Vì rượu là thức uống không thể thiếu trong các dịp hội hè, đình đám. Người xưa vẫn thường bảo “vô tửu bất thành lễ” đó thôi!
...Đến từ ngàn xưa
Trong chương trình Sức khỏe và Đời sống kỳ này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về loại thức uống đã có mặt từ vài ngàn năm qua trên hành tinh này.
Các loại thức uống lên men có chứa cồn đã được biết đến từ thời tiền sử. Vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang, và họ cũng là những người đầu tiên biết dùng rượu trong y học. Sau đó, người Ai Cập đã chỉ cho người Hy Lạp cách trồng nho, rồi người Hy Lạp lại truyền nghề cho người La Mã, người La Mã dạy lại cho người Gaulois, tức tổ tiên người Pháp bây giờ.
Từ thời Hy Lạp cổ điển, rượu vang đã được uống trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu vào buổi tối. Trong thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên người dân La Mã cũng bắt đầu dùng rượu vang trong các bữa ăn. Và kể từ thời đó rượu đã được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học.
Các loại thức uống lên men có chứa cồn đã được biết đến từ thời tiền sử. Vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang, và họ cũng là những người đầu tiên biết dùng rượu trong y học.<br/>
Các kết quả khảo cổ học ở Châu Á mới đây cũng cho thấy, người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm Trước Công nguyên. Người Việt cũng đã biết nấu rượu từ thời xa xưa. Có điều, là trong khi người Ai Cập, Hy lạp dùng nho cho lên men để làm rượu, thì người Á đông dùng gạo, nếp là chính.
Theo các chuyên gia sức khỏe ngày nay, việc uống rượu cũng không phải là một hành vi xấu hòan tòan. Uống rượu, đặc biệt là rượu vang, một cách có chừng mực, cũng mang lại một số tác động tích cực cho việc tăng cường sức khỏe.
Mỗi loại thức uống đều có những tính chất riêng, đặc biệt đối với rượu vang, vốn là một sản phẩm thu được từ sự lên men toàn phần, hoặc một phần từ nho tươi ép ra nước, hoặc từ hỗn hợp nước nho và bã nho ép ra nước.
Trong khi người Ai Cập, Hy lạp dùng nho cho lên men để làm rượu, thì người Á đông dùng gạo, nếp là chính. <br/>
Theo ông Patrick McGovern, nhà nghiên cứu nguồn gốc rượu nho cổ, đồng thời cũng là chuyên gia hàng đầu của ngành Sinh học Phân tử thuộc Đại học Pennsylvania ở Hoa kỳ, thì quá trình lên men để chiết xuất rượu nho là cả một câu chuyện bí ẩn. Thậm chí cũng có thể gọi quá trình này là công nghệ sinh học đầu tiên cũng được.
Thành phần hóa học và tác dụng tích cực của rượu
Do vậy việc nhận biết rõ thành phần hóa học của rượu sẽ giúp cho việc dùng rượu vang hiệu quả hơn. Rượu vang bao gồm khoảng 85% là nước, 12 % là cồn ethyl, và vài loại acid khác. Trong rượu vang còn có chất đường, carbohydrate, các chất men, chất tạo màu, nhiều loại vitamin, các loại muối khoáng và một số chất khác. Cho đến nay, người ta biết được trong hỗn hợp rượu vang có trên 300 chất khác nhau, hơn phân nửa đã được phát hiện từ năm 1956, khi mà các phương pháp hóa học bắt đầu phát triển.
Rượu vang có thể uống kèm với nhiều món ăn, do tính axit nhẹ có trong rượu tương phản với chất dầu mỡ. Mặt khác thành phần carbohydrate, đường và cồn có trong rượu vang có thể là những chất bổ sung cho các thành phần có trong vài loại thức ăn.
Rượu vang rất tốt cho tiêu hóa và làm tăng hương vị món ăn, vì thế nó thường xuất hiện trên các bàn tiệc. Bên cạnh đó trong rượu có nhiều calori và không có chất béo hay cholesterol. Cũng như các nhà chuyên môn khác, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức khẳng định rằng, rượu vang nếu không dùng quá nhiều thì sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rượu vang có thể uống kèm với nhiều món ăn, do tính axit nhẹ có trong rượu tương phản với chất dầu mỡ. Mặt khác thành phần carbohydrate, đường và cồn có trong rượu vang có thể là những chất bổ sung cho các thành phần có trong vài loại thức ăn.
Ông nói:
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm của Đông và Tây nêu lên những tác dụng tích cực của rượu đối với sức khỏe của con người, nếu được dùng ở mức hạn chế, vừa phải. Chúng tôi xin nhấn mạnh ở chữ hạn chế, vừa phải, xin lưu ý điểm này. Nếu chúng ta dùng vừa phải thì rượu có thể kích thích khẩu vị, làm bữa ăn ngon hơn. Chúng ta cũng biết rằng trong y học, các vị thầy thuốc thường khuyên người cao tuổi có thể dùng một lượng nhỏ rượu để làm cho bữa ăn ngon hơn. Đặc biệt đối với những người mới bình phục sau cơn bệnh nặng.
Điểm thứ hai các nhà khoa học cũng nghiên cứu và thấy rằng, với một lượng rượu nhỏ thì cholesterol có thể giảm xuống tới một mức đáng kể.
Và điểm thứ ba khi nghiên cứu người ta thấy rằng, rượu dùng vừa phải có thể giảm nguy cơ tai biến động mạch não. Nghiên cứu của ĐH Columbia ở Hoa kỳ cho thấy nếu uống rượu trung bình mỗi ngày, thì những người đó ít có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, gây ra do máu đóng cục trên thành động mạch. Và thưa quý vị đấy là khi chúng ta sử dụng rượu vừa phải.
Ngoài ra, chắc quý vị cũng đã được nghe nói tới tác dụng tốt của rượu đối với bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu của Hội Ung thư Hoa kỳ nói rằng, nếu uống chừng 15 phân khối rượu mạnh mỗi ngày, thì nguy cơ bị suy tim sẽ ít hơn những người không uống rượu tới 25%. Thưa quý vị đó là nếu chúng ta uống rượu vừa phải."
Một số nghiên cứu của Hội Ung thư Hoa kỳ nói rằng, nếu uống chừng 15 phân khối rượu mạnh mỗi ngày, thì nguy cơ bị suy tim sẽ ít hơn những người không uống rượu tới 25%.<br/>
Thật ra, rất hiếm người trên thế giới uống rượu vang để được bảo vệ trước chứng nhồi máu cơ tim. Nhưng trong chương trình mang chủ đề: “Dinh dưỡng cho sức khỏe”, mà kênh truyền hình CBS Mỹ, thực hiện từ năm 1991 đã trích dẫn những kết quả từ các cuộc nghiên cứu những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe đối với đàn ông Pháp và so sánh với những nghiên cứu tương tự ở Mỹ.
Rượu một loại dược phẩm?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đàn ông Pháp hút thuốc nhiều hơn đàn ông Mỹ, ít chơi thể thao và dùng nhiều chất béo như bơ, pho-mát, thịt hun khói. Tuy nhiên, người Pháp uống rượu vang đỏ vào bữa trưa, lượng rượu vang tiêu thụ nhiều hơn 10 lần, nên số người Pháp mắc bệnh nhồi máu cơ tim ít hơn người Mỹ từ 30 đến 50%.
Chất ta-nanh trong rượu vang là một loại axit, có tác dụng bảo vệ tim. Chất này giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất protein HDL và làm giảm một lượng cholesteron nguy hiểm sản sinh từ protein LDL rất phổ biến.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng những thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ sinh ra cholesterol LDL bám chặt lấy thành tim và ngăn ôxy, làm cản trở dòng lưu thông của máu, và làm cho các cơ tim bị mệt. Rượu vang đỏ với hàm lượng lớn chất ta-nanh đã ngăn ngừa được quá trình này. Vì vậy, ngày nay các bác sĩ thường khuyên nên sử dụng mỗi ngày 2 ly rượu vang đối với phụ nữ và 3 ly đối với đàn ông.
Chất ta-nanh trong rượu vang là một loại axit, có tác dụng bảo vệ tim. Chất này giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất protein HDL và làm giảm một lượng cholesteron nguy hiểm sản sinh từ protein LDL rất phổ biến.<br/>
Ngòai những tác dụng tốt như vừa kể, rượu vang còn mang đến những tác động tích cực đối với tâm trí con người. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức cho biết tiếp:
"Một số những nghiên cứu khác cũng nói rằng, rượu có tác dụng tốt trên tâm trí của con người. Nghiên cứu ở Pháp cho thấy phụ nữ cao tuổi Pháp mà uống một lượng rượu vừa phải mỗi ngày, thì các chức năng của não bộ có thể khá hơn, thì họ ít bị nguy cơ mắc bệnh gọi là sa sút trí tuệ.
Ngoài ra, mới đây một nghiên cứu đang trên Tạp chí Lancet cho biết rằng rượu có liên quan với hiện tượng sa sút trí tuệ.
Báo cáo này cho hay nếu chúng ta uống từ 15-30 phân khối rượu mỗi ngày thì có thể ngăn ngừa được bệnh Alzheimer. Một kết quả nữa cũng cho hay, rượu khi chúng ta uống với một mức độ vừa phải thì nó có thể giúp chúng ta giảm bớt được sự bồn chồn, sự lo lắng thái quá, hoặc tạo ra một cảm giác thân thiện dễ kết giao."
Rượu vang được ví như món quà của thượng đế, nên sẽ công bằng hơn khi phụ nữ cũng có phần. Vì vậy thú vui thưởng thức rượu vang được mở rộng sang cả nữ giới, với mức độ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào đặc điểm văn hoá xã hội của từng dân tộc.
Ở Pháp và Châu Âu phụ nữ có thói quen thưởng thức rượu vang, và uống rượu ở nơi công cộng. Tại Châu Á, có lẽ phụ nữ Nhật đi trước một bước khi họ giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn hoá rượu vang.
Nếu chúng ta uống từ 15-30 phân khối rượu mỗi ngày thì có thể ngăn ngừa được bệnh Alzheimer..... rượu khi chúng ta uống với một mức độ vừa phải thì nó có thể giúp chúng ta giảm bớt được sự bồn chồn, sự lo lắng thái quá, hoặc tạo ra một cảm giác thân thiện dễ kết giao<br/>
Ở Việt Nam trong mấy năm gần đây rượu vang cũng đang trở lại với cuộc sống văn hóa ẩm thực ở đây. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, chủ một cửa hàng rượu vang lớn cho biết, ông có lượng khách hàng nữ không nhiều nhưng đều đặn, trong đó tỷ lệ người nước ngoài cao hơn so với phụ nữ trong nước. Ông cũng nói rằng, tại những buổi giới thiệu rượu vang do các phòng thương vụ nước ngoài hoặc các công ty tổ chức, có không ít phụ nữ Việt Nam tham gia.
Tuy nhiên, cũng như các thức uống có chứa Ethanol khác, rượu vang nếu uống nhiều quá cũng ảnh hưởng đến tâm thần. Nói chung, rượu giúp làm dịu bớt căng thẳng và gây kích thích hưng phấn. Điều này có thể tích cực đối với người uống nói riêng, nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến xã hội nếu người uống rượu không biết kiềm chế.
Ngoài ra, khi lượng cồn trong máu tăng lên, thì chất độc bắt đầu phát tác trên cơ thể người uống, mặc dù tác động và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và lượng uống của mỗi người có hơi khác nhau. Người uống rượu nhiều mà điều khiển xe sẽ khó tập trung và dễ mất tay lái. Do vậy nếu uống nhiều đến say xỉn, thì cho dù có là rượu vang đi nữa cũng sẽ rất có hại, cho cả tinh thần lẫn thể chất. Vì thế, bất kể tuổi tác, cân nặng, giới tính, hay lượng thực phẩm đi kèm, việc kiểm soát tửu lượng vẫn là cách bảo vệ tốt nhất cho người uống. Để tránh uống quá chén thì nên thưởng thức rượu từ từ và đảm bảo bên cạnh bạn luôn có sẵn chai nước lọc để uống. Do vậy các nhà chuyên môn luôn nhắc nhở:
"Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm. Vì thế uống rượu vừa phải, và có giới hạn vẫn là nguyên tắc tốt nhất để tránh trường hợp quá chén vì rượu."
Chương trình Sức khoẻ và Đời sống tuần này xin dừng ở đây. Cám ơn qúy vị đã theo dõi. Quỳnh Như xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới.