Theo giới chuyên môn, bệnh này nếu phát hiện muộn và điều trị không kịp thời sẽ đẫn đến nhiều hậu quả nguy kịch, đe doạ tính mạng con người. Như vậy bệnh viêm đường mật có chữa dứt khỏi được không? Các phương pháp điều trị bệnh này hiện đang được áp dụng trong nước ra sao? Hiệu quả như thế nào? Bệnh nhân viêm đường mật cần đặc biệt lưu ý những gì đề có thể kiểm soát bệnh?
Mời quý vị cùng tìm hiểu trong phần cuối cuộc trao đổi với Bác sĩ Bảo từ Sài Gòn.
Công việc điều trị sẽ có hai mục tiêu, một là phải khống chế tình trạng nhiễm trùng, và thứ hai là điều trị nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường mật đó mà thường gặp nhất, có thể 80-90%, là do sỏi mật.
BS Trần Ngọc Bảo
Phương pháp điều trị
Trà Mi : Phương pháp điều trị đối với bệnh này hiện nay có hiệu quả tới đâu? Bệnh nhân có được chữa khỏi hẳn hay có thể tái phát, thưa Bác Sĩ?
BS Trần Ngọc Bảo : Bệnh viêm đường mật phải được chẩn đoán càng sớm càng tốt và được điều trị thật tích cực tại bệnh viện để tránh xảy ra các biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.
Công việc điều trị sẽ có hai mục tiêu, một là phải khống chế tình trạng nhiễm trùng, và thứ hai là điều trị nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường mật đó mà thường gặp nhất, có thể 80-90%, là do sỏi mật. Việc điều trị nhiễm trùng phải được thực hiện rất sớm với những kháng sinh thích hợp.
Điều này ở trong chuyên khoa trong bệnh viện thì bác sĩ sẽ biết xử lý trong việc chọn lựa kháng sinh, nhưng có điều là phảỉ thích hợp và phải đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh việc điều trị kháng sinh thì thường thường phải can thiệp phẫu thuật để mà kết hợp nếu có biến chứng như áp-xe gan. Đó là mục tiêu thứ nhứt, tức là khống chế tình trạng nhiễm trùng mà chủ yếu là với kháng sinh.
Bên cạnh việc điều trị kháng sinh thì thường thường phải can thiệp phẫu thuật để mà kết hợp nếu có biến chứng như áp-xe gan. Đó là mục tiêu thứ nhứt, tức là khống chế tình trạng nhiễm trùng mà chủ yếu là với kháng sinh.
BS Trần Ngọc Bảo
Mục tiêu thứ hai là điều trị nguyên nhân, mà nguyên nhân thường gặp nhứt là sỏi mật. Đối với trường hợp sỏi được thành lập ngay trong đường mật thì việc điều trị lấy sỏi có thể thực hiện qua phẫu thuật. Nếu điều kiện thuận lợi hơn thì người ta có thể gắp sỏi qua nội soi. Kỹ thuật này ít xâm lấn, ít nguy hiểm hơn là can thiệp phẫu thuật.
Việc lấy sỏi qua phẫu thuật hoặc qua nội soi thường dễ dàng khi sỏi chỉ có ở trong đường mật, ở ngoài gan, tức là ở trong ống mật chủ hoặc ở trên nhánh gan phải, nhánh gan trái mà thôi.
Nếu sỏi hiện diện cả ở đường mật nhỏ trong gan thì việc lấy sỏi có thể rất là khó khăn và có khi bị sót sỏi, tức là lấy không hết sỏi, do đó thường dễ bị tái phát viêm đường mật.
Trà Mi : Tức là có khả năng chữa khỏi hay là tái phát thì còn tuỳ thuộc thời điểm phát hiện bệnh và cách điều trị tận gốc?
BS Trần Ngọc Bảo : Còn đối với sỏi đường mật mà do sỏi trong túi mật rơi xuống thì thường thường nó rơi xuống chỉ nằm trong ống mật chủ thôi, cho nên việc lấy sỏi qua nội soi hay qua phẫu thuật thì rất là dễ dàng. Nhưng mà sau đó, vì gốc của nó là sỏi trong túi mật, cho nên phải giải quyết điều trị dứt điểm sỏi túi mật thì mới ngăn ngừa tái phát viêm đường mật được.
Còn đối với sỏi đường mật mà do sỏi trong túi mật rơi xuống thì thường thường nó rơi xuống chỉ nằm trong ống mật chủ thôi, cho nên việc lấy sỏi qua nội soi hay qua phẫu thuật thì rất là dễ dàng.
BS Trần Ngọc Bảo
Hiện nay việc điều trị sỏi túi mật chủ yếu là cắt túi mật qua nội soi. Nhưng trong một số trường hợp mà có chống chỉ định cắt túi mật vì cơ địa nguy hiểm nếu phải phẫu thuật, thí dụ người quá già yếu hay người có những bệnh kết hợp như là suy tim nặng, suy hô hấp nặng thì đánh thuốc mê rất là nguy hiểm. Những trường hợp đó, để điều trị sỏi mật người ta có thể dùng thuốc làm tan sỏi mật. Hiện nay có những nhóm như là Chenodesoxycholic acid, tức acid mật trích từ mật ngỗng. Loại thứ hai là Ursodesoxycholic acid, tức acid mật trích từ mật gấu.
Tuy nhiên, điều trị bằng các thứ thuốc này thì phải có mấy điều kiện: (1) chỉ có hiệu quả đối với sỏi loại cholesterol chưa ngấm calci nhiều, (2) sỏi không quá nhiều và không quá to, tức là chừng vài ba hòn sỏi với kích thước dưới 10 millimet, và nhất là không quá 15 millimet thì mới có thể làm tan được bằng cách uống thuốc, (3) túi mật phải còn hoạt động tốt. Cái này về chuyên môn thì bác sĩ sẽ đánh giá túi mật còn hoạt động tốt hay không.
Để điều trị sỏi mật người ta có thể dùng thuốc làm tan sỏi mật. Hiện nay có những nhóm như là Chenodesoxycholic acid, tức acid mật trích từ mật ngỗng. Loại thứ hai là Ursodesoxycholic acid, tức acid mật trích từ mật gấu.
BS Trần Ngọc Bảo
Thời gian điều trị bằng thuốc phải từ một tới hai năm, và tỷ lệ tan sỏi tuỳ thuộc kích thước của nó. Hễ sỏi càng to thì tỷ lệ thành công càng thấp. Nhưng mà điều trị cách này thì có thể bị tái phát sau khi đã làm tan hết sỏi, cho nên khoảng 10% bị tái phát theo mỗi năm.
Phát hiện càng sớm càng an toàn cho bệnh nhân
Trà Mi : Thưa, Bác Sĩ nói vậy thì đây là con bệnh rất đáng quan tâm, rất đáng ngại. Những bệnh nhân chẳng may mắc phải bệnh viêm đường mật này thì họ cần lưu ý những gì?
BS Trần Ngọc Bảo : Viêm đường mật là bệnh cần phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, do đó nếu nghi ngờ mình bị viêm đường mật, thí dụ thấy đau ở bẹ sườn phải, có sốt, nước tiểu vàng, thì phải đi bác sĩ khám bệnh hoặc vào bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Nếu chẩn đoán và điều trị chậm trễ thì rất dễ bị biến chứng nặng và có thể có nguy cơ tử vong.
Còn về việc ăn uống thì trong bệnh viện sẽ được bác sĩ chỉ định. Khi xuất viện thì những ngày đầu sau khi xuất viện bệnh nhân nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh các thức ăn mỡ béo, các món chiên xào, và nhất là tránh uống bia rượu. Về lâu dài cũng nên kiêng cử những thức ăn như thế.
Viêm đường mật là bệnh cần phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, do đó nếu nghi ngờ mình bị viêm đường mật, thí dụ thấy đau ở bẹ sườn phải, có sốt, nước tiểu vàng, thì phải đi bác sĩ khám bệnh hoặc vào bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
BS Trần Ngọc Bảo
Trà Mi : Bác Sĩ nói là những thức ăn mỡ béo thì nên kiêng cử, nhưng ngược lại những đồ ăn thức uống nào có lợi cho người bị viêm đường mật, thưa Bác Sĩ?
BS Trần Ngọc Bảo : Người ta có nói đến những thuốc lợi mật, tức kích thích để tiết mật trong các bữa ăn cho dễ tiêu hoá, những những cái đó thì dưới dạng thuốc. Còn những thức ăn như là ac-ti-sô này kia thì những cái đó cũng không cần thiết mà phải sử dụng hàng ngày.
Trà Mi : Trong dân gian có truyền miệng là ac-ti-sô có tính mát đó.
BS Trần Ngọc Bảo : Nó làm nhuận mật, tức nó làm cho gan bài tiết mật nhiều hơn trong các bữa ăn, do đó giúp cho sự tiêu hoá các thức ăn dễ dàng hơn, đặc biệt là các đồ ăn mỡ béo.
Trà Mi : Như vậy nếu sử dụng ac-ti-sô thường xuyên, uống ac-ti-sô mỗi ngày hay là sau mỗi bữa ăn thì có những gì đáng lưu ý không, thưa Bác Sĩ?
BS Trần Ngọc Bảo : Việc sử dụng ac-ti-sô lâu ngày thì không có những tác dụng phụ nào đáng kể cả.
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh"
Trà Mi : Trong dân gian có câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh", vậy mong Bác Sĩ cho một vài lời khuyên để giúp dân chúng có thể phòng được căn bệnh viêm đường mật nguy hiểm này.
BS Trần Ngọc Bảo : Việc đề phòng bệnh viêm đường mật chủ yếu là phải dự phòng các yếu tố nguyên nhân, cụ thể là :
Cuối cùng, việc phòng ngừa sỏi mật cần giảm cân ở người béo phì, tránh ăn nhiều chất mỡ béo, các món chiên xào. Đặc biệt một số tình huống mà có phải chỉ định dùng các thuốc như là estrogen hay là dùng thuốc trị tăng mỡ máu lâu ngày thì cũng nên kiểm tra siêu âm định kỳ để phát hiện sỏi túi mật.
<strong>BS Trần Ngọc Bảo</strong>
(1) điều trị các bệnh nhiễm giun sán, đặc biệt là những người ở các nước đang phát triển rất dễ bị lây nhiễm giun đũa, cho nên cần phải xổ giun định kỳ.
(2) Đối với bệnh sỏi mật nếu được phát hiện trước khi có biến chứng viêm đường mật, nếu là sỏi đường mật thì nên tiến hành lấy sỏi qua nội soi. Nếu để sỏi nằm yên đó thì sớm hay muộn gì cũng sẽ bị biến chứng viêm đường mật mà thôi.
(3) Đối với sỏi túi mật mà nếu phát hiện thì người ta cân nhắc, bởi vì máy siêu âm được thiết kế để phát hiện sỏi mật trong những thập niên 1960-1970 thì người ta thấy rằng một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy qua 15 năm theo dõi các trường hợp sỏi túi mật được phát hiện tình cờ qua siêu âm mà trước đó không có triệu chứng gì hết, thì tỷ lệ ở những người được can thiệp phẫu thuật ngay có tỷ lệ biến chứng và tử vong cũng không khác với nhóm mà người ta không can thiệp. Ở đây nhắc lại là phát hiện một cách tình cờ chứ bệnh nhân chưa có triệu chứng gì hết.
(4) Đối với sỏi túi mật mà đã có triệu chứng thì phải tiến hành điều trị. Triệu chứng là cơn đau quặn mật hay là đã có biến chứng viêm túi mật này kia rồi thì bắt bụôc sau khi điều trị ổn định nhiễm trùng thì phải tiến hành điều trị lấy sỏi bằng hoặc mổ hoặc nội soi hay bằng những phương pháp khác.
Cuối cùng, việc phòng ngừa sỏi mật cần giảm cân ở người béo phì, tránh ăn nhiều chất mỡ béo, các món chiên xào. Đặc biệt một số tình huống mà có phải chỉ định dùng các thuốc như là estrogen hay là dùng thuốc trị tăng mỡ máu lâu ngày thì cũng nên kiểm tra siêu âm định kỳ để phát hiện sỏi túi mật.
Hoặc là các yếu tố nguy cơ khác như là trường hợp tán huýêt mạng thì cũng nên điều trị tốt nhưng mà thật ra những bệnh lý về tán huyết mạng trong thực tế lâm sàng thì nhiều khi cũng khó kiểm soát. Cho nên về lý thuyết mà nói, mình điều trị tốt thì tránh bớt sỏi, nhưng nhiều khi không khống chế được bệnh gây tán huyết thì rất khó.
Chương trình “Sức Khoẻ và Đời Sống” tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn sáng Thứ Năm tuần sau.