Tin nhắn của thính giả

Thính giả thứ nhất gọi từ Tây Ninh: "…Xã Thái Bình huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh… Xin hỏi thư của em chị đã nhận được chưa? Hiện nay em hổng có nghe đài được luôn á. Từ hồi thứ Hai vừa rồi anh đại biểu quốc hội tỉnh Tây Ninh đến nhà em rồi ngó thấy em có ra đi ô rồi sao em thấy giờ hổng có nghe được đài gì hết à."
Từ 6 giờ rưỡi tới 7 giờ rưỡi rồi 9 giờ tối cũng hổng có nghe được gì hết. Chị phát sóng cho mạnh cho em nghe hén chị hén. Còn vụ đất cát đó chị, nhờ chị làm sao nói lên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sao đất của em có giấy tờ mà chính quyền hai lần tước đất có mặt tiền của nhà em. Gia đình em bây giờ đi ở mướn, cây cối chặt bỏ phải bồi thường cho gia đình em.
Gia đình em nghèo, cha mẹ bị lao, mà giờ họ đối xử vầy thiệt tệ lắm. Thế giới các nước hổng có chuyện vậy đâu. Ăn cướp thí dụ vô nhân đạo cũng chừa căn nhà với đất cát cho người ta sống chứ còn cái này là cướp trắng tay cho người ta vô chổ chết không à. Đâu có chính quyền gì một mặt lên truyền hình nói vì dân chủ vì văn minh vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.
Xã hội công bằng dân chủ văn minh mà toàn lấy đất của dân coi bậy bạ hông. Bí thư tỉnh Tây Ninh xuống xử đã, hứa trả đất cuối cùng cũng không trả, không giải quyết gì cho dân hết á…
Lời nhắn cùng nội dung của thính giả thứ hai từ miền Trung: " Quan địa phương tham nhũng, tàn nhẫn hại gia đình tôi một cách quá vô lý. Tôi mang đơn đi kiện mấy năm nay, từ địa phương cho đến trung ương đều không cấp nào giải quyết mà còn có thái độ bao che. Cuộc sống của tôi quá nguy hiểm."
Gia đình tội bị cộng sản lừa, đổ công của xương máu cho cộng sản, hôm nay cộng sản trở lại dành hết toàn bộ cuộc sống của gia đình tôi. Mẹ tôi là có công với cộng sản và có hai con liệt sĩ. Mẹ tôi hai lần đau đều bị bọn tham nhũng sắp đặt cô lập toàn bộ , vì không thầy không thuốc nên mẹ tôi qua đờ mười lăm ngày sau.
Xin hỏi thư của em chị đã nhận được chưa? Hiện nay em hổng có nghe đài được luôn á. Từ hồi thứ Hai vừa rồi anh đại biểu quốc hội tỉnh Tây Ninh đến nhà em rồi ngó thấy em có ra đi ô rồi sao em thấy giờ hổng có nghe được đài gì hết à.
Thính giả ở Châu Thành, Tây Ninh
Tôi mong đài Á Châu Tự Do hãy lên tiếng cho gia đình tôi. Tôi còn nhớ cộng sản vào nhà tôi năm 1968, xin gạo và cơm, áo quần lót. Họ nói với cha mẹ tôi rằng anh chị cố gắng giúp đỡ cách mạng , đánh tan giặc Mỹ cực kỳ sướng sau. Cám ơn đài RFA.
Lời nhắn thứ ba: Tôi muốn mở blog và chương trình đối thoại , chị làm ơn chỉ cách làm sao mở giùm được không?
Gia đình em nghèo, cha mẹ bị lao, mà giờ họ đối xử vầy thiệt tệ lắm. Thế giới các nước hổng có chuyện vậy đâu. Ăn cướp thí dụ vô nhân đạo cũng chừa căn nhà với đất cát cho người ta sống chứ còn cái này là cướp trắng tay cho người ta vô chổ chết không à. Đâu có chính quyền gì một mặt lên truyền hình nói vì dân chủ vì văn minh vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.
Tất nhiên là được thưa ông, ông có thể tìm thấy thông tin về việc mở blog tại phần hổ trợ trên trang web của RFA. Kính thư.
Và cũng như thường lệ, bản tin hàng ngày của RFA đã được gởi tới qúi thính giả Xin Chào Nhật Lê, Nguyễn David, Phạm Minh Hiền, Phùng Văn Bô, Nguyễn Văn Tiến.
Riêng thính giả Nguyễn Nam xin vui lòng cho biết ông đã nhận được bản tin hàng ngày chưa.
Bạn Lâm Yến thân mến, cảm ơn bạn đã cho chúng tôi địa chỉ email của người quen để chúng tôi gởi bản tin hàng ngày về.
Chào thính giả ký tên Cô Bé Gian Dối, em chọn cái biệt danh đến là hay. Thanh Trúc đoán em còn trẻ, sử dụng máy vi tính thành thạo và thích surf trên Internet lắm phải không? Hãy nói cho chúng tôi biết em thích gì nơi mục Diễn Đàn Bạn Trẻ nào.
Trả lời một số thư góp ý
Đến đây, xin trả lời một số thư góp ý tuần qua. Thưa vị thính giả ký tên Dle 1234, chúng tôi lấy làm tiếc khi nghe ông bảo ông bị dị ứng với những từ ngữ RFA sử dụng mà ông gọi là “quái đản, không cần thiết và làm dơ bẩn tiếng Việt”.
Thưa ông, vì chương trình của RFA phát về Việt Nam nên phải sử dụng từ ngữ mà người trong nước thường nghe, bởi truyền thông , nghĩa là báo đài hay báo nói, phải “thông” thì mới ‘truyền đạt ” được. Trong cương vị một đài điền thế và trong sự chọn lựa, RFA phải làm thế nào để chính thính giả trong nước không “dị ứng” với những từ ngữ mà chúng tôi sử dụng mỗi khi phát thanh.
Thưa ông, vì chương trình của RFA phát về Việt Nam nên phải sử dụng từ ngữ mà người trong nước thường nghe, bởi truyền thông , nghĩa là báo đài hay báo nói, phải “thông” thì mới ‘truyền đạt ” được. Trong cương vị một đài điền thế và trong sự chọn lựa, RFA phải làm thế nào để chính thính giả trong nước không “dị ứng” với những từ ngữ mà chúng tôi sử dụng mỗi khi phát thanh.
Thư của thính giả Paul Đỗ: Xin qúi đài giúp cho tôi có thể download bản tin hàng ngày theo dạng mp3 để tôi có thể gởi cho người thân bên Việt Nam, để họ có thể nghe bản tin hàng ngày mà không cần radio và đồng thời không phải vào website… vì Việt Nam có nhiều tường lửa. Cám ơn quí đài.
Bạn mến, bạn chỉ cần right click vào hàng chữ “Tải Xuống Để Nghe “, tiếp đó chọn phần “Save Target As” để download vào computer hay máy nghe mp3. Chúc bạn may mắn.
Thính giả Larry Anh Tuấn Tôi đã nhận được bản tin nhưng không thể đọc vì tường lửa bao vây tứ phía. Hoàn toàn không mở được link nào cả, tôi phải làm sao đây, xin hướng dẫn.
Xin bạn Larry bấm vào các đường links có ghi dòng chữ “Nếu Bạn Đang Ở Việt Nam”. Hy vọng bạn vượt qua firewall để vào trang web RFA.
Thưa bạn John Nguyễn, cảm ơn bạn đã góp ý. Tuy nhiên kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa không muốn người phỏng vấn gọi ông là tiến sĩ. Thông thường chúng tôi luôn hỏi ý người phỏng vấn về danh xưng và học vị, có người đồng ý cho chúng tôi gọi là tiến sĩ hay thạc sĩ, nhưng cũng có người yêu cầu chúng tôi gọi họ bằng ông là đủ.
Nhân đây, xin thưa cùng thính giả Trần Thọ ở New York, ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong chuyên mục Diễn Đàn Kinh Tế cũng chính là nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa đang cư ngụ tại California.
Về thư của ông Trần Thanh, trước hết xin ghi nhận ý kiến ông cho là không phù hợp sau khi đã phát chương trình cổ nhạc rồi mà cuối buổi phát thanh lại chạy một vài phút tân nhạc. RFA sẽ lưu ý về điều này.
Về tạp chí Diễn Ðàn Bạn Trẻ mà ông nhắc đến trong thư, thưa ông, Diễn Đàn Bạn Trẻ là nơi để người trẻ trong và ngoài nước lắng nghe nhau và thảo luận với nhau một cách thẳng thắn trong tinh thần tương kính. Mặt khác, nếu giới trẻ trong nước chịu lắng nghe giới trẻ ngoài này thì ngược lại họ cũng mong đợi tiếng nói của họ được bạn trẻ bên ngoài lắng nghe, còn đồng ý hay không đồng ý với nhau lại là một vấn đề khác.
Thưa chị Loan Nguyễn, Thanh Trúc hiểu và chia sẻ ý kiến của chị liên quan đến bài Chọn Ngành Thích Hợp Cho Lao Động Xuất Khẩu do biên tập viên Trường Văn của RFA thực hiện. Cảm ơn chị đã theo dõi.
Bạn Ken Nguyễn thân mến, Thanh Trúc trả lời bạn đây, Việt nam dùng từ ngữ thạc sĩ để chỉ có bằng Master, tức sinh viên tốt nghiệp cao học sau khi đã có bằng cử nhân. Theo thư bạn thì Thanh Trúc thấy bạn đã hiểu về học vị thạc sĩ theo hệ thống giáo dục của Pháp trước đây, nghĩa là phải có bằng tiến sĩ trước đã rồi mới có thể học lên để lấy bằng thạc sĩ.
Và đây là thư của ông Nguyễn Ban: Dạo này không thấy RFA loan tin về các vụ nhà cầm quyền đàn áp các nhà dân chủ ở Việt Nam. Phải chăng quí đài đã thay đổi lập trường, chỉ loan các tin tức về kinh tế, tài chánh mà xao lãng tin tức về các phong trào chống đối tại quê nhà. Xin cho biết ý kiến.
Thưa ông, rất tiếc ông đã hiểu sai RFA. RFA không chủ trương phải loan toàn những tin tức mà ông gọi là liên quan phong trào chống đối ở trong nước và chuyện nhà cầm quyền đàn áp các nhà dân chủ. Nếu được, xin mời ông vào website của RFA để thấy RFA loan đi mọi tin tức quan trọng chứ không cứ phải thuần là những tin về chống đối hay bất đồng chính kiến.
Nếu đã từng vào trong website của Ban Việt Ngữ, có lẽ ông cũng thấy chúng tôi vẫn thường xuyên và liên tục cho phổ biến những tin tức liên quan đến những vụ nhà cầm quyền đàn áp các tôn giáo cũng như đàn áp người dân, chứ không riêng gì những tin liên quan đến các nhà hoạt động dân chủ.
Chính vì điểm này mà Thanh Trúc xin được thưa thêm cùng ông và quý thính giả là một khi có sự kiện cần phải quan tâm tới xảy ra nơi quê nhà thì Ðài Á Châu Tự Do hãnh diện là một trong những cơ quan truyền thông nước ngoài mà người dân trong nước nghĩ đến và liên hệ để thông báo.
Ông cho rằng RFA chỉ loan các tin tức về kinh tế tài chánh mà xao lãng các tin tức về phong trào chống đối tại quê nhà, Thanh Trúc xin phép được thưa rằng trong nhiệm vụ thông tin RFA không được quyền xao lãng bất cứ việc gì nếu đó là nguồn đáng tin cậy.
Thanh Trúc cũng trộm nghĩ rằng Việt Nam đang dần hội nhập vào kinh tế thị trường và bước vào toàn cầu hoá, kinh tế tài chánh là huyết mạch của sự phát triển. Nếu RFA không cập nhật về tình hình kinh tế và tài chánh trong nước thì hoá ra chúng tôi không đảm đương nổi vai trò thông tin của mình đối với thính giả bên nhà, thưa ông.
Thính giả Phùng Mai từ Australia, cảm ơn ý kiến của ông sau khi nghe bài “ Chính Quyền Việt Nam Trả Lại Sự Thật Lịch Sử Cho Quan Đại Thần Phan Thanh Giản”
Cộng đồng blogger
Đối với bài của Trà Mi nói về cộng đồng blogger, ông có lời nhắn với người trong nước mà chúng tôi thiết tưởng nên đọc lên ở đây để mọi người cùng tham khảo:
Nên dùng unicode và chọn Font Times New Roman trong mọi trường hợp, như tên của blogger, đầu đề cho đến bài viết và thân bài, vì chúng tôi ở hải ngoại nhiều khi rảnh trong giờ làm việc mà vào đọc không được.
Ngay cả những font thông thường như Verdana, Arial nhiều khi cũng không đọc được vì chúng tôi thường xuyên dùng computer ở nơi làm việc không thể cài đặt những font khác. Nếu muốn đọc thì phải về nhà vì PC ở nhà có cài đặt bộ chữ tiếng Việt, còn nơi làm việc mà xem bái các bạn viết cứ hiện lên những chữ không đọc được.
Sau cùng, em Huỳnh An thân mến, em bảo với Thanh Trúc em buồn vì thấy sao nhà sáng tác Thăng Long nghèo quá và tiều tuỵ quá, cả nhạc sĩ lừng danh Lưu Hữu Phước cũng vậy. Em còn tự hỏi một kỹ sư bết bát như em mà cũng kiếm được vài chục ngàn đô một năm thì sao một nhạc sĩ tài hoa phải thiếu thốn vật chất đến như vậy.
An mến , Thanh Trúc không biết trả lời em thế nào cho xuôi em ạ. Hay là Thanh Trúc đề nghị em suy nghĩ thêm về chuyện này rồi góp ý với Thanh Trúc lần tới được không em?
Đã tới lúc chia tay rồi thưa quí vị, mục Trả Lời Thư Tín và Thanh Trúc mong chờ từng lời nhắn, từng cánh thư từng email của quí vị như trời đất Washington đợi mong những ngày nắng ấm.
Quí vị nhớ gọi hay viết thư cho chúng tôi nhé. Thanh Trúc xin chào và hẹn tái ngộ sáng thứ Sáu tuần tới.