Bệnh huyết áp thấp (phần cuối)
2009.01.15
Nếu mà huyết áp xuống đột ngột thì bệnh nhân phải nằm xuống, đầu phải thấp hơn chân, và kêu gọi sự giúp đỡ để đi đến bác sĩ hay đến nhà thương.
Cách xử trí khi bị hạ huyết áp đột ngột
Trà Mi : Ngay khi bị hạ huyết áp đột ngột thì người bệnh cần phải làm gì, thưa Bác Sĩ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Nếu mà huyết áp xuống đột ngột thì bệnh nhân phải nằm xuống, đầu phải thấp hơn chân, và kêu gọi sự giúp đỡ để đi đến bác sĩ hay đến nhà thương.
Trà Mi : Nếu mà không có phát hiện kịp thời hoặc là để lơ là với bệnh này thì có biến chứng gì nặng nề ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Những người bệnh huyết áp thấp có nhiều nguyên do lắm, và những nguyên do nặng thí dụ như nhiễm trùng máu mà nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ đi đến tử vong. Có những người huyết áp thấp mà do ói mữa nhiều, đi cầu chảy, nếu mà không chữa trị bằng cách điện giải thì sẽ có thể đến truỵ thận và có nhiều khi nó xuống thấp quá thì mình có thể đến bất tỉnh.
Trà Mi : Bác Sĩ có nói là có một vài loại thuốc giúp điều chỉnh mức huyết áp trở lại bình thường nhưng mà coi bộ các loại thuốc đó không có được cái tác dụng tuyệt đối. Thế có loại thuốc nào hữu hiệu trong việc nâng huyết áp cho những người huyết áp thấp không, thưa Bác Sĩ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Huyết áp mà do sự thay đổi vị thế là cái thuốc proamaltine hoặc là thuốc mectinen nó chỉ có hiệu quá tạm thời thôi, nó không có hiệu quả lâu dài. Nếu thí dụ huyết áp thấp do mất nước vì đi cầu chảy thì mình sẽ tìm cách điện giải. Và nếu mà do nhiễm trùng thì mình truyền serum và truyền trụ sinh thì áp huyết thấp sẽ khỏi.
Trà Mi : Nhưng mà chỉ là tạm thời thôi chứ không dứt điểm, phải không ạ?
Thường thường là mình không nên tự uống thuốc và phải đi đến bác sĩ đề tìm ra nguyên do tại sao bị huyết áp thấp. Bác sĩ sẽ tuỳ theo nguyên nhân mà chữa trị tận gốc.
BS Nguyễn Hữu Hùng : Vâng.
Trà Mi : Thế thì Bác Sĩ có lời khuyên nào từ giới chuyên môn giúp cho những người chưa bị bệnh có thể phòng bệnh này, còn những người bị bệnh rồi thì lời khuyên đối với họ ra sao?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Thường thường là mình không nên tự uống thuốc và phải đi đến bác sĩ đề tìm ra nguyên do tại sao bị huyết áp thấp. Bác sĩ sẽ tuỳ theo nguyên nhân mà chữa trị tận gốc. Thí dụ một trong những nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp là do uống thuốc cao máu thành thử ra những bệnh nhân bị bệnh cao máu (cao huyết áp) nên uống thuốc theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Đừng có thấy áp huyết cao một tí là uống thêm mà phải được bác sĩ theo dõi thường xuyên.
Xử dụng máy đo áp huyết ở nhà
Trà Mi : Xin được hỏi thăm Bác Sĩ là cái lợi ích cũng như có cái gì thiệt hại nếu như bệnh nhân tự ý mình đo huyết áp tại nhà hay không?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Đo huyết áp ở nhà có lợi nhiều
hơn có hại, nhất là đối với bệnh nhân cao huyết áp. Đo huyết áp ở
nhà cho quý vị biết là thuốc trị bệnh cao huyết áp của quý vị có đúng
liều chưa.
Một trong những điều chúng tôi thường thấy là các vị cao niên thường hay mua máy đo áp huyết ở nhà, ngày đo 4-5 lần và cảm thấy lo sợ khi áp huyết hơi lên cao, ví dụ 150/90, 150/100 và gọi đến bác sĩ hỏi thăm. Đối với chúng tôi, những bệnh nhân lo sợ thái quá thì không nên mua máy đo áp huyết ở nhà mà cần đến bác sĩ để theo dõi bệnh tình của mình thường xuyên hơn.
Đối với chúng tôi, những bệnh nhân lo sợ thái quá thì không nên mua máy đo áp huyết ở nhà mà cần đến bác sĩ để theo dõi bệnh tình của mình thường xuyên hơn.
Trà Mi : Bác Sĩ nói là đo áp huyết tại nhà thì giúp cho bệnh nhân bị cao huyết áp có thể theo dõi được mức áp huyết của mình, nhưng mà đối với những người không mắc bệnh này thì có cần phải sắm máy đo áp huyết tại nhà không? Nói một cách nôm na là có phải ai cũng cần sắm máy này để theo dõi áp huyết thường xuyên hay không?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Theo tôi hiểu thì không phải ai cũng cấn sắm máy đo áp huyết ở nhà, trừ những bệnh nhân bị bệnh cao máu.
Trà Mi : Vâng. Thế mức độ đo thường xuyên như thế nào, thưa Bác Sĩ? Mỗi ngày, mỗi tuần, bao nhiêu lần?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Nếu bệnh nhân được theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ và uống thuốc đều như lời chỉ dẫn thì một tuần đo một lần tôi nghĩ là cũng đủ, hoặc nếu cần mình đo máu trong khi mình có những triệu chứng thí dụ như nhức đầu, chóng mặt, hồi họp, và mình nên ghi con số áp huyết lúc mình có triệu chứng để trình bày cho bác sĩ để bác sĩ giúp mình nhiều hơn.
Trà Mi : Dạ. Hồi nãy Bác Sĩ nói là những người bị bệnh cao huyết áp thì nên mua máy đo huyết áp tại nhà, thế còn những người bị huyết áp thấp thì nên chăng có máy này ở nhà, thưa Bác Sĩ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Cũng tốt hơn chứ nếu mà huyết áp thấp, tại vì nếu mà áp huyết thấp và mình đo máy mà nếu mình thật có triệu chứng thì phải đi đến bác sĩ hoặc đến nhà thương để được giúp đỡ nhanh hơn.
Trà Mi : Vâng. Tóm lại là những ai có bệnh lý về huyết áp thì nên có máy này ở nhà.
Thứ nhất là mình không nên uống rượu, cà phê hoặc hút thuốc lá, 30 phút trước khi đo áp huyết. Nếu bệnh nhân muốn đi tiểu thì nên đi trước khi đo vì nếu bí tiểu thì cũng làm huyết áp tăng.
BS Nguyễn Hứu Hùng : Vâng. Đúng vậy.
Trà Mi : Thế đo huyết áp như thế nào thì dạt mức độ chính xác cao nhứt ạ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Trước khi đo mình cần phải làm những điều sau
đây. Thứ nhất là mình không nên uống rượu, cà phê hoặc hút thuốc lá, 30 phút
trước khi đo áp huyết. Nếu bệnh nhân muốn đi tiểu thì nên đi trước khi đo vì nếu
bí tiểu thì cũng làm huyết áp tăng.
Và trong lúc đo huyết áp thì mình phải ngồi
im lặng, ngồi nghỉ từ 3 đến 5 phút ở vị thế thoải mái, chân không được bắt chéo
nhau (bắt chân chữ ngũ) và để tay lên bàn, tay ngang với vị thế của trái
tim và bàn tay ngữa ra chứ không úp bàn tay.
Sau đó dũng cái "cớp-phơ" của máy đo áp huyết quấn quanh cánh tay và cách khuỷu tay dộ 2,5 centimet. Và cũng nên nhớ rằng cái "cớp-phơ" đó có một cái dấu đặc biệt để chỉ ở chỗ nào là động mạch, chỉ số áp huyết ổn định ở một người lớn là 128, còn trẻ con thì áp huyết có thay đổi tuỳ theo cân nặng và chiều cao. Và các bác si y khoa có biểu đồ sẵn để so sánh để kiếm thế nào là áp huyết tốt với các trẻ em.
Trà Mi : Thế trị số nào đựoc xem là đáng ngại đối với người lớn và đối với trẻ em, thưa Bác Sĩ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Áp huyết được coi là giết người không có triệu chứng. Có những người áp huyết cao 180/100 mà không có triệu chứng gì cả. Có những người 150/90 thì đã thấy khó chịu. Thành thử ra nếu mà áp huyết càng cao thì càng nguy hiểm và cần phải được bác sĩ theo dõi ngay. Nếu mà lên số cao, thí dụ như 200/110 mà chóng mặt, buồn nôn thì phải gọi xe cứu thương đến chở đi nhà thương để hạ áp huyết xuống thấp.
Trà Mi : Còn nếu trong trường hợp mà quá thấp, ở chỉ số thấp đến mức đáng ngại thì nên cần lưu ý gì?
Người ta khuyên là đo áp huyết vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, ở trong một vị thế thoải mái.
BS Nguyễn Hữu Hùng : Khi có áp suất thấp, như tôi đã nói lần trước, nếu một người bình thường mà áp huyết từ 90/60 mà không có triệu chứng gì cả thì không làm gì cả. Tuy nhiên, có những người hồi trước áp suất vào khoảng 150/100 nếu mà nó xuống vào khoảng 100/60 mà có triệu chứng chóng mặt, mệt, khát nước thì cần phải đến nhà thương gấp, và đi kiếm nguyên do tại sao áp huyết thấp.
Trà Mi : Những điều cần lưu ý khi đo huyết áp thì hỗi nãy Bác Sĩ cho biết cái vị trí đo như thế nào, nhưng mà cái thời điểm nên thực hiện việc đo huyết áp là trước bữa ăn, sau bữa ăn, trước khi đi nghỉ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Người ta khuyên là đo áp huyết vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, ở trong một vị thế thoải mái.
Trà Mi : Dạ. Tư thế thoải mái đó có thể là nằm hoặc ngồi, phải không?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Không, không. Tư thế thoải mái có thể nằm và ngồi.
có hai loại máy đo áp huyết: máy đo áp huyết bơm bằng tay và bằng ống nghe (loại cổ điển) và loại thứ hai là máy đo áp huyết tự động. Mỗi loại đều có điều lợi và điều không lợi khác nhau.
Trà Mi : Thế còn đứng thì không nên?
BS Nguyễn Hưũ Hùng : Có nhiều khi có những bệnh nhân bị áp huyết thấp, đứng dậy thì nó tụt mà ngồi hay nằm thì nó bình thường, thì những người đó nhiều khi chúng tôi phải đo vừa đứng, vừa ngồi và vừa nằm.
Các loại máy đo áp xuất
Trà Mi : Vâng. Và tóm lại thì Bác Sĩ có lời khuyên gì đối với bệnh nhân khi họ chọn lựa cho mình một máy đo huyết áp tại nhà thì cần lưu ý những gì, thưa Bác Sĩ?
BS Nguyễn Hữu Hùng : Khi quý vị muốn mua máy đo áp huyết ở nhà, tốt nhất là quý vị hãy theo dõi sách chỉ dẫn kèm theo máy của quý vị. Hiện tại đến bây giờ thì mình có hai loại máy đo áp huyết: máy đo áp huyết bơm bằng tay và bằng ống nghe (loại cổ điển) và loại thứ hai là máy đo áp huyết tự động. Mỗi loại đều có điều lợi và điều không lợi khác nhau.
Máy đo áp suất bằng tay và có ống nghe thì rẻ, tiện lợi nhưng không tốt cho những người bệnh bị lãng tai hay những bệnh nhân bị phong thấp ở bàn tay, hay vì tay yếu vì bệnh gì không đủ sức khoẻ để bơm hơi vào cái "cớp-phơ". Và máy đo áp suất bằng tay đôi khi cũng hay hỏng nếu không biết cách dùng.
Máy đo áp suất tự động rất tốt cho quý vị lãng tai; bất lợi là cái
độ chính xác của máy bớt đi khi quý vị thay đổi vị thế hoặc là khi tim bị
thất nhịp, và một điều nữa là máy đo áp suất tự động đắt tiền hơn máy đo cổ điển.
Máy đo tự động có 3 loại khác nhau, một loại đo bắp tay, một loại đo ở cổ tay,
và một loại đo ở đầu ngón tay.
Và tôi cũng khuyên là quý vị không nên đo áp suất tự động bằng ngón tay hay trong cổ tay vì máy này rất nhạy cảm với vị thế của quý vị và nhiệt độ. Và cuối cũng tôi cũng xin thưa với quý vị là máy đắt tiền chưa chắc đã là chính xác.
Chương trình "Sức Khoẻ và Đời Sống" tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.