Một đứa trẻ thông minh-khỏe mạnh không thể thiếu sự chăm sóc khoa học của cha mẹ đối với bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, Sức khoẻ và Đời sống tuần này sẽ giúp quý vị phụ huynh tìm hiểu đặc tính, nguyên nhân, và các biến chứng tai hại của căn bệnh này hầu có thể phòng tránh hữu hiệu cho các cháu, qua cuộc trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Thị Việt, chuyên khoa nhi, hiện đang hành nghề trong nước.
Thường xẩy ra ở các trẻ em
BS Nguyễn Thị Việt : Bệnh còi xương là một bệnh rất hay xảy ra ở trẻ em. Đó là một bệnh khi mà cơ thể em bé thiếu một chất gọi là chất vitamin D, và do đó còn gọi là bệnh thiếu vitamin D. Bệnh này hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở một số trẻ em lớn hơn một chút.
Em bé mắc bệnh này thì thường thường em bé sẽ chậm phát triển về xương hoặc là xương không phát triển được cho nên em bé có thể có những thể trạng về xương, ví dụ chân đi vòng kiềng, hoặc chân đi chữ bát, hoặc là có những vòng cổ chân cổ tay, thế rồi có chuỗi gọi là chuỗi hạt sườn.
BS Nguyễn Thị Việt
Khi một em bé mắc bệnh này thì thường thường em bé sẽ chậm phát triển về xương hoặc là xương không phát triển được cho nên em bé có thể có những thể trạng về xương, ví dụ chân đi vòng kiềng, hoặc chân đi chữ bát, hoặc là có những vòng cổ chân cổ tay, thế rồi có chuỗi gọi là chuỗi hạt sườn, rồi bên cạnh đó xương có thể dễ gãy do xương bị thiếu calci, xương rất là xốp và dễ gãy.
Trà Mi : Thưa, Bác Sĩ vừa cho biết những dấu hiệu để nhận biết về bệnh còi xương, nhưng mà nhiều phụ huynh thắc mắc giữa bệnh còi xương và bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, thì không biết hai bệnh này có những điểm nào phân biệt một cách đặc biệt để mà có thể nhận biết rõ ràng không?
BS Nguyễn Thị Việt : Ở bệnh còi xương thường thường có thể đi đôi với bệnh suy dinh dưỡng, nhưng mà có thể một số em bé không bị suy dinh dưỡng nhưng có thể bị còi xương. Những dấu hiệu của bệnh còi xương thì bố mẹ của em bé có thể phát hiện ngay trong gia đình.
Triệu chứng của bệnh còi xương
Trà Mi : Nhưng mà cái quá trình phát triển của căn bệnh này nó có từng bước rõ ràng, dễ nhận biết hay không?
BS Nguyễn Thị Việt : Nó có theo từng bước. Triệu chứng hay gặp nhất đầu tiên của bệnh còi xương tức là ở em bé trong giai đoạn đầu thường thường là nó hay quấy khóc. Về ban đêm khi ngủ thì hay giật mình, hay đổ mồ hôi, hay có những cơn khóc thét gọi là khóc dạ đề, tức là cứ chặp tối là bé khóc mà không dỗ được.
Về ban đêm khi ngủ thì hay giật mình, hay đổ mồ hôi, hay có những cơn khóc thét gọi là khóc dạ đề, tức là cứ chặp tối là bé khóc mà không dỗ được.
BS Nguyễn Thị Việt
Lúc này thường thường các bà mẹ không để ý gì lắm mà chỉ nghĩ là con mình ban đêm ngủ không ngon giấc thôi, tức là chưa nghĩ đến con mình mắc bệnh còi xương. Một thời gian sau bé mới bắt đầu có biểu hiện về xương, tức là trên đầu có những bướu, bướu trên trán, bướu trên đỉnh, nó lần lần theo từng bước một, ví dụ như đầu nó to ra.
Những em bé còn thóp thì ta thấy cái thóp của em bé đóng rất là chậm. Cái thóp của em bé thường thường khoảng 12 tháng là đóng rồi thế mà những em bé (bị còi xương) thì 12 tháng thóp vẫn còn rộng và cái thóp sau cũng còn rộng. bên cạnh đó thì chúng ta cũng thấy là em bé nó chậm mọc răng, răng có thể bị vàng úa, có thể bị sâu răng.
Và sau đó, những giai đoạn về sau này khi mà bệnh đã phát rồi thì chúng ta sẽ thấy là chân tay em bé có những cái vòng, cố chân cổ tay em bé có những cái vòng do chất sụn phát triển không được tốt, phát triển quá mức.
Hoặc là vén áo em bé lên sẽ thấy xương sườn em bé có một chuỗi cộm lên gọi là chuỗi hạt sườn, đồng thời xương chân xương tay có thể bị cong thành thử em bé có dáng đi cong cong giống như là hình chữ O, hoặc là chân bị cong ra thành hình chữ O hoặc là cong vào xẽ là hình chư X, gọi là chân vòng kiềng hay là chân chữ bát.
Do tình trạng suy yếu như vậy nên em bé chậm biết lẫy, chậm biết đứng, chậm biết đi. Biểu hiện kèm theo nữa tức là em bé có thể bị những cơn co giật do cơ thể thiếu calci.
Do tình trạng suy yếu như vậy nên em bé chậm biết lẫy, chậm biết đứng, chậm biết đi. Biểu hiện kèm theo nữa tức là em bé có thể bị những cơn co giật do cơ thể thiếu calci.
BS Nguyễn Thị Việt
Trà Mi : Nhưng thưa Bác Sĩ là cái calci này từ đâu ra?
BS Nguyễn Thị Việt : Cái calci này nó do một phần là vitamin D tập hợp nó tác dụng lên. Calci không những cần thiết cho xương mà nó có thể làm cho thần kinh em bé ổn định và phát triển. Khi mà đã bị muộn rồi tức là thiếu calci thì em bé có những cơn co giật và có thể có những dấu hiệu ví dụ như là chỉ cần bóp mạnh vào cổ tay em bé sẽ có dấu hiệu bàn tay chúm lại. Đó là những dấu hiệu nặng của em bé bị bệnh.
"D" chất vitamine rất quan trọng
Trà Mi : Thưa, Bác Sĩ vừa cho biết là nguyên nhân chính là di bị thiếu vitamin D, nhưng mà vitamin D này nguyên nhân là do từ bà mẹ không dinh dưỡng đầy đủ khi sinh cháu hay là do nguyên nhân nào khác tác động ngoài việc ăn uống của bà mẹ?
Calci không những cần thiết cho xương mà nó có thể làm cho thần kinh em bé ổn định và phát triển.
BS Nguyễn Thị Việt
BS Nguyễn thị Việt : Xương của con người ta muốn phát triển được tốt thì phải có một chất dinh dưỡng, đó là calcium. Calcium có nhiều trong sữa, thịt, cá, trứng. Tuy nhiên, calcium này để hập thụ tốt thì phải có vitamin D trong cơ thể.
Vitamin D này sẽ giúp cho calcium từ thức ăn vào bộ máy tiêu hoá được tốt và hấp thu vào máu. Và cái calcium này giúp cho calci vận chuyển tới xương và hập thụ vào trong xương. Vitamin Đ có nhiều trong những loại thực phẩm, nhiều nhất là trong gan động vật, nhất là gan cá thu, trong trứng, trong thịt, trong sữa, hoặc trong những thức ăn thực vật như nấm, đậu.
Nhưng mà những chất đó khi được đưa vào cơ thể em bé thì chưa hẳn được gọi là vitamin D mà được gọi là chất tiền vitamin D. Chất tiền vitamin D này sẽ nằm rải rác dưới da và những chất này khi mà ra ánh sáng mặt trời gặp tia tử ngoại sẽ chuyển chất tiền vitamin D này thành vitamin D. Và 80% là vitamin D này được tổng hợp trực tiếp do tác động của ánh sáng mặt trời, và 20% còn lại là do những nguồn thức ăn cung cấp.
Vì vậy muốn tránh bệnh còi xương thì cần thiết thứ nhất em bé phải luôn được tắm nắng. Những em bé sinh ra trong những khu không có ánh nắng, lụp xụp, hay những bà mẹ nằm trong buồng tối, không dám ra ngoài thì chính bà mẹ cũng thiếu vitamin D do đó kéo theo em bé cũng thiếu vitamin D.
Bên cạnh đó có một số tập quán là những bà mẹ Việt Nam sau khi sanh thì ăn uống kiêng cử nên đó cũng là nguyên nhân để làm vitamin D của bà nẹ kém đi nên em bé có thể bị còi xương ngay trong bào thai.
Vì vậy muốn tránh bệnh còi xương thì cần thiết thứ nhất em bé phải luôn được tắm nắng. Những em bé sinh ra trong những khu không có ánh nắng, lụp xụp, hay những bà mẹ nằm trong buồng tối, không dám ra ngoài thì chính bà mẹ cũng thiếu vitamin D do đó kéo theo em bé cũng thiếu vitamin D.
BS Nguyễn Thị Việt
Vậy là do hai nguồn, thứ nhất là do nguồn thức ăn cung cấp và thứ hai là do nguồn từ ánh nắng mặt trời tức là ánh nắng mặt trời biến chất tiền vitamin D dưới da thành vitamin D. Như vậy tắm nắng, phơi nắng sẽ cải thiện được vấn đề còi xương rất là nhiều.
Trà Mi : Không phát hiện, không điều trị kịp thời thì bệnh còi xương để lâu có gây ra những biến chứng tai hại nào không ?
BS Nguyền Thị Việt : Rất là nhiều biến chứng tại hại. Những biến chứng gần nhất tức là em bé hay bị co giật rồi sau đó thì em bé có những biến dạng về xương làm thay đổi hoàn toàn tướng đi của em bé. Xương em bé rất dễ bị gãy.
Bên cạnh đó em bé có thể bị chậm phát triển về chiều cao và thể lực em bé cũng sút giảm. Nó cũng ảnh hưởng tới lồng ngực em bé, tức là em bé có thể bị lồng ngực dô hoặc là ngực lép làm cho hô hấp của em bé bị ảnh hưởng. Từ ảnh hưởng đó mà em bé bị thiếu oxy lên não thường xuyên và nó sẽ làm cho em bé chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của em bé.
Trà Mi : Các bậc phụ huynh khi phát hịên con mình bị mắc phải bệnh còi xương thì cần phải làm gì? Cách phòng và trị bệnh này như thế nào? Và những điều đặc biệt cần lưu ý sẽ được giới chuyên môn gửi đến quý vị trong chương trình Sức Khoẻ & Đời Sống sáng Thứ Năm tuần sau. Mời quý vị nhớ đón nghe.
Chương trình "Sức Khoẻ và Đời Sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.