Trao đổi thư tín với thính giả (17.10.2014)
2014.10.17
“Thỏa thuận Thành Đô”
Trong tuần qua, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn về cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 mà nhiều người quan tâm trong nước gọi là “Thỏa thuận Thành Đô” đang được lưu hành trong các cơ quan thuộc cơ sở đảng. Công luận đặc biệt chú ý đến sự kiện này vì cho rằng Đảng CSVN đang cuống cuồng đối phó với một số kêu gọi của chính những vị cao cấp trong Đảng và phong trào “Chúng tôi muốn biết” yêu cầu Quốc hội phải bạch hóa Hội nghị Thành Đô. Mở đầu chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng một số ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả xoay quanh sự kiện này:
Thính giả Lê Minh lên tiếng:
“Không biết cái mà Ban Tuyên giáo đưa ra có bao nhiêu phần trăm là sự thật. Đó mới chỉ là lưu hành nội bộ, còn khi công khai cho dân chúng thì chắc chắc sẽ được phù phép thêm. Tóm lại, đây vẫn là tuyệt chiêu mà cộng sản quen dùng: ‘nói dối’.”
Thính giả lấy tên Sài Gòn tiếp lời thính giả Lê Minh:
Nếu nội dung Hội Nghị Thành Đô là trong sáng bình thường thì cớ gì lại phải giấu giếm? Thường người ta chỉ giấu giếm, che đậy những gì sai trái, mờ ám, những tội lỗi tày trời…
-Một thính giả
“Nếu nội dung Hội Nghị Thành Đô là trong sáng bình thường thì cớ gì lại phải giấu giếm? Thường người ta chỉ giấu giếm, che đậy những gì sai trái, mờ ám, những tội lỗi tày trời…”
Thính giả Hồ Choa cho rằng:
“Không có lửa làm sao có khói? Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu tích tụ khói, nay mới bung ra cho ‘đứa con hoang’ biết mà giữ mồm giữ miệng”.
Thính giả Người Việt Tự Do lập luận:
“Sau những trò lừa đảo Nhân dân như Công hàm Phạm Văn Đồng hoặc như 10 ngày học tập và nhiều trò lừa đảo khác nữa. Vì lý do như vừa nêu thì độ khả tín của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN còn được bao nhiêu? Có nhiều dấu hiệu bản tài liệu Thành Đô này cũng chỉ một trò lừa đảo mới mà thôi”.
Trong khi đó, thính giả Đăng Minh nêu lên quan điểm khác biệt:
“Là người lớn chúng ta hãy suy nghĩ như người lớn nhé! Trước năm 1990 chống nhau dữ dội, đi qua đó làm lành, ‘bình thường hoá’ là chuyện bình thường. Có ai mới đánh nhau xong lại đi đồng ý làm tôi đòi cho người đó không? Nhiều người nghe con nít nói mà cũng tin. Trung Quốc ghét quá tung tin nhảm mà cũng nghe. Phải biết suy nghĩ và lọc thông tin nhé!”.
Thính giả Trần Thị Hải Ý khẳng định quyền của người dân là quyền được hỏi và quyền được biết:
“Quyền được hỏi và quyền được biết là quyền của Nhân dân, của con người. Trả lời là bổn phận và trách nhiệm của Quốc hội. Quốc hội gồm những người ăn lương từ tiền thuế của Nhân dân, đại diện cho Nhân dân cho nên Quốc hội không có quyền giữ im lặng, nói rõ nghĩa hơn tức là Quốc hội phải trả lời cho người dân”.
Thính giả Lâm Thanh Giang nói lên suy nghĩ của mình:
“Không bao giờ CSVN nói sự thật về Hội nghị Thành đô năm 1990 đâu. Nếu nói lên sự thật đó thì CSVN coi như sụp đổ trước phản ứng của Nhân dân ngay”.
Thính giả Hùng bày tỏ:
“Chẳng tin gì Trung Quốc cả, Tân Hoa Xã bịa đặt mà thôi. Tôi tin chắc rằng Nhân dân VN không cho phép. Theo thời gian mọi thể chế chính trị đều phải thay đổi”.
Hệ lụy từ việc khai thác bô-xít
Thưa quý thính giả, vụ việc một đoạn đê phụ của hồ thải quặng thuộc nhà máy tuyển quặng bô-xít, dự án bô-xít nhôm Tân Rai bị vỡ vào hôm mùng 8 tháng 10 một lần nữa làm dấy lên cảnh báo về những tác hại môi trường cũng như những hệ lụy từ hoạt động khai thác quặng bô-xít ở Tây Nguyên. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng các ý kiến liên quan của quý khán thính giả và độc giả gửi về đài trong tuần qua.
“Trung Quốc phá hoại môi trường của VN bằng cách khai thác bô-xít. CSVN nhắm mắt dù rằng Nhân dân phản đối”.
“Không phải trúng kế, không phải nhắm mắt đâu mà mở rất to, toan tính rất dữ...làm mới ngon ăn chứ!”
“Trong vụ tràn bùn đỏ bô-xít đừng quên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nha! Vì Thủ tường ủng hộ khai thác bô-xít hai tay mặc dù có lời cảnh báo tác hại tràn bùn đỏ của các nhà khoa học”.
“Các ‘ông’ đã nhận tiền và ký hợp đồng rồi làm sao bỏ được? Hơn nữa đã lỡ tuyên bố tầm bậy ‘đây là chủ trương lớn của Đảng’, bỏ rồi mất uy tín làm sao? À, làm gì có uy tín mà mất? Chỉ sợ mất tiền thôi. Sống chết mặc ai, tiền thì ‘ông’ bỏ túi!”
“Thật ra làm chẳng có lợi gì. Chỉ lợi cho túi tiền của ai đó và lợi cho Trung Quốc mua quặng giá rẻ, sau đó chế tạo bán lại cho VN được lãi to. Vì tiền mà cho đào quặng lên rồi thua lỗ cũng như Vinashin, chưa kể đến tác hại môi trường. Khi đó mấy ông về hưu rồi hay đang an toàn ở đất nước nào với tiền đầy túi. Đúng là ăn hại, có nói cũng vậy thôi”.
“Ôi lo gì, việc gì khó đã có Nhà nước lo! Mấy ông chóp bu đỉnh cao trí tuệ còn khẳng định trấn an dư luận rằng mấy cái hồ chứa bùn đỏ bô-xít có khả năng chịu được dư chấn của động đất đên 9 độ Richter cơ mà. Việc khai thác bô-xít là chủ trương lớn của đảng và Nhà nước cơ mà. Nhưng mà khi đập bể ở Tân Rai, Lâm Đồng chẳng có ai ra nhận trách nhiệm ngoài việc đổ thừa thiên tai. Muốn thắc mắc thì bắc thang lên hỏi ông Trời đấy. Vậy là huề cả làng!”
Trong vụ tràn bùn đỏ bô-xít đừng quên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nha! Vì Thủ tường ủng hộ khai thác bô-xít hai tay mặc dù có lời cảnh báo tác hại tràn bùn đỏ của các nhà khoa học”.
-Một thính giả
“Khi nào bể thì tính sau…Bây giờ nói không ai nghe đâu!”
“Tướng Giáp phản đối dự án này tới chết mà còn không được ghi nhận, huống chi là người dân”.
“Yên tâm! Đảng, Nhà nước và Nhân dân có thể rút kinh nghiệm mà. Sợ gì sai?”
“Thực tế cho thấy sự vụng về của các cơ sở quản lý khai thác làm cho người dân không thực sự yên tâm đối với các công trình, từ thủy điện cho tới công trình khai thác đập chắn khiến cho người dân nơm nớp lo sợ. Đó là kết quả của việc không trọng dụng người tài, không thu thập được những ý kiến xác đáng mà chỉ muốn những người ăn theo nói leo, những người vâng vâng, dạ dạ, xu nịnh cấp trên chứ không thu thập được tất cả những ý kiến thẳng thắn, trung thực. Những việc này dính dáng tới khoa học kỹ thuật nhưng thực ra nó là hậu quả của sự mất dân chủ và không tôn trọng nhân quyền.”
Trong phần cuối chương trình, Hòa Ái dành thời gian trả lời các tin nhắn sau đây:
“Đài RFA còn phát không, sao tôi mở đài hoài mà không bắt được sóng vậy?”
“Chúng tôi là người nghe đài ở VN. Chúng tôi lớn tuổi và cũng muốn nghe đài hàng ngày để biết tình hình trên thế giới. Nhưng tìm ngày phát thanh của đài ACTD thì nhiều khi khó tìm lắm. Toàn những tin cũ của tháng trước. Cho nên chúng tôi đề nghị đài ACTD cải tiến cho chúng tôi biết đài phát thanh ngày nào, giờ nào để dễ tìm hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn”.
Quý thính giả quý mến, hiện nay, chương trình phát thanh buổi sáng được phát qua làn sóng radio trên làn sóng ngắn 31 mét, từ 6:30 đến 7:30 sáng, giờ VN. Và chương trình phát thanh buổi tối được phát trên làn sóng ngắn 25, 31 mét cùng làn sóng trung bình 1503 khz, từ 9 giờ đến 9:30 giờ tối, giờ VN.
Ngoài ra, quý thính giả có thể nghe chương trình phát thanh trực tiếp bằng cách truy cập vào trang nhà của đài tại
www.rfa.org hoặc www.RFATiengViet.net hoặc www.achautudo.info
Trong trang chính, ở mục “Nghe đài” phía bên tay phải màn hình, quý vị chọn bấm vào “Nghe trực tiếp”. Lưu ý, quý vị phải nghe đúng theo giờ phát thanh: 6:30 giờ sáng và 9 giờ tối, giờ VN.
Qua trang web của đài, quý vị cũng có thể bấm vào “Nghe các chương trình mới nhất” trong mục “Nghe đài” để nghe và tải xuống. Hoặc quý vị có thể nghe bằng chương trình Podcast. Ở cuối trang nhà có 7 biểu tượng bên góc phải. Quý vị bấm vào biểu tượng thứ 5 từ trái sang, có hình cái ăng-ten màu tím nhạt. Chương trình Podcast hiện ra với 2 đường kết nối, 1 đường link dành cho các chương trình phát thanh buổi sáng, 1 đường link dành cho các chương trình phát thanh buổi tối:
http://streamer1.rfa.org/archive/VIE/Vie1400UTC.php
http://streamer1.rfa.org/archive/VIE/Vie2330UTC.php
Xin lưu ý, quý thính giả nếu gặp trở ngại khi chọn nghe ở mục “Nghe đài”, quý vị hãy chọn nghe trong chương trình Podcast và tải xuống từ chương trình này là hiệu quả nhất.
Quý thính giả còn có thể nghe các chương trình phát thanh qua trang mạng Facebook tại đường kết nối:
hoặc qua trang mạng Soundcloud tại đường dẫn:
Đài Á Châu Tự Do cũng cung cấp các ứng dụng dành riêng cho các thiết bị di động. Quý vị có thể tải ứng dụng app của RFA tại Apple Store và Google Play.
“Người bạn tôi không có radio và không có máy vi tính mà ông ta muốn nghe tin tức thời sự đài ACTD qua điện thoại. Xin quý đài cho biết số điện thoại nghe được tin tức, nếu có. Cảm ơn quý đài rất nhiều”.
Cảm ơn quý thính giả không nêu tên liên lạc với đài. Quý thính giả có thể nghe chương trình phát thanh trực tiếp hoặc chương trình phát thanh mới nhất được cập nhật bằng cách gọi vào số điện thoại 857-232-0091. Xin lưu ý, quý vị nhớ kiểm tra cước phí viễn liên với công ty cung cấp dịch vụ điện thoại mà quý vị ký kết hợp đồng.
Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Kính mong quý khán thính giả cùng độc giả tiếp tục gửi về đài những ý kiến đóng góp cũng như những chia sẻ về các vấn đề mà quý vị quan tâm. Để liên lạc với ban Việt ngữ, quý thính giả có thể gửi email qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org. Ngoài ra, quý vị có thể gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775.
Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị cùng Hòa Ái. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an vui. Hòa Ái trân trọng kính chào và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.