Trao đổi thư tín ngày 26.10.2012
2012.10.26

Lời xin lỗi của thủ tướng...
Chúng tôi gửi đến quý vị tin nhắn này. Vì thời lượng chương trình có hạn, Hòa Ái mạn phép lược trích ý muốn chia sẻ của thính giả. Kính mong thông cảm cho chương trình không thể phát trọn hết tin nhắn khi tin nhắn quá dài.
“Trong tháng 10 ở Việt Nam có nhiều chuyện xảy ra nhưng đáng chú ý nhất mà dân nghèo thất học như tôi để ý là hai câu chuyện. Một là cô giáo lớp 7 cũng vì sơ suất dạy học trò “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”: thay vì canh gà Thọ Xương để diễn tả về thời gian thì cô ấy nói về món ăn ở Hà Tây. Cũng vì tự trọng mà cô ấy xin nghỉ dạy vì xấu hổ. Hai, là một người cũng từng lên lớp dạy nhưng không dạy trong nhà trường mà dạy ngoài xã hội, dạy đời, dạy người dân Việt chống tham nhũng.
Đặc biệt là chính mình nói nếu tôi không chống được tham nhũng thì tôi xin từ chức. Nay sự việc rành rành tham nhũng tràn lan, thiên hạ ta thán, kể cả lãnh đạo chấp hành cũng bị kỷ luật. Vậy mà không xấu hổ từ chức già cả. Trái lại lần gặp cử tri lần này cũng mạnh miệng nói rằng nên đề cao lòng tự trọng khi chống tham nhũng. Lòng tự trọng của ông ta đi đâu hết rồi? Ông chỉ dạy người khác thôi vậy? Dân nghèo tôi không mong chi nhiều. Chỉ mong ông noi gương cô giáo dạy cấp 2 kia thôi: nêu cao lòng tự trọng để dân nghèo Việt Nam ta nhờ”.
Tuy nhiên, khán thính giả, độc giả Trương Thanh gửi về ý kiến là “văn hóa xin lỗi, nhận lỗi, khắc phục hậu quả do mình gây ra và từ chức chưa có ở Việt Nam”.
Trong bài phóng sự “Thủ tướng Việt Nam nhận lỗi trước Quốc hội” của Việt Long, có nhiều ý kiến gửi về, lên tiếng là “không thể lỗi rồi xin lỗi là xong. Truy ra người chịu trách nhiệm” hay “chỉ xin lỗi là xong thôi sao, còn hậu quả thì ai tháo gỡ?” và “tóm tắt ngắn gọn là toàn thể nhân dân Việt Nam phải lãnh nợ của Đảng và nhà nước XHCNVN, trả cho tới 3 đời vẫn chưa hết nợ”. Cũng có ý kiến gửi về bày tỏ rằng:
“Nếu một ai đó làm tội chắc bị xử tử mất rồi. Còn đối với Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng chỉ xin lỗi là hết. Đúng là bất công cho dân Việt Nam phải gánh nợ suốt đời. Không công bằng”.
Còn có ý kiến của Dân Việt gửi từ Hà Nội:
Từ Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến các vị quan chức lãnh đạo các địa phương đều "thành khẩn nhìn nhận" mình là "yếu kém, khuyết điểm" nhưng chẳng thấy vị nào xin từ chức hoặc bị kỉ luật.
Ý kiến của Dân Việt
“Từ Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến các vị quan chức lãnh đạo các địa phương đều "thành khẩn nhìn nhận" mình là "yếu kém, khuyết điểm" nhưng chẳng thấy vị nào xin từ chức hoặc bị kỉ luật. Đảng đã hết người có tài năng và đức độ rồi sao?”
Và thêm một ý kiến khác:
“Cần phải phân biệt lỗi với tội. Những sai phạm mà thủ tường Nguyễn Tấn Dũng mắc phải rất nghiêm trọng ảnh hưởng trầm trọng đến xã hội và nhất là nó lập đi lập lại gây hậu quả nghiệm trọng đến kinh tế tạo ra hình ảnh xấu cho chính phủ thì đây phải coi là tội và đã là tội phải đưa Nguyễn Tấn Dũng ra tòa để xử tội”.
Trong bài viết “Đa Đảng là tất yếu với Việt Nam” của Nguyễn Long Việt, một ý kiến của Dânnamvietnam gửi về: “Đây là một bài viết hay. Nếu Đảng Cộng Sản nói theo các ông chóp bu của Đảng là tinh túy, là đỉnh cao thì cứ đem ra đấu giá ngoài thị trường. Chỉ có các ông đóng cửa khen nhau là chủ nghĩa này là ưu việt, là kim chỉ nam là con đường đưa dân tộc đi đến chổ…nghèo đói và lạc hậu, nô dịch và bán nước. Hãy cho dân bầu công khai. Nếu tốt như các ông nói thì sợ cái gì. Hãy thử xem lòng dân thế nào.” Xin cảm ơn tất cả ý kiến của quý thính giả gửi về xoay quanh Hội nghị Trung ương 6 và lời xin lỗi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Câu chuyện Sông Tranh 2
“Nếu hủy bỏ thủy điện Sông Tranh 2, dù bị thiệt hại một phần kinh tế của nhà nước còn hơn thiệt hại nhân mạng ngươi dân…Quy luật điều kiện tự nhiên của mỗi vùng miền là tự nhiên, con người không làm chủ hay tự tin là được. Nếu thủy điện Sông Tranh ngăn dòng nước ra từ Thu Bồn Hội An thì tự nhiên sẽ phát ra một dòng sông khác. Có thể từ Trà My sẽ có một dòng sông mới để có một lối thoát tự nhiên ra biển. Ông bà ta nói tức nước…vỡ bờ.”
Còn thêm một ý kiến của Tiếng gào gửi từ Việt Nam:
“Một việc quan trọng như cửa xả đáy của đập thủy điện mà mấy ông đành quên vậy thì mấy ông nhớ cái gì? Còn mấy ông đi xem xét tình hình con đập thì bàn tới bàn lui đã xong chưa? Coi chừng mấy ông đang đứng bàn con đập nó bung ra thì ô hô ai tàii đấy...Không hiểu đến bao giờ các ông mới có kết luận đây. Người dân Trà My ơi, các vị đi hỏi thử các ông này xem. Phải có câu trả lời cụ thể, chứ không thể nào cứ cù cưa cù nhầy mãi thế này được. Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chính trị đây? Sinh mạng của mọi người đang được mang ra thử thách với trời cao đây. Thiên tai của trời hay là Thiên tài của Đảng.”
Xin cảm ơn ý kiến của hai quý vị đóng góp cho đề tài về động đất ở đập thủy điện Sông Tranh 2.
Sau chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Duy ở Quảng Trị về việc gia đình có công với cách mạng của ông bị oan ức, ban Việt Ngữ nhận được thêm một trường hợp kêu cứu của một gia đình có công với cách mạng khác ở Thanh Hóa như sau:
“Dạ thưa quý đài là bên phía nhà nước hồi năm 1947, ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa trưng dụng tất cả tài sản của gia đình thì có giấy tờ tài liệu, mệnh lệnh phá nhà của ủy ban kháng chiến. Thứ hai nữa là hiến pháp và pháp luật của Việt Nam, hiến pháp năm 1946 cũng như là hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 là nhà nước cam kết bảo hộ tài sản. Gia đình cũng đi hoạt động cách mạng, tham gia nhà nước. Cuối cùng bây giờ Tỉnh quay lại với gia đình cách mạng, bây giờ quay lưng lại để phá căn biệt thự đó ngay ga Thanh Hóa”.
Ban Việt ngữ, đài ACTD cảm ơn tất cả những chia sẻ của quý vị với đài cũng như mong muốn của quý vị là những tiếng nói cùng cảnh ngộ hãy cất lên để cùng chia sẻ với tất cả những người quan tâm trong và ngoài nước.
Về câu chuyện cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt, có rất nhiều lời thăm hỏi, động viên gửi đến cho bạn Phương Uyên cùng gia đình. Thay mặt gia đình Phương Uyên, Hòa Ái gửi lời cảm ơn đến tấm lòng của quý vị.
Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chính trị đây? Sinh mạng của mọi người đang được mang ra thử thách với trời cao đây. Thiên tai của trời hay là Thiên tài của Đảng.”
ý kiến của Tiếng gào
Hòa Ái xin phép được nhắc lại với các quý khán thính giả, độc giả gọi vào muốn trao đổi với đài, mong quý vị để lại tên và số điện thoại để tiện cho chúng tôi gọi lại cho quý vị. Đồng thời quý vị cũng có thể email về địa chỉ vietweb@rfa.org và điện thoại vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775 để nói lại những thông tin mà quý vị muốn chia sẻ. Nếu quý vị gọi điện thoại từ Việt Nam, vui lòng bấm số 001 trước dãy số 202-530-7775. Vì là thông tin cá nhân nên số điện thoại của quý vị sẽ không phát trên làn sóng phát thanh. Quý vị cũng có thể email trực tiếp cho Hòa Ái tại địa chỉ hoaai@rfa.org.
Cảm ơn quý thính giả đón nhận chương trình phát thanh cùng những bài viết, những video tin tức, phóng sự trên trang web của đài. Đài ACTD mong nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp trên tinh thần xây dựng để đài chúng tôi gửi đến quý vị những chương trình tốt hơn về sau.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm và đóng góp của quý khán thính giả cùng độc giả dành cho đài ACTD.
Theo dòng thời sự:
- Thủ tướng Việt Nam nhận lỗi trước Quốc hội
- Chuyện về những bài văn lạ
- Bày tỏ lòng yêu nước là chống phá nhà nước?
- Có nên dạy “Tấm Cám” trong trường?
- Hội nghị TW6: Đóng cửa bảo nhau
- Vụ Tiên Lãng: Cờ bí thí tốt
- Sông Tranh 2 động đất mạnh dù ngưng tích nước
- Phản biện độc lập đầy lo ngại về Sông Tranh 2
- RW kêu gọi trả tự do cho các bloggers đang bị giam cầm