Stress phòng và trị bệnh
Trà Mi : Xin mời Bác Sĩ Ý Đức ạ.
Bs Nguyễn Ý Đức : Cái hành vi hay là cái cách mà mình đối xử hay là mình xử trí với cái stress ngay lúc đó là cái vấn đề quan hệ. Nếu chúng ta biết cách để mà xử trí thì chúng ta có thể giải quyết được vấn đề stress một cách dễ dàng, thì chúng ta có thể đứng lên, chúng ta có thể vươn vai, chúng ta có thể hít thở sâu, làm một vài cử động nào đó để mà mình xả xú-páp khỏi cái căng thẳng đó thì đó cũng là một phương thức.
Trà Mi : Dạ. Nhưng mà nếu mà phản ứng bằng những việc như là phải đập phá một cái gì đó, mạnh tay lớn tiếng, hay là khóc lóc.
Chúng ta có thể đứng lên, chúng ta có thể vươn vai, chúng ta có thể hít thở sâu, làm một vài cử động nào đó để mà mình xả xú-páp khỏi cái căng thẳng đó thì đó cũng là một phương thức.
<strong>Bs Nguyễn Ý Đức</strong>
Bs Nguyễn Ý Đức : Thì những trường hợp đó là trường hợp của những người dễ bị xúc động, tức là cái tâm trạng của họ dễ bị những hoàn cảnh bên ngoài làm cho họ dao động. Tất nhiên rằng khi chúng ta có những phản ứng như vậy đó thì tâm trạng của chúng ta càng xấu đi và tất nhiên là chúng ta lại càng khó mà giải quyết được vấn đề, cũng như các cụ của chúng ta thường nói rằng "giận mất khôn", thành ra cái vấn đề chính là chúng ta cứ bình tĩnh để mà giải quyết, đối diện với cái tác động đó.
Trà Mi : Như vậy thì cũng nhân tiện đây xin hỏi Bác Sĩ những cái cách có thể giải toả stress hiệu quả, cái cách làm sao mà đối phó với stress mà vừa bảo vệ được sức khoẻ của mình không bị tổn hại mà vừa giải toả được cái căng thẳng trong lòng mình?
Một tinh thần thư giãn, hài hước vui vẻ
BS Nguyễn Ý Đức : Thực ra cái này là cái vấn đề mình giải quyết cái stress của mình, thì thứ nhất cần phải có cái nhìn rõ ràng với cái stress hay những cái căng thẳng hoặc những cái áp lực nó đưa tới với chúng ta. Và cái vấn đề quan hệ là nhận diện ra những cái hoàn cảnh hay là những cái trường hợp nào mà stress có thể đưa tới.
Chúng tôi xin phép gợi ý như sau này là chúng ta phải sắp xếp lại những công việc của chúng ta theo cái thứ tự ưu tiên: việc nào quan trọng thì ta làm trước, còn những việc nào kém quan trọng thì chúng ta làm sau. Thế rồi, chúng ta luôn luôn giữ một tinh thần thư giãn mà nếu có thể được thì nên có tinh thần hài hước một chút xíu, và nhìn cuộc đời hay sự việc một cách nhẹ nhàng hơn nữa.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên đặt ra những mục tiêu hay là mục đích để làm việc trong mỗi ngày. Viết lên giấy những việc cần làm cho mỗi ngày, và theo đó chúng ta có thể hoàn tất được. Rồi một cái điểm quan hệ khác là không nên tự trách cứ mình hay là hạ cái tinh thần của mình bằng những ý nghĩ tiêu cực. Nên suy nghĩ tích cực về bản thân của mình một chút xíu. Những điều đó là những điều chúng tôi nghĩ rằng có thể làm được.
Ngoài ra, tất nhiên cũng có những phương pháp để có thể thư giãn tinh thần của chúng ta, thí dụ như là khi mà gặp một cái stress, một cái căng thẳng thì chúng ta hãy ngồi nhắm mắt lại và chúng ta thở hít thật sâu, ra vào chừng mươi lần thì chúng ta cũng cảm thấy thư giãn rồi.
Chúng ta luôn luôn giữ một tinh thần thư giãn mà nếu có thể được thì nên có tinh thần hài hước một chút xíu, và nhìn cuộc đời hay sự việc một cách nhẹ nhàng hơn nữa.
<strong>Bs Nguyễn Ý Đức</strong>
Hoặc là tạm thời chúng ta rời công việc một chút xíu để xả xú-páp thì tất nhiên là nó cũng làm cho chúng ta giảm được những cái chuyện khó khăn. Nếu những chuyện khó khăn mà có vẻ trầm trọng quá thì chúng ta có thể tìm được những bạn bè hoặc là những người thân thuộc để mà chúng ta bày tỏ tâm tình của chúng ta và nhờ để giải quyết. Nhưng mà, cái vấn đề quan hệ là thế này. Nếu có những cái stress lâu dài mà nó ảnh hướng tới sức khoẻ thì cần phải đi tìm những nhà chuyên môn để điều trị.
Trà Mi : Như vậy cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ tiếp cái ý đó là bệnh nhân stress thì việc điều trị như thế nào?
Bs Nguyễn Ý Đức: Khi mà cái stress nó căng thẳng kéo dài, kéo dài, nhất là trong trường hợp gọi là hội chứng hậu chấn thương về tinh thần thì tất nhiên là chúng ta cần phải đi (bác sĩ) để mà điều trị, thì thứ nhất là chúng ta phải tìm những bác sĩ chuyên về tâm bệnh. Thì những vị bác sĩ này được huấn luyện để mà tìm ra những cái thay đổi trong tâm trạng của chúng ta, trong hành vi của chúng ta, và vị bác sĩ đó có thể góp ý kiến để giải quyết các vấn đề của người bệnh.
Ngoài ra còn có những nhà tâm lý học, có những chuyên gia về vấn đề xã hội cũng có thể góp ý kiến với chúng ta để giải quyết các vấn đề của chúng ta.
Thành ra, nói tóm lại thì cái vấn đề căng thẳng ở tâm thần đưa tới những trường hợp lo âu, trầm cảm mà ảnh hưởng tới nếp sống của con người thì đều có thể điều trị được.
Thân trọng khi dùng thuốc
Trà Mi : Dạ. Thế cái biện pháp dùng thuốc men như là thuốc an thần hay là thuốc ngũ thì nó có giúp cho việc giảm stress không?
Bs Nguyễn Ý Đức : Dạ thưa, tất nhiên những dược phẩm mà chúng ta sử dụng như vậy thì nó có thể giúp chúng ta qua những khó khăn, nhưng những loại thuốc đó nó có tính cách hỗ trợ.
Thí dụ một người lo âu nhiều quá thì có ảnh hưởng tới đời sống thì tất nhiên bác sĩ có thể cho các loại thuốc chống cái lo âu, thì nó cũng làm tinh thần của mình dịu một chút xíu, giúp cho chúng ta có thể ngủ nghỉ được một cách dễ dàng; nhưng mà cả hai cái nó đều phối hợp với nhau: thuốc và những lời chỉ dẫn để mà giải quyết được cái căng thẳng.
Trà Mi : Nói như vậy có nghĩa rằng thuốc men dùng an thần hoặc là dùng để ngủ ngon thì cũng phải dựa trên toa thuốc của bác sĩ, chứ người bệnh không nên tự ý tìm mua thuốc an thần khi mà gặp stress, phải không ạ?

Bs Nguyễn Ý Đức : Dạ. Đây là cái điểm mà chúng tôi cũng xin phép nhấn mạnh là về vấn đề sử dụng thuốc men thì chúng ta cũng cần phải dè dặt, không nên thấy rằng một người này sử dụng cái thuốc đó cho cái vấn đề lo âu, cho sự căng thẳng đó, rồi mình cũng bắt chước uống theo cái đó, là tại vì mỗi một người có một tâm trạng khác nhau, mỗi người có một bệnh khác nhau, thành ra bác sĩ phải tuỳ theo người bệnh đó mà cho những loại thuốc khác nhau.
Thí dụ thuốc an thần thì cũng có nhiều loại khác nhau, có loại thích hợp với người này mà không thích hợp với người kia. Cũng như là thuốc ngủ thì chúng tôi cũng xin thưa rằng thuốc ngủ có thể giúp chúng ta ngủ yên được một vài đêm nhưng mà nếu mà cái lo âu, cái căng thẳng vẫn còn liên tục thì thật tình là cái thuốc ngủ không phải là cái giải đáp cho vấn đề.
Sinh tố B, nhất là sinh tố C nó cũng có tác động là làm cho hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta mạnh hơn, thành ra nó có thể giảm thiểu được cái stress nơi quý vị.
<strong>Bs Nguyễn Ý Đức</strong>
Trà Mi : Đó là nói về liệu pháp thuốc men, nhưng mà nói về dinh dưỡng thì có những thức uống và thức ăn nào có thể giúp con người giảm thiểu được sự căng thẳng trong đời sống hằng ngày không, thưa Bác Sĩ?
Sinh tố B và C giúp giảm stress
Bs Nguyễn Ý Đức : Vâng. Thật tình như thế này, thưa cô Trà Mi . Cái vấn đề dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan hệ trong giải toả stress của chúng ta. Có nhiều người lo âu buồn phiền hay là trầm cảm thì ăn rất nhiều và họ lấy cái ăn để làm vui, để quên cái buồn, có phải không ạ? Trong khi đó cũng có những người bỏ cả ăn, bỏ cả uống! Chúng ta cần phải ăn uống thật bình thường, không nên bỏ một bữa ăn nào cả. Và chúng ta cần phải ăn uống đa dạng và đầy đủ tất cả các loại thực phẩm khác nhau.
Điểm thứ hai, chúng ta cần xem bữa ăn là cái cần thiết và chúng ta chỉ ăn khi đói chứ không phải khi nào thấy thích ăn thì ăn.
Và cái điểm thứ ba, chúng ta cần phải coi bữa ăn như một thời gian để chúng ta thư giãn tâm hồn chúng ta.
Ngoài ra, như cô Trà Mi nêu ra, thì cũng có thể có một vài những loại khoáng chất hoặc sinh tố nó cũng có thể giúp cơ thể chúng ta giảm thiểu được những căng thẳng, thí dụ như một chế độ dinh dưỡng có nhiều sinh tố B thì nó cũng giúp giảm bớt căng thẳng của chúng ta.
Thí dụ như chúng ta có thể ăn nhiều thịt cá hoặc là rau, hoặc những loại trái cây thì nó cũng có nhiều Sinh tố B, nhất là sinh tố C nó cũng có tác động là làm cho hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta mạnh hơn, thành ra nó có thể giảm thiểu được cái stress nơi quý vị.
Quý vị có thể sử dụng thêm sinh tố C có rất nhiều trong các loại thức ăn, thí dụ trong trái chanh, trái cam, v.v. Ngoài ra sinh tố E cũng là những sinh tố cần thiết.
Có một điểm chúng tôi muốn thưa như thế này, là nên giảm thiểu, tức là bớt ăn những thức mặn hoặc là những đồ chua cay nhiều quá, hoặc là hạn chế đường cũng như mỡ và cà phê nữa. Nếu chúng ta sử dụng nhiều thì nó làm hệ thần kinh chúng ta bị rối loạn. Thành ra với cà phê và nhất là đối với thuốc lá thì chúng ta cũng nên phải giới hạn.
Trà Mi : Có một điều rất thường gặp, đó là những người bị stress, nhứt là ở đàn ông, căng thẳng công việc, căng thẳng chuyện gia đình thì hay tìm đến bia rượu để làm nguồn giải sầu. Vậy xin Bác Sĩ một lời khuyên đối với cách giải toả stress kiểu này.
Bs Nguyễn Ý Đức : Cái vấn đề gọi là tìm bia rượu hoặc là thuốc để mà giải sầu thì đây là biện pháp hoàn toàn sai, là tại vì thứ nhất rượu và thuốc đó thì nó có thể giúp cho chúng ta khi mà chúng ta sử dụng với một lượng rất nhỏ ban đầu thì nó kích thích làm chúng ta phấn khởi, nhưng mà nếu chúng ta dùng nhiều quá thì nó lại đưa tới tình trạng tâm thần chúng ta bị đè nén.
Chúng tôi xin đề nghị là không nên lấy rượu làm vui, lấy thuốc làm vui để mà giải toả cơn buồn phiền hay sự căng thẳng của mình.
<strong>Bs Nguyễn Ý Đức</strong>
Thành ra trong trường hợp đó thì nó sẽ đưa tới những hậu quả rất xấu cho cơ thể chúng ta. Những người thành ra nghiện rượu, nghiện thuốc, v.v. là những hình ảnh cho chúng ta biết cấi ảnh hưởng xấu cho bản thân và cho gia đình và xã hội như thế nào. Và tất nhiên là nếu chúng ta ghiền lâu thì có thể đưa tới những trường hợp gọi là trầm cảm, u buồn, rồi có thể đưa tới tình trạng tuyệt vọng, có thể đưa tới trường hợp gọi là tự huỷ hoại thân thể của mình.
Thành ra chúng tôi xin đề nghị là không nên lấy rượu làm vui, lấy thuốc làm vui để mà giải toả cơn buồn phiền hay sự căng thẳng của mình.
Trà Mi : Dạ. Cảm ơn Bác Sĩ rất nhiều về những thông tin và lời khuyên rất là bổ ích cũng như là thời gian mà Bác Sĩ đã dành cho chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống của Đài Á Châu Tự Do. Và xin hẹn gặp lại Bác Sĩ trong một chuyên đề khác của những buổi phát thanh sau.
Bs Nguyễn Ý Đức : Xin cảm ơn cô Trà Mi. Và chúng tôi cũng xin phép kết luận thế này: Trong công việc hàng ngày thì stress là một vấn đề thường xảy ra và tự bản thân nó thì stress không phải là điều xấu nhưng nếu nó xảy ra quá thường xuyên thì nó sẽ đưa tới nhiều thiệt hại.
Và cái bí quyết để đối phó với stress không phải là tránh nó mà làm sao để khắc phục nó và làm sao để có thể làm cho nó bớt gay go. Và thưa quý vị, khi mà chúng ta đã khắc phục được nó là chúng ta đã chuyển những cái stress đó thành ra những cơ hội tốt để tiến tới. Xin cảm ơn quý vị đã theo dõi.