bị bệnh nặng. Đương nhiên ai cũng biết Bắc Hàn sẽ dùng sự hiện diện của ông Clinton vào mục tiêu tuyên truyền, nhưng không vì thế mà bảo là chuyến đi không thành công. Thành công của Cựu Tổng Thống Clinton không chỉ ở chỗ đưa được hai nhà báo về lại Mỹ, mà còn giúp cho hai nước có cơ hội thảo luận trực tiếp với nhau.
Thành công của Cựu Tổng Thống Clinton không chỉ ở chỗ đưa được hai nhà báo về lại Mỹ, mà còn giúp cho hai nước có cơ hội thảo luận trực tiếp với nhau.
Thống Đốc Bill Richardson
Giúp Bình Nhưỡng và Washington cơ hội thảo luận với nhau cũng là lý do được nhiều người khác nói đến. Tất cả các nhà quan sát hay những chuyên gia về Bắc Hàn đều tin rằng chuyến đi của ông Clinton dù mang tính cá nhân như Nhà Trắng khẳng định, nhưng chắc chắn phải được sự đồng ý của Tổng Thống Barack Obama và được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bà Hillary, người đang điều khiển ngành ngoại giao của nước Mỹ và từng 8 năm giữ vị trí Đệ Nhất Phu Nhân. Cũng vì thế, giới phân tích thời cuộc ở Washington tin rằng Nhà Trắng hy vọng ông Clinton sẽ bắt nhịp cầu mới cho những cuộc thương thuyết để giải quyết căng thẳng về hạt nhân kéo dài đã nhiều năm qua, và ngay chính giới lãnh đạo Bình Nhưỡng cũng tin ông Clinton là người giữ vị trí mở đường cho những cuộc đàm phán tay đôi mà Bắc Hàn từng nhiều lần bắn tiếng nói muốn thực hiện với Mỹ.
Đại
Sứ Wendy Sherman, từng nắm giữ vai trò Phụ Tá Ngoại Trưởng Về Chính Sách và là
thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chuyên trách về không phổ biến võ khí
hạt nhân là người tin Bình Nhưỡng đang trông chờ để thảo luận tay đôi với Mỹ.
Washington tin rằng Nhà Trắng hy vọng ông Clinton sẽ bắt nhịp cầu mới cho những cuộc thương thuyết để giải quyết căng thẳng về hạt nhân kéo dài đã nhiều năm qua, và ngay chính giới lãnh đạo Bình Nhưỡng cũng tin ông Clinton là người giữ vị trí mở đường cho những cuộc đàm phán tay đôi mà Bắc Hàn từng nhiều lần bắn tiếng nói muốn thực hiện với Mỹ.
Tại sao Bắc Hàn lại nói chỉ muốn nói chuyện tay đôi với Mỹ, Bà Đại Sứ Sherman trả lời:
Tôi thấy có một vài lý do để trà lời câu hỏi tại sao Bắc Hàn lại muốn nói chuyện trực tiếp với Mỹ. Thứ nhất Là họ lúc nào cũng nghĩ Hoa Kỳ là hiểm họa duy nhất cho chế độ, đồng thời Hoa Kỳ cũng là cường quốc duy nhất còn sót lại, do đó họ tin rằng nếu nói chuyện hòa bình được với Mỹ có nghĩa là sẽ nói chuyện hòa bình được với mọi nước khác. Điểm thứ nhì là họ không hài lòng với lập trường của Trung Quốc và của Nga, hai nước đáng lẽ phải là đồng minh của họ thì bây giờ lại nghiêng về phía Mỹ, đồng ý để Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết chế tài với họ. Bắc Hàn tin muốn tránh chế tài thì chỉ có một cách duy nhất là nói chuyện thẳng với Mỹ thôi.
Vẫn
theo Bà Đại sứ Sherman, Bắc Hàn đã có nhiều dịp thảo luận tay đôi với Hoa Kỳ,
chẳng hạn như những buổi gặp gỡ bên lề cuộc đàm phán 6 nước ở Bắc Kinh, với sự
tham dự của Nga, Trung Quốc, Nam hàn và Nhật Bản. Bà cho rằng Bình Nhưỡng đã bỏ
qua những cơ hội quá thuận lợi để cùng Hoa Kỳ giải quyết căng thẳng đang xảy ra
chung quanh chương trình hạt nhân mà họ đang theo đuổi.
Bắc Hán lúc nào cũng nghĩ Hoa Kỳ là hiểm họa duy nhất cho chế độ, đồng thời Hoa Kỳ cũng là cường quốc duy nhất còn sót lại, do đó họ tin rằng nếu nói chuyện hòa bình được với Mỹ có nghĩa là sẽ nói chuyện hòa bình được với mọi nước khác.
Bà Đại sứ Sherman
Nhưng Bà Đại Sứ Sherman tin không vì thế mà Bắc Hàn không còn cơ hội nào khác. Bà bảo tiếp:
Cơ hội sẽ đến với họ, khi họ trở lại bàn đàm phán 6 nước.
Điều
này khiến mọi người nhớ lại phát biểu mà bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa
ra ngay sau khi chồng bà mới từ Bình Nhưỡng trở về Mỹ. Bà Cliton nói với đại ý
rằng banh bây giờ đang ở trên phần đất của Bắc Hàn, và nếu chính quyền Kim
Jong-il bày tỏ thiện chí, Washington sẽ đáp ứng. Bà Clinton không đi sâu vào
chi tiết cụ thể, nhưng các phụ tá của bà nhắc lại rằng từ lâu, Hoa Kỳ đã bảo là
nếu Bình Nhưỡng thật tâm bày tỏ thiện chí và nghiêm chỉnh thi hành những gì họ
hứa, thì Washington sẽ đáp ứng bằng nhiều cách, từ viện trợ kinh tế cho đến thảo
luận trao đổi quan hệ ngoại giao.
Nhưng cũng có những dư luận cho rằng chuyến đi của ông Clinton –hay nói đúng hơn là quyết định của chính phủ Obama để Cựu Tổng Thống Clinton sang Bình Nhưỡng- là một sai lầm lớn về mặt chiến lược.
Hoa Ký đi một nước cờ hấp tấp?
Nhưng cũng có những dư luận cho rằng chuyến đi của ông Clinton –hay nói đúng hơn là quyết định của chính phủ Obama để Cựu Tổng Thống Clinton sang Bình Nhưỡng- là một sai lầm lớn về mặt chiến lược. Một trong những người có suy nghĩ này là ông John Bolton, từng có thời làm trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ trong các cuộc thương thuyết với Bắc Hàn.
Theo ông Bolton, sự có mặt của một vị Cựu Tổng Thống Mỹ ở Bắc Hàn chính là phần thưởng chính trị quá lớn mà lãnh tụ Kim Jong-il từng ước mơ trong biết bao nhiêu năm qua, và ông lấy làm tiếc vì Hoa Kỳ đã rơi vào bẫy của giới lãnh đạo độc tài Bình Nhưỡng.
Từ bao nhiêu năm qua, cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa Mỹ đều có chung một chính sách là không thương lượng với bọn khủng bố, không nói chuyện với những chính quyền ủng hộ khủng bố. Việc đồng ý cho một vị Cựu Tổng Thống sang tận nơi nói chuyện với Bắc Hàn sẽ là một gương xấu về mặt chính trị.
Ô.John Bolton
Bắc Hàn bắt giữ 2 nhà báo Mỹ và dùng họ làm con bài để đánh ván bài chiến lược với Hoa Kỳ. Từ bao nhiêu năm qua, cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa Mỹ đều có chung một chính sách là không thương lượng với bọn khủng bố, không nói chuyện với những chính quyền ủng hộ khủng bố. Việc đồng ý cho một vị Cựu Tổng Thống sang tận nơi nói chuyện với Bắc Hàn sẽ là một gương xấu về mặt chính trị.
Gương xấu đó là gì? Ông Bolton giải thích tiếp:
Chúng ta vẫn phải chờ xem chuyện sẽ diễn biến như thế nào. Trong quá khứ, tất cả những gì Bắc Hàn đã hứa, từ chuyện tháo gỡ các lò phản ứng cho tới chuyện ngưng chương trình chế tạo võ khí hạt nhân và ngay cả lời hứa cho các tổ chức quốc tế vào để thực hiện chương trình cứu đói cho dân của họ, họ cũng chẳng bao giờ giữ đúng lời cam kết..
Mai mốt sẽ có những tổ chức khủng bố hay những chính quyền ủng hộ khủng bố bắt giữ người Mỹ làm con tin, rồi sau đó bắn tiếng nói sẽ trả tự do cho các công dân Hoa Kỳ này nếu Nhà Trắng cử ông Clinton sang nói chuyện. Tôi muốn nói thẳng là những gì đã xảy ra ở Bắc Hàn đều được các nhà lãnh đạo bảo thủ của Iran theo dõi rất sát, và biết đâu chừng họ bảo với nhau là nếu Bình Nhưỡng làm được thì Tehran cũng làm được.
Cũng có những người đứng giữa, đưa ra những dự doán dè dặt hơn, chẳng hạn như bình luận gia David Mark. Ông cho rằng dù ông Clinton đã sang Bắc Hàn và dù Bình Nhưỡng đã trả tự do cho 2 nhà báo Mỹ, nhưng vẫn còn quá sớm để có thể biết liệu hai bên có nói chuyện với nhau hay không, và quan trọng hơn cả vẫn là liệu Bắc Hàn con giữ đúng những gì sẽ cam kết không. Đem chuyện quá khứ để dự đoán cho tương lai, ông nhắc lại:
Chúng ta vẫn phải chờ xem chuyện sẽ diễn biến như thế nào. Trong quá khứ, tất cả những gì Bắc Hàn đã hứa, từ chuyện tháo gỡ các lò phản ứng cho tới chuyện ngưng chương trình chế tạo võ khí hạt nhân và ngay cả lời hứa cho các tổ chức quốc tế vào để thực hiện chương trình cứu đói cho dân của họ, họ cũng chẳng bao giờ giữ đúng lời cam kết..
Và đương nhiên không thể quên nhận xét của Giáo sư Aiden Foster Carter, giảng sư danh dự đại học Leeds, nói rằng vui mừng thì có, nhưng đừng vội mừng vui quá mức. Ông bảo ai ai cũng hân hoan trước tin vui hai nhà báo Mỹ được Bình Nhưỡng trả tự do, xem đó là thành quả chuyến đi của Cựu Tổng Thống Bill Clinton, nhưng ngày mai khi thức dậy thì mọi vấn đề với Bắc Hàn vẫn còn đó, vẫn chưa giải quyết được gì đâu!!!