Nhạc giáng sinh

Trong bầu khí lành lạnh, đón chào những giây phút hồng ân thì không còn gì giá trị hơn được thưởng thức những tác phẩm ca ngợi Chúa nhân ngày lễ đặc biệt này.
Vũ Hoàng, RFA
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Nhà thờ lớn Hà Nội vào đêm giáng sinh Nhà thờ lớn Hà Nội vào đêm giáng sinh
RFA photo

Thưa quý thính giả, vậy là một mùa giáng sinh nữa đã về khắp nơi trên thế giới. Trong chương trình âm nhạc cuối tuần hôm nay, Vũ Hoàng trân trọng gửi đến quí vị những ca khúc bất hủ về giáng sinh của thế giới cũng như của Việt Nam.

Trong buổi phát thanh trước, quý vị đã có dịp nghe linh mục Kim Long, phó chủ tịch Uỷ ban thánh nhạc của Hội đồng giám mục Việt Nam, giới thiệu đôi nét về nhạc Thánh Ca. Hôm nay, để tiếp tục, cha Kim Long chia sẻ thêm một số ý kiến về nhạc Giáng sinh. 

Hai tác giả bài Stille Nacht, tức Silent Night
Hai tác giả bài Stille Nacht, tức Silent Night": Joseph Mohr và Franz Gruber- WikiCommons file
Wikipedia Commons file

Cha Kim Long: Nhạc giáng sinh phần nhiều, ngay cả ngoại quốc, nói đến giáng sinh là người ta có những thể điệu riêng, thí dụ nói đến nhạc ngoại quốc mà thiếu bài "Silent Night", hay Việt Nam mà thiếu bài đó do Hùng Lân dịch ra tiếng Việt là "Đêm Thánh Vô Cùng", thì không được.

Hay những bài tiếng Việt của các vị tiền bối, thí dụ đêm giáng sinh mà không hát "Hang Bê Lem" của Hải Linh hay không hát "Cao Cung Lên" của Hoài Đức thì thấy thiếu một cái gì đó, vì nó có âm hưởng riêng và thứ hai là nó diễn tả được tâm tình của con người phải có khi đón chờ Chúa, gặp gỡ Chúa trong đêm hồng phúc.

Vũ Hoàng: Vậy thưa cha, nhạc giáng sinh có điểm ra đặc biệt khác thánh nhạc thông thường ạ?

Cha Kim Long: Thánh ca giáng sinh khác các bài hát thánh ca khác là ở lời. Lời đi vào màu nhiệm của giáng sinh, diễn tả con người gặp gỡ Thiên Chúa, đêm bình an, mà các thiên thần ca hát rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” Tất cả những lời đó phải xoáy vào màu nhiệm là: Chúa nhập xuống trần làm người, hoà đồng với người, để nâng con người lên địa vị Thiên Chúa. Màu nhiệm giáng sinh là màu nhiệm mà con người gặp gỡ Thiên Chúa, đất với trời gặp gỡ để có sự giao hoà, thì quan hệ nhất vẫn là lời. Lời phải làm thế nào để diễn tả được màu nhiệm nhập thể của con Thiên Chúa.

Vũ Hoàng: Vâng, lời ca là như vậy, vậy còn giai điệu ra sao thưa cha?

Cha Kim Long: Giai điệu cũng không khác biệt nhiều, tuỳ theo những điều người ta muốn diễn tả. Tôi nói thí dụ, giai điệu của bài "Cao Cung Lên" của cha Hoài Đức thì là viết cho một cung thứ, rất trầm lắng để thấy rằng màu nhiệm giáng sinh con người có thể chìm sâu vào trong ý tưởng để có thể suy niệm tình thương của Thiên Chúa đến với con người.

Cây giáng sinh ở Đan mạch- Marlene Thyssen photo
Cây giáng sinh ở Đan mạch- Marlene Thyssen photo
Marlene Thyssen- WikiCommons
Trong khi bài "Hang Bê Lem" của Hải Linh thì viết ở thể trưởng, cung pha, rất dồn dập, rất hoan hỉ, diễn tả tâm tình con người vui sướng, để thờ lạy đấng cứu tinh đã giáng sinh.

Thưa quý vị. Để bắt đầu phần âm nhạc tối nay, trước hết mời quí vị đến với bản Cao Cung Lên của Linh mục Hoài Đức qua tiếng hát của Khắc Thiệu.

Cùng trong không khí Giáng sinh hoan ca, mời quí vị tiếp tục nghe ca khúc bất hủ "Hang Bê Lem", qua tiếng hát Ý Lan.

Trước khi chia tay, mời quí vị đến với ca khúc tiếng Anh vui nhộn "Santa is coming to town" với tiếng hát ca sĩ Don Hồ

Vũ Hoàng thay mặt toàn ban Việt Ngữ, xin chúc quí vị một mùa giáng sinh yên bình, hạnh phúc và nhiều an lành.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.