Bệnh sỏi thận

Chào mừng quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục "Sức Khỏe và Đời Sống" của Đài Á Châu Tự Do phát thanh sáng Thứ Năm hàng tuần. Qua những cuộc trao đổi giữa Trà Mi với các bác sĩ trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, "Sức Khoẻ và Đời Sống" sẽ cung cấp kiến thức y học tổng quát nhằm giúp nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

0:00 / 0:00

Vào khi ngày càng có nhiều thực phẩm được phát hiện chứa độc chất melamine gây bệnh sỏi thận, thì mọi người cũng bắt đầu chú ý nhiều đến căn bệnh tiết niệu vốn phổ biến ở Việt Nam này.

Chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay có cuộc trao đổi với Bác sĩ Kha, chuyên khoa tiết niệu, hiện đang hành nghề tại Sài Gòn, để giúp quý thính giả khắp nơi giải đáp những thắc mắc thường gặp về căn bệnh sỏi thận.

Thế nào là bệnh sỏi thận

Trước tiên, thế nào là bệnh sỏi thận? Xin nhường lời cho Bác sĩ Kha:

Bệnh sỏi thận là một sự tích tụ của những chất rắn mà nó được hình thành trong hệ thống ống của thận.

Bác sĩ Kha : Bệnh sỏi thận là một sự tích tụ của những chất rắn mà nó được hình thành trong hệ thống ống của thận.

Trà Mi : Có mấy loại sỏi thận và cái tính chất đặc biệt của từng loại như thế nào, xin Bác Sĩ trình bày chi tiết ạ.

BS Kha : Loại sỏi thường gặp nhứt là gall calci oxalate và gall calci phosphate. Cái nguyên nhân của nó thì là do chế độ ăn uống hoặc những bệnh lý làm cho nó tăng calci máu thì nó sẽ tạo ra chất sỏi đó.

Ngoài ra, còn có sỏi acid uric mà nguyên nhân là do tăng acid uric vào máu nên tạo thành sỏi acid uric. Kế tiếp là sỏi cystin thì sỏi này ít gặp. Loại sỏi thứ tư là sỏi struvite do nhiễm trùng của hệ tiết niệu gây ra.

Trà Mi : Như vậy là có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận và cũng tuỳ từng loại sỏi như thế nào mà có những nguyên nhân khác nhau?

BS Kha : Về nguyên nhân của sỏi thận thì người ta thấy khoảng 60% là không phát hiện được nguyên nhân gây ra sỏi.

Trà Mi : Như vậy thì chắc phải có những yếu tố nguy cơ như thế nào, phải không, thưa Bác Sĩ?

Loại sỏi thường gặp nhứt là gall calci oxalate và gall calci phosphate. Cái nguyên nhân của nó thì là do chế độ ăn uống hoặc những bệnh lý làm cho nó tăng calci máu thì nó sẽ tạo ra chất sỏi đó.

BS Kha : Người ta chia ra làm 2 nhóm. Thứ nhứt là do yếu tố nội tại và yếu tố ăn uống là nhóm thứ hai. Về yếu tố nội tại thì chẳng hạn như khi một tình trạng là bất thường cái nồng độ calci của máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi, ví dụ như là u tuyến giáp chẳng hạn, hoặc gãy xương phức tạp, v.v. thì nó tạo ra rối loạn calci máu gây nên sỏi.

Nguyên nhân kế tiếp là bệnh gout làm tăng acid uric máu nên cũng gây nên sỏi acid uric, rồi rối loạn chất purin. Chất purin này hình thành khi tế bào ung thư bị phá huỷ do thuốc trị ung thư. Hoặc trong thức ăn như thịt, cá lên men, lòng heo mà nếu ăn thức ăn này thì cũng tạo ra purin.

Và nguyên nhân kế tiếp nữa là những bệnh lý bẫm sinh trong đường tiểu, ví dụ hạch khúc nối, hệ niệu quản cũng tạo ra sỏi. Nguyên nhân kế tiếp là do nhiễm trùng đường tiểu vì con vi trùng proteus có chất men làm phân huỷ ure thành ammoniac làm thay đổi pH nước tiểu nên cũng tạo ra sỏi.

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, những đối tượng nào được coi là dễ bị mắc bệnh sỏi thận nhứt. Có những nhóm người nào gọi là có nguy cơ cao, và độ tuổi nào dễ mắc nhứt?

BS Kha : Độ tuổi thì người ta không xác định rõ ràng, tuy nhiên hay thấy ở độ tuổi từ 18 đến 50 là thường hay gặp.

Triệu chứng

Trà Mi : Vâng. Và cũng xin được hỏi Bác Sĩ là những triệu chứng, những biểu hiện của bệnh sỏi thận để giúp cho người bệnh có thể nhận biết được mình mắc phải bệnh này ra sao ạ?

BS Kha : Triệu chứng của bệnh sỏi thận thì người ta thấy khoảng 60-70% sỏi thận không có triệu chứng lâm sàng. Thì cái này người ta gọi là sỏi ở thể yên lặng mà thường là phát hiện tình cờ qua siêu âm mà thôi. Ngoài ra thì triệu chứng chính là đau, thường đau vùng hông lưng đau lan xuống vùng chậu.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận thì người ta thấy khoảng 60-70% sỏi thận không có triệu chứng lâm sàng. Thì cái này người ta gọi là sỏi ở thể yên lặng mà thường là phát hiện tình cờ qua siêu âm mà thôi. Ngoài ra thì triệu chứng chính là đau, thường đau vùng hông lưng đau lan xuống vùng chậu.

Thường là đau đột ngột do bị viêm phù nề làm giản đột ngột bể thận nên gây cơn đau mà đau rất dữ dội nên người ta gọi là cơn đau bạo thận. Cái đau này là do hòn sỏi theo dòng tiểu xuống làm tắt nghẽn đột ngột nên làm giản một cách đột ngột vỏ bao hòn thận nên tạo ra cơn đau.

Trà Mi : Nhưng hồi nãy Bác Sĩ có nói phần lớn không có triệu chứng đau, nhưng mà những người có triệu chứng đau này có phải là ở cái cấp cao hơn, tức là khi bệnh đã trầm trọng rồi hay chăng, thưa Bác Sĩ?

BS Kha : Dạ không phải. Tại vì có những trường hợp không đau mặc dù hòn sỏi đã lớn rồi mà không gây ra triệu chứng nên thường là người ta phát hiện thấy thì nó rất là lớn. Một số trường hợp sỏi lan vô mà vẫn không thấy đau do nó không tắt nghẽn, không giản đột ngột các đài thận.

Triệu chứng thứ hai là bệnh nhân có sốt. Thường là có nhiễm trùng nên gây ra sốt.

Triệu chứng thứ ba nữa là làm co cứng cái thành bụng ở bên thận có sỏi. Triệu chứng có thể gây ra buồn nôn.

Triệu chứng kế tiếp là có thể là đi tiểu làm cho rối lọan, có thể là đi tiểu gắt, tiểu buốt.

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ có nhiều người thắc mắc rằng cái thói quen cố nhịn tiểu, nhất là những học sinh đi học ở trường, nhứt là ở Việt Nam thì điều kiện không vệ sinh lắm thì phần lớn học sinh cố nhịn tiểu thành một thói quen thì cái đó có liên quan gì đến bệnh sỏi thận không?

BS Kha : Thường thì nhịn tiểu mà lâu thì không tốt. Người ta khuyên mình phải nên uống nhiều nước để cho nước tiểu mình luôn luôn được thay đổi thì không có thời gian lắng động những tinh thế lại dễ gây ra sỏi.

Trà Mi : Thế còn nước tiểu màu đậm có phải là một triệu chứng báo hiệu gì không, thưa Bác Sĩ?

Thường thì nhịn tiểu mà lâu thì không tốt. Người ta khuyên mình phải nên uống nhiều nước để cho nước tiểu mình luôn luôn được thay đổi thì không có thời gian lắng động những tinh thế lại dễ gây ra sỏi.

BS Kha : Ngoài ra trong bệnh sỏi thận thì có thể bệnh nhân do hòn sỏi cọ xát vô niêm mạc đường tiểu thì có thể gây ra rỉ máu. Thì nước tiểu đậm có thể nghĩ đến do nước tiếu có máu đó. Tuy nhiên mình phải xét nghiệm nước tiểu để xem có hồng cầu trong nước tiểu hay không.

Ảnh hưởng của chất melamine

Trà Mi : Thứa Bác Sĩ ngày nay cũng có nói nhiều đến chất melamine là một trong những nguyên nhân khiến có thể gây nên bệnh sỏi thân thì xin được hỏi thăm Bác Sĩ là cái melamine này trong thực phẩm thì cũng khó tránh nhưng mà hấp thu bao nhiêu lượng melamine như thế nào thì mói có nguy cơ bị đau sỏi thận, thưa Bác Sĩ?

BS Kha : Người ta thấy là melamine ở liều thấp, liều nhỏ thì nó không ảnh hưởng gì, tuy nhiên, nếu melamine ở liều cao, ăn vô thì nó hoà tan trong nước tiểu tác dụng với cái uranic acid thì nó tạo ra một hỗn hợp không hoà tan và cái này gây ra sỏi.

Trà Mi : Nhưng Bác Sĩ nói là liều cao thì có nghĩa rằng là phải có thời gian lâu dài?

BS Kha : Tức là phải có thời gian.

Điều trị

Trà Mi : Cũng xin hỏi thăm Bác Sĩ là bệnh sỏi thận này nó có quá trình phát triển lâu dài, cái mức độ nó tăng tiến như thế nào, và cách điều trị ra sao?

BS Kha : Bệnh nhân có thể có một viên sỏi nhỏ thì có thể nó không gây triệu chứng gì cả cho nên hòn sỏi đó có khi vài chục năm cũng có, dần dần hòn sỏi này nó được tích tụ những tinh thể và lớn dần lên. Còn trong cách điều trị thì tuỳ theo mức độ gây bế tắc bởi kích thước của viên sỏi mà người ta có những phương pháp điều trị.

Có hai hướng điều trị về nội khoa thì những viên sỏi mà nó nhỏ hơn 4 mm thì trên 80% có thể là được đi tiểu ra một cách tự nhiên sau từ 2 đến 4 tuần. Còn những hòn sỏi từ 4 đến 6 mm thì người ta thấy sau khi điều trị nội khoa thì có thể nó ra từ 50 cho đến 60%. Còn hòn sỏi 9-10 mm thì người ta thấy tự đi tiểu ra rất là hiếm nên người ta khuyên là điều trị ngoại khoa.

Về cái điều trị ngoại khoa, cho đến hiện nay thì gồm 4 phương pháp. Phương pháp thứ nhứt là tán ngoài cơ thể thì điều kiện là viên sỏi này phải nhỏ hơn 2,5 cm. Viên sỏi lớn hơn 2,5 cm thì người ta khuyên là nên lây sỏi qua da, nội soi.

Hoặc những viên sỏi mà nhỏ thì có thể làm nội soi mà lấy. Nội soi theo đường niêụ đạo đi lên bọng đái rồi lên niệu quản và đến thận. Mình sẽ đưa nguồn laser vào mà tán. Phương pháp cuối cùng là phương pháp mổ hở. Những viên sỏi có hình san hô rất là lớn thì người ta khuyên là nên mổ hở.

Các hòn sỏi này tồn tại lâu ngày nó gây bế tắc làm ứ nước thận và nó sẽ làm cho thận bị hư đi.

Trà Mi : Cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ là nếu như bệnh nhân không phát hiện sơm, không điều trị kịp thời thì bệnh sỏi thận có nguy cơ gây ra những biến chứng tai hại gì về sau không?

BS Kha : Các hòn sỏi này tồn tại lâu ngày nó gây bế tắc làm ứ nước thận và nó sẽ làm cho thận bị hư đi.

Trà Mi : Và bệnh nhân mà mắc phải bệnh sỏi thận thì có những gì mà họ cần đặc biệt lưu ý để kiểm soát cơn bệnh của mình không phát triển nhanh hoặc là không tệ hại hơn, thưa Bác Sĩ?

BS Kha : Bệnh nhân mà bị sỏi thận chưa đến giai đoạn phải điều trị vì nó quá nhỏ thì mình khuyên bệnh nhân nên đi khám định kỳ mỗi 6 tháng. Ít nhất mình phải làm siêu âm hệ niệu, mình coi diễn biến viên sỏi như thế nào và từ đó mới có phương pháp điều trị.

Phòng ngừa

Trà Mi : Thế còn đối vớí những người chưa mắc bệnh sỏi thận mà để giúp cho họ phòng ngừa nguy cơ căn bệnh này thì giới chuyên môn có những lời khuyên gì, thưa Bác Sĩ?

BS Kha : Phòng ngừa bệnh sỏi này thì thứ nhứt là chế độ ăn uống phải hợp lý. Tránh những thức ăn có nhiều oxalate như củ cải đường, đậu nành, đậu phụ, chocolate, và những thức ăn nhiều calci như rau muống, đồ biển như tôm cua chẳng hạn.

Phòng ngừa bệnh sỏi này thì thứ nhứt là chế độ ăn uống phải hợp lý. Tránh những thức ăn có nhiều oxalate như củ cải đường, đậu nành, đậu phụ, chocolate, và những thức ăn nhiều calci như rau muống, đồ biển như tôm cua chẳng hạn.

Cái thứ hai nữa là mình phải khuyên là nên uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày, và tuỳ theo mình làm việc nặng hoặc khí hậu này kia thì mình có thể uống nhiều hơn. Cái thứ ba nữa là phát hiện sớm và điều trị bệnh nhiễm trung đường tiểu. Thứ tư là điều trị những bệnh lý mà gây nên nghẹt hệ tiểu.

Trà Mi : Trong những lưòi khuyên mà Bác Sĩ vừa trình bày thì có phát hiện sơm nhiễm trùng tiểu thì cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ làm cách nào để bệnh nhân có thể sớm phát hiện ra bênh, tức là cách để mà tầm soát cái căn bệnh này như thế nào?

BS Kha : Mình phải đến khám ở những chuyên khoa tiết niệu, làm siêu âm, thử nước tiếu, và nếu cần thiết phải chụp PX để phát hiện sỏi sớm. Khuyên là 6 tháng nên đi khám bệnh tổng quát một lần. Làm những xét nghiệm cơ bản để coi có phát hiện những bệnh lý gì không, sau đó cần thiết mới làm những xét nghiệm về chuyên khoa, chẳng hạn như về thận phải chụp X-quang.

Trà Mi : Dạ. Cảm ơn Bác Sĩ rất nhiều về thời gian và những thông tin rất bổ ích dành cho chương trình của chúng tôi.