Trước tiên xin được nhường lời cho Bác sĩ Cường:
Dấu hiệu và triệu chứng
BS Âu Minh Cường : Đối với những người quan tâm đến bệnh gout hoặc những người từng bị thì hiểu rất rõ, và hiện nay thì bệnh này có lẽ là vấn đề nóng hổi trong xã hôi. Rất nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm được đưa ra nhưng tựu trung lại thì mình chỉ nói một cách rất là ngắn gọn, bệnh gout là bệnh thuộc về nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá.
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá làm tăng acid uric máu, hậu quả là gây ra lắng đọng các muối urat tại các sụn khớp và bao cơ, gây nên những cơn đau khớp.<br/>
Cái bệnh rối loạn chuyển hoá này nó gây nên một cái hậu quả là cái chỉ số acid uric trong máu tăng cao. Thực ra thì căn nguyên người ta cũng chưa tìm ra; hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào nói về cái nguyên nhân của bệnh gout cả và chỉ khi những bệnh nhân đã bị những cơn đau tái phát, kịch phát thì khi mà đem xét nghiệm thì thấy rằng bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá làm tăng acid uric máu, hậu quả là gây ra lắng đọng các muối urat tại các sụn khớp và bao cơ, gây nên những cơn đau khớp.
Trà Mi : Cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ là Bác Sĩ có thể nói rõ hơn về những dấu hiệu cũng như những triệu chứng của bệnh ra sao?
BS Âu Minh Cường : Triệu chứng của bệnh thì thực ra trông người bệnh rất là bình thường. Những người mà người ta chưa bị một cơn đau nào thì gần như không có một dấu hiệu gì có thể nhận biết được người ta có thể bị gout cho đến khi thấy người ra xuất hiện những cơn viêm khớp, tức là bệnh cảnh của người bị viêm khớp cấp tính, và thường thì những cơn đau gout cấp thì lại xuất hiện vào ban đêm.
Cái đau của nó là một cái đâu ở trong rất khó tả. Nó không phải là cái đau thông thường. Và chỉ sau vài tiếng đau thì khớp có thể sưng, nóng đỏ, đau làm một cơn viêm rất là kịch phát. Thì đấy là triệu chứng. Nhưng mà muốn xác định được nguyên nhân có phải gout hay không thì phải thông qua xét nghiệm chỉ số sinh lý của máu.
Cái đau của nó là một cái đâu ở trong rất khó tả. Nó không phải là cái đau thông thường. Và chỉ sau vài tiếng đau thì khớp có thể sưng, nóng đỏ, đau làm một cơn viêm rất là kịch phát.
Triệu chứng thể hiện chính là acid uric vượt qua giới hạn bình thường, ví dụ ở nam là từ 2,8 đến 4,2 micromon/lít, ở nữ thì tối đa là 360. Khi mà chỉ số vượt qua như vậy là xuất hiện những cơn đau kịch phát, cơn đau viêm khớp. Nếu mà bị tái đi tái lại và những người bệnh mà đã có biến dạng khớp thì rất là rõ ràng.
Nguyên nhân
Trà Mi : Có hiện tượng tăng acid uric máu thì yếu tố nào là yếu tố nguy cơ của hiện tượng này, thưa Bác Sĩ?
BS Âu Minh Cường : Yếu tố nguy cơ thì thường những người có chế độ ăn giàu đạm, có thói quen thích ăn thịt, đấy là cái chính, và những ai là những người nghiện rượu, nghiện thuốc lá, chủ yếu là hai yếu tố đó thôi. Nghiện rượu và thích thức ăn đạm thường là yếu tố nguy cơ cao. Và những người mà khi đã có cao rồi thì cơn đau kịch phát cũng thường xuất hiện. Sau khi người ta qua một trận nhậu có uống nhiều rượu hoặc là một bữa ăn thịnh soạn thì người ta sẽ bị đau.
Trà Mi : Nói như vậy có thể là những nam giới ở độ tuổi trung niên có thể là nhưng đối tượng có nguy cơ cao đối với căn bệnh gout, phải không thưa Bác Sĩ?
BS Ấu Mạnh Cường : Bệnh gout thì thường ở nam giới, thường là trên 30 tuổi, và những trường hợp ở trước tuổi 30 thì thường là những trường hợp rất là nặng, nam giới nhiều hơn nữ giới nhưng nữ giới vẫn có, mà ngay cả những người nữ giới thậm chí người ta ăn kiêng người ta vẫn bị. Nguyên nhân không phải do ăn nhiều thịt nhưng mà cái yếu tố nguy cơ và những người có thói quen ăn nhiều thịt thì tỷ lệ người ta bị cao hơn.
Trà Mi : Nhưng mà bệnh gout có khả năng được chữa khỏi hay không, tức là khỏi hẳn đó, dứt điểm hay không, hay là liệu có những nguy hiểm sau này tức là có những biến chứng gì chẳng, thưa Bác Sĩ?
BS Âu Mạnh Cường : Biến chứng của bệnh gout thì thứ nhất là biến chứng về ngoại biên thì là gây biến dạng các khớp, thậm chí có thể gây tàn phế. Đó là những trường hợp bệnh nặng, có thể bị tiêu các sụn khớp, làm tiêu khớp, gãy xương, rồi thì biến dạng các đầu sụn làm cho rất là xấu, thậm chí rồi tàn phế, vận động rất là khó khăn.
Biến chứng của bệnh gout thì thứ nhất là biến chứng về ngoại biên thì là gây biến dạng các khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
Đấy là đại khái về ngoại biên, còn biến chứng nặng hơn thì có tới khoảng 20% là có biến chứng ở thận, có nghĩa là viêm thận. Đó là những biến chứng của bệnh gout.
Điều trị bệnh Gout
Trà Mi : Vâng. Nhưng mà bệnh này có thể được chữa khỏi dứt điểm không, Bác Sĩ?
BS Âu Mạnh Cường : Hiện nay thực ra quan điểm về điều trị gout thì cũng rất là nhiều, theo cả thuốc tây và thuốc đông thì chủ yếu chữa những cơn đau kịch phát và dừ phòng cơn đau.
Nhưng riêng về cá nhân tôi thì tôi có một đề tài hiện đang làm là mình can thiệp vào chuyển hoá có nghiã là mình cho bệnh nhân uống thuốc và sau khi uống thuốc thời gian rất là ngắn, chỉ trong vòng 2 đến 4 tuần thôi là đã có thể đưa chỉ số acid uric trở về mức bình thường rồi.
Những người mà kiêng được thì là gần như là chưa thấy tái phát nhưng mình chưa dám khẳng định là khỏi và hiện nay thì cũng chưa thấy có nơi nào chữa khỏi hẳn cả, mà chỉ có thể là kiểm soát được chỉ số acid uric thôi. Nhưng mà cái thuốc để kiểm soát acid uric thì hiện nay theo mình biết thì cũng chưa có nhiều và mình còn đang tiếp tục nghiên cứu.
Mình cũng theo dõi xem những bệnh nhân đã khỏi được 2 năm thì có thể còn tái phát hay không, thì hiện nay cũng còn đang chờ xem tương lai sẽ trả lời.
Trà Mi : Tức là đang trong quá trình thí nghiệm. Nhưng mà thưa Bác Sĩ, cái phương pháp mà Bác Sĩ vừa nói đến đó là phương pháp dùng thuốc đông y hay như thế nào ạ?
BS Âu Mạnh Cường : Tức đông y, một bài thuốc cổ xưa được ghi chép từ rất lâu và mình phát hiện ra bài thuốc này khi điều trị một bệnh khác nhưng mà trên một người bị bệnh gout và sau đó mình lấy luôn bài thuốc này để điều trị cho bệnh nhân gout thì đạt được hiệu quả rất là tốt. Nhưng hiện nay thì chưa có một trường hợp nào thất bại cả.
Trà Mi : Cũng xin hỏi thăm Bác Sĩ là những phương pháp khác, những cách điều trị khác đối với bệnh gout hiện nay ở Việt Nam như thế nào ạ?
BS Âu Minh Cường : Những biện pháp khác ở Việt Nam hiện nay thì nếu mà đến các hội viêm khớp Việt Nam điều trị thì chủ yếu là điều trị bằng thuốc tây y thôi, điều trị các cơn đâu khớp thôi.
Các bác sĩ hướng dẫn những bệnh nhân bị gout chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn, có nghĩa là phải kiêng rượu, kiêng ăn thịt, kiêng những thức ăn giàu đạm, ngoài ra thì điều trị cơn đau khớp chủ yếu bằng thuốc giảm đau thôi.
Thường thì các bác sĩ hướng dẫn những bệnh nhân bị gout chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn, có nghĩa là phải kiêng rượu, kiêng ăn thịt, kiêng những thức ăn giàu đạm, ngoài ra thì điều trị cơn đau khớp chủ yếu bằng thuốc giảm đau thôi.
Colchicin với lại các loại thuốc giảm đau không steroid, hoặc là trong trường hợp có tràn dịch khớp thì có thể dùng thuốc tiêm trực tiếp có corticoid và kiểm soát cho cơn đau đó đi qua thôi. Ngoài ra người ta có thể hướng dẫn bệnh nhân tập luyện theo kiểu vật lý trị liệu vì khớp mà khi bị gout thì nó rất là dễ bị thoái hoá, thì có thể người ta kết hợp với việc đeo băng thun khi vận động nhiều hoặc chơi thể thao để bảo vệ khớp chống lại việc thoái hoá khớp.
Trà Mi : Nói về cách để trị bệnh mà dùng thuốc, nhất là đối với tây y, thì cũng xin được hỏi Bác Sĩ là những điều cần lưu ý đặc biệt đối với thuốc kháng viêm không steroid như thế nào đối với bệnh nhân gout, thưa Bác Sĩ?
BS Âu Mạnh Cường : Những thứ kháng viêm không steroid trong cái bệnh gout này thì chỉ có một cái duy nhất là cơ chế tác dụng của thuốc là để chống viêm thôi, nhưng mà khớp đột ngột sưng đau thì dùng thuốc làm giảm đau để chống viêm tức là cái cơ chế của thuốc giảm đau là ức chế cái men chuyển protaglamin làm giảm cái khớp đang viêm thì nó sẽ không biến chuyển nữa và nó hết viêm thôi.
Nó hết viêm không có nghĩa là bệnh sẽ không đau lại bởi vì cái chỉ số acid uric trong máu nó vẫn cứ tăng cao mà thuốc kháng viêm không steroid không can thiệp được gì vào sự chuyển hoá đó cả
Nó hết viêm không có nghĩa là bệnh sẽ không đau lại bởi vì cái chỉ số acid uric trong máu nó vẫn cứ tăng cao mà thuốc kháng viêm không steroid không can thiệp được gì vào sự chuyển hoá đó cả, mà căn nguyên của bệnh là acid uric trong máu vẫn cao, mặc dù bây giờ có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau chống viêm tức là làm cho khớp không bị viêm nữa, các dịch viêm sẽ bị tiêu hoá đi nhờ thuốc giảm đau chống viêm, kiểm soát cơn đau, nhưng mà lại không hạ được acid uric trong máu.
Và bệnh nhân được điều trị bằng thuốc giảm đau chống viêm trong 3-5 ngày hết đau nhưng chỉ trong 2 ngày sau nó lại có thể nổi lên một cơn đau kịch phát, lại viêm khớp khác. Đấy, đại loại là như vậy.
Trà Mi : Tức là cách này chỉ chữa trị triệu chứng cho bớt chứ còn nguyên nhân sâu xa để kiểm soát được căn bệnh đó là phải từ chế độ ăn uống, kiêng khem và cách vận động, cách sinh hoạt, đúng không ạ?
BS Âu Mạnh Cường : Đúng rồi. Cách vận động sinh hoạt để tránh tàn phế, sinh hoạt có điều độ trong những bệnh chuyển hoá thì bao giờ cũng phải sinh hoạt điều độ, còn nếu như không sinh hoạt điều độ thì rất là khó điều chỉnh cái chuyển hoá vì bênh gout cũng không khác gì với bệnh đái tháo đường cũng như bệnh cường tuyến giáp thì đó là nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá thì đều là như vậy. Bao giờ trong điều trị thì sinh hoạt điều độ rất là quan trọng.
Cận thận khi dung thuốc kháng viêm không steroid
Trà Mi : Dạ vâng. Thưa Bác Sĩ, là vì rất là nhiều người cứ lạm dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid để mà điều chỉnh cơn đau cấp thời cho nên chúng tôi muốn được hỏi kỹ là những điều mà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng những loại thuốc này thì Bác Sĩ có lời khuyên nào không?
BS Âu Mạnh Cường : Khi dùng loại thuốc này thì tất nhiên là bệnh nhân phải không có một cái bệnh gì ở đường tiêu hoá, ví dụ như đang bị viêm dạ dày hoặc loét dạ dày thì tuyệt đối không được dùng tại vì những thuốc giảm đau không steroid và kể cả thuốc có steroid thì đều gây phá huỷ niêm mạc và có thể gây thủng dạ dày.
Trà Mi : Như vậy là để dùng các loại thuốc này thì cần đặc biệt có sự hướng dẫn của bác sĩ ?
BS Âu Mạnh Cường : Phải có sự hướng dẫn của bác sĩ mặc dù là nhiều bác sĩ người ta lạm dụng thuốc bằng cách cho uống thuốc kèm với thuốc bảo vệ dạ dày, nhưng mà không đủ bởi vì là nồng độ thuốc khi uống vào người thì nó lưu trong máu rất lâu 6 tới 10 tiếng, thậm chí có những thuốc kéo dài tới 18 tiếng mới đào thải hết, vì vậy tuy có thuốc bào vệ nhưng không bảo vệ được.
Kiêng những món ăn giàu đạm và đạc biệt những cái có nhiều nguồn gốc từ tạng phủ, ví dụ như ăn cật, lòng lợn, thịt chó, hải sản là những thứ có nhiều đạm thì sinh ra nhiều acid uric.
Phòng bệnh vẫn là hơn
Trà Mi : Những bệnh nhân gout nên ăn uống như thế nào, cần kiêng cử những món gì một cách cụ thể, thưa Bác Sĩ?
BS Âu Mạnh Cường : Kiêng những món ăn giàu đạm và đạc biệt những cái có nhiều nguồn gốc từ tạng phủ, ví dụ như ăn cật, lòng lợn, thịt chó, hải sản là những thứ có nhiều đạm thì sinh ra nhiều acid uric. Về chất béo thì tất nhiên phải hạn chế vì những người rối loạn chuyển hoá đạm thì cũng bị rối loạn chuyển hoá mỡ, thậm chí chuyển hoá đường, cho nên những thức ăn nhiều mỡ, nhiều đạm, thậm chí nhiều đường cũng phải giảm.
Trà Mi : Cuối cũng cũng xin hỏi thăm Bác Sĩ về những lời khuyên của giới chuyên môn giúp có thể phòng ngừa được bệnh gout, khi mà chưa mắc phải thì phòng ngừa bệnh này bằng cách nào ạ?
BS Âu Mạnh Cường : Nên khám sức khoẻ định kỳ để biết mức độ acid uric trong máu của mình. Thông nhất là như vậy, phòng từ xa. Như ở Việt Nam có những người hàng chục năm cũng chưa khám sức khoẻ cả. Rất nhiều người ngay khi khám thì ngưỡng acíd uric đã cao mặc dù chưa từng xuất hiện một cơn đau, chưa thành bệnh gout nhưng mà cao, và cao là yếu tố nguy cơ rồi.
Những người có yếu tố nguy cơ thì nên điều chỉnh chế độ ăn sớm để tránh bệnh gout. Rươu thì nên kiêng cử, những người có thói quen ăn nhiều thịt thì nền giảm lại.
Trà Mi : Đó là cách phòng ngừa đối với những người chưa mắc phải bệnh, nhưng đối với những người mà chẳng may đã mắc phải bệnh này thì cách chăm sóc đặc biệt đối với bệnh nhân gout tại nhà có những gì cần đặc biệt lưu ý không, thưa Bác Sĩ?
BS Âu Mạnh Cường : Làm sao mình nuôi dưỡng được các khớp bằng cách vận động như là đi bộ, khớp nào bị snưg đau thì có thể xoa bóp nhẹ nhàng, bấm các huyệt xung quanh khớp để cho máu lưu thông làm tăng chuyển hoá và làm đào thải các sản phẩm trung gian ở các khớp đi. Những người đã có viêm khớp xuất hiện rồi thì có sự phì đại của sụn, sự phì đại của tổ chức quanh khớp thì khi vận động nên deo băng thun để tránh gây ra biến dạng khớp.
Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian mà Bác Sĩ đã dành cho chương trình ngày hôm nay.
Chương trình "Sức khoẻ và đời sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới vào giờ này, sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.