Mạn đàm với Nick Út
2010.02.20
Người nhiếp ảnh gia tài hoa này có tên là Nick Út hiện đang có mặt tại thành phố Little Saigon miền Nam California.
Phóng viên ảnh của AP
Nick Út nổi tiếng thế giới qua bức ảnh chụp một bé gái trần truồng chạy trên đường la khóc vì bom napalm tại thị trấn Trảng Bàng. Bé gái ấy là Phan Thị Kim Phúc hiện sống tại Canada và đang là chủ tịch hội KIM, một tổ chức thiện nguyện chuyên cứu giúp những trẻ em nạn nhân chiến tranh.
Bức
ảnh này đã gây chấn động thế giới và đã mang về giải thưởng Pulitzer cho Nick
Út. Đây là giải thưởng cao quý nhất của báo chí Hoa Kỳ mà một người Việt Nam có
được.
Sau khi định cư tại Mỹ ông vẫn tiếp tục làm việc cho AP và bức ảnh thứ hai tại Los Angeles khiến Hollywood chú ý đến ông nhiều hơn đó là tấm ảnh chụp ngôi sao Paris Hilton ngồi khóc trong xe cảnh sát khi cô bị dẫn độ ra tòa. Bức ảnh này chụp được đúng chính xác 35 năm ngày ông chụp bức ảnh của Kim Phúc.
Chúng tôi may mắn được trực tiếp nói chuyện và được ông cho biết đôi điều về sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. Câu hỏi đầu tiên có liên quan đến cái tên của ông như sau.
Mặc Lâm: Thưa ông, xin được hỏi nguyên nhân nào ông chọn một bút danh rất giống với người Mỹ, có phải vì làm việc trong môi trường báo chí của AP buộc phải vậy hay còn lý do nào khác thưa ông?
Lúc làm AP thì tôi tên là Huỳnh Công Út. Tôi có người bạn làm chung trong AP thấy tên này khó kêu nên anh ấy đặt cho tôi là Nick Út.
Nick Út
Nick Út: Lúc làm AP thì
tôi tên là Huỳnh Công Út. Tôi có người bạn làm chung trong AP thấy tên này khó
kêu nên anh ấy đặt cho tôi là Nick Út. Sau đó năm 1970 anh này theo cuộc hành
quân tiến qua Lào thì tụi này đi chung công tác ngày đầu tiên qua biên giới.
Sau đó anh bay vào Sài Gòn bằng C130 và không may máy bay này bị bắn rơi trong đó có 5 nhà nhiếp ảnh. Anh là một người bạn rất thân, ngày anh ấy chết đã để lại cho tôi cái tên kỷ niệm này. Nick là nickname thôi. Từ xưa tới nay những người xem hình của mình đều không biết mình là người Việt vì cái tên rất Mỹ này.
Bức ảnh nổi tiếng “Kim Phúc”
Mặc Lâm: Ông nổi tiếng với bức ảnh của Kim Phúc từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, xin ông cho biết hoàn cảnh lúc đó như thế nào?
Nick Út: Trận đánh tại
Trảng Bàng năm 1972. Lúc đó quốc lộ đã bị cô lập trong ba ngày liền. Ngày đầu
tiên đánh rất dữ dội. Ngày kế đó tôi mới lái xe xuống Trảng Bàng vào lúc 7 giờ
sáng. Khi vừa tới thì tôi thấy cả ngàn đồng bào chạy ra khỏi vùng lửa đạn của
thị trấn Trảng Bàng. Tôi chụp rất nhiều hình cảnh đồng bào chạy giặc, những cuộc
oanh tạc đánh nhau rất dữ dội.
Trong lúc sắp sửa đi về thì nghe tiếng máy bay sắp bay tới. Tôi thấy trong chùa Cao Đài đã có trái khói chỉ điểm để bỏ bom do sư đoàn 25 của bộ binh Việt Nam Cộng Hòa làm.
Tôi
nói với người bạn để chụp thêm tấm hình này nữa rồi về. Lúc ấy một chiếc phản lực
cơ A 37 nhào xuống thả 4 trái bom đầu tiên. Khi bom nổ mình nghĩ không còn đồng
bào trong đó. Chiếc thứ hai là chiếc khu trục Sky One Skyrader của quân lực Việt
Nam Cộng Hòa đã nhào xuống thả 4 trái bom napalm. Tôi đứng cách đó chừng trăm
thước, người rất là nóng.
Khi bom nổ tôi nghĩ không thể còn người nào sống trong đó nổi. Sau khi bom nổ, tôi thấy một bà ẳm đứa nhỏ khoảng 1 tuổi vừa chạy vừa la hét cứu cháu tôi cứu cháu tôi…tôi chụp rất nhiều hình của thằng bé ngáp trước khi chết trên tay của người đàn bà kia.
Lúc
đó thì trong đám khói đen có mấy đứa trẻ nữa chạy ra trên quốc lộ…cũng khi đó
tôi thấy một em chạy ra trong tình trạng trần truồng, tức là cô Kim Phúc. Tôi
nhào tới chụp rất nhiều hình. Tôi cũng chợt nghĩ nếu mình chụp nữa thì cô bé
này sẽ chết.
Tôi lấy nước mang theo của tôi tưới lên mình cổ… cổ la lên rằng nếu
tưới nước thì cổ sẽ chết. Lúc đó tôi mượn cái áo mưa của quân đội để che lại
cho cổ không bị trần truồng.
Ông bác của Kim Phúc hỏi tôi có thể chở cháu ông ấy tới bệnh viện được không. Lúc ấy xe của tôi đậu chỉ cách thị trấn Trảng Bàng khoảng 200 thước. Tôi mới chở mấy đứa nhỏ lên xe tôi hết và tôi ẳm Kim Phúc theo luôn. Lúc đó cô Kim Phúc la hét dữ lắm nên tôi nghĩ là cổ sẽ chết.
Lúc đó thì trong đám khói đen có mấy đứa trẻ nữa chạy ra trên quốc lộ…cũng khi đó tôi thấy một em chạy ra trong tình trạng trần truồng, tức là cô Kim Phúc. Tôi nhào tới chụp rất nhiều hình.
Nhiếp ảnh gia Nick Út
Tôi
chở về bệnh viện Củ Chi trong tình trạng chiến tranh, anh cũng biết rồi xe kẹt
rất nhiều nên tôi càng lo sợ cho tính mạng của cổ. Cũng may khi về tới bệnh viện
lúc ấy trong thời chiến tranh dân thường chết rất nhiều mà quân đội không thể
lo hết được.
Cũng nhờ tôi có thẻ báo chí nên ưu tiên vào bệnh viện và y tá cũng
như mọi người đều lo cho cô bé này. Tôi thấy bổn phận của mình đã xong nên cũng
bớt lo và chạy về hãng AP tại Sài Gòn để rửa hình.
Tôi rất lo không biết như thế nào thì trong vòng chỉ 5 phút hình rửa ra rồi. Điều trước tiên người editor giật mình là thấy cô bé ở truồng, tôi mới giải thích bom nổ trẻ em chết…họ không muốn gửi tấm hình này mà phải chờ người editor khác vì tấm hình này trần truồng quá không gửi đi Mỹ được.
Tụi này chờ ông giám đốc hãng AP lúc ấy đang ăn trưa về. Ông ấy nhìn tấm hình và hỏi sao tấm hình còn nằm đây? Sau khi biết chuyện ông ấy ra lệnh gửi ngay về New York. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau tấm hình này xuất hiện ngay trên mặt báo của hầu hết các tờ báo lớn.
Mặc Lâm: Sau trận bom ấy ông có theo dõi tình hình của cô bé Kim Phúc hay không?
Nick Út: Trận bom napalm sáng sớm ngày 6 tây tháng 9 tôi trở lại thành phố Trảng Bàng rất là sớm, tôi gặp ông tướng Tư là tư lệnh sư đoàn 25. Sau đó tôi được biết cô Kim Phúc đã được chuyển về bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn. Sau khi tấm hình này được đăng cô Kim Phúc rất là may mắn được bác sĩ lo lắng cho cô rất tốt vì tấm hình đó có tinh thần chống chiến tranh.
Ông ấy nhìn tấm hình và hỏi sao tấm hình còn nằm đây? Sau khi biết chuyện ông ấy ra lệnh gửi ngay về New York. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau tấm hình này xuất hiện ngay trên mặt báo của hầu hết các tờ báo lớn.
Nhiếp ảnh gia Nick Út
Mặc Lâm: Tấm hình này được miền Bắc Việt Nam lúc đó sử dụng như một vũ khí tuyên truyền cho cái mà họ gọi là đế quốc Mỹ xâm lược. Ông có gặp khó khăn gì với đồng hương khi sinh sống trong khu vực Los Angeles nơi rất gần với Little Saigon hay không?
Nick Út: Tôi không gặp khó khăn anh, theo tôi biết thì năm 75 VNCH cũng tuyên truyền như miền Bắc và nói rằng tấm hình này do B40 bắn…đối với tôi là báo chí thì chỉ nói thật mà thôi.
Mặc Lâm: Khi biết Kim Phúc ra nước ngoài thì ông có dịp nào gặp gỡ cô ấy hay không?
Mặc Lâm: Được biết hồi gần đây ông có trở về Việt Nam để làm việc cho AP, ông có theo dõi những mảng đời người dân ngày nay sau chiến tranh họ có khác gì với trước đó hay không?
Nick Út: Sau chiến tranh tôi muốn focus về hòa bình, về cuộc sống kinh tế của người dân.
Mặc Lâm: Và ông có gặp những trẻ em bất hạnh ngoài đường phố chứ?
Nick Út: Có nhiều lắm và cũng rất nhiều mảnh đời đau khổ…
Quý
vị vừa theo dõi cuộc nói chuyện với nhiếp ảnh gia Nick Út, tác giả bức ảnh nổi
tiếng chụp cô bé Kim Phúc trong trận bom napalm tại Trảng Bàng. Tấm hình này
cùng với hàng trăm tác phẩm nhiếp ảnh khác của ông được chúng tôi thực hiện một
slide show trên trang nhà của RFA mong quý vị ghé xem.
Chúng tôi tin chắc quý vị sẽ thích thú trước nhiều bức ảnh xuất sắc của nhà nhiếp ảnh tài hoa của chúng ta.