Ngày 26 tháng 6 tới cô sẽ có một buổi biểu diễn ở nhà hát lớn Hà nội với những bài hát do cô sáng tác bằng hai thứ tiếng Anh và Việt, trong đó có sử dụng nhiều chất liệu của tuồng, chèo và cải lương. Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được gửi tới các bạn câu chuyện về Eleanor Clapham, cô gái người Úc mê nghệ thuật cổ truyền Việt nam.
Nghệ thuật cổ truyền VN một kho báu đang bị giấu kín
Mái tóc vấn cao, mặc áo tứ thân, một tay cầm quạt, một tay bưng mâm lễ lên chùa, Thị Màu Eleanor Claphan đã thực sự hoá thân vào nhân vật, làm mê hoặc hàng triệu khán giả Việt nam trong đêm diễn đầu tiên ở nhà hát lớn Hà nội vào tháng 12 năm 2006. Buổi biểu diễn với 4 trích đoạn tuồng cổ và chèo gồm Hồ Nguyệt cô hoá cáo, Dư Hồng xuống núi, Thị Màu lên chùa, và Suý Vân giả dại, tất cả đều đã được Eleanor trình diễn thật nhuần nhuyễn theo nhận xét của rất nhiều nghệ sĩ và báo giới Việt nam hồi đó. Buổi biểu diễn cũng được truyền trực tiếp trên truyền hình Việt nam tới hàng triệu người xem.
Khi tôi được xem tuồng, ấn tượng đầu tiên mà tôi có là nó giống như một kho báu đang bị giấu kín. Trích đoạn tuồng mà tôi xem là Châu Sáng qua sông.
Eleanor Claphan
Eleanor Claphan sinh năm 1983 tại Úc. Ngay từ bé cô đã say mê nghệ thuật và luôn ước mơ trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp.Vào khoảng năm 2005 khi cô chuẩn bị tốt nghiệp trường sân khấu điện ảnh Wolongong ở Sidney, Eleanor đang suy nghĩ phải làm thế nào để có thể cạnh tranh được với những nghệ sĩ khác, làm thế nào để mang đến một cái gì mới lạ trong nghệ thuật. Lúc này, nghệ sĩ sân khấu Tạ Duy Bình đã đến trường của Eleanor và trình diễn một trích đoạn tuồng ngắn. Và chính buổi diễn ngắn ngủi này đã đưa Eleanor đến với nghệ thuật cổ truyền Việt Nam.
Cô kể về ấn tượng đầu tiên khi được xem tuồng Việt nam như sau:
Eleanor Claphan: Khi tôi được xem tuồng, ấn tượng đầu tiên mà tôi có là nó giống như một kho báu đang bị giấu kín. Trích đoạn tuồng mà tôi xem là Châu Sáng qua sông. Đó là một đoạn đơn giản về một người đi chợ, cầm theo một cái rổ, ông ấy nghe thấy ai đó khóc ở xa và ông ấy nghĩ mình cần phải qua sông để cứu người đó. Ông ấy lấy cái rổ và ngồi vào đó rồi bơi qua sông. Nó là một đoạn đơn giản nhưng những động tác trong đó thì thật là tuyệt.
Cô sang Việt nam học tuồng vào năm 2005. Trong thời gian này cô ở với gia đình nghệ sĩ chèo, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thanh Tuyết. Cô được cô giáo đặt tên Việt là Hoàng Lan là hoa lan vàng vì cô có mái tóc vàng.
Say mê với những vũ điệu, và câu chuyện trong tích tuồng cổ, Eleanor quyết định sang Việt nam học tuồng trong 4 tháng, một ý tưởng mà nhiều người cho rằng thật lạ. Nhưng Eleanor đã quyết tâm. Cô sang Việt nam học tuồng vào năm 2005. Trong thời gian này cô ở với gia đình nghệ sĩ chèo, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thanh Tuyết. Cô được cô giáo đặt tên Việt là Hoàng Lan là hoa lan vàng vì cô có mái tóc vàng.
Từ Tuồng chuyển sang Chèo
Lúc đầu Eleanor chỉ định học tuồng ở Việt nam từ 3 đến 6 tháng nhưng trong thời gian ở đó, được nghe cô giáo Tuyết và các học sinh hát chèo, Eleanor cũng yêu thích nghệ thuật này và quyết tâm theo học chèo vào năm 2006, sau khi đã qua các khoá học tuồng vào năm 2005.

Vốn không biết tiếng Việt, cũng chưa hiểu nhiều về văn hoá Việt, nên lúc đầu Eleanor gặp rất nhiều khó khăn. Với giọng tiếng Việt lơ lớ, Eleanor kể:
Eleanor Calphan: đầu tiên Eleanor gặp rất nhiều khó khăn trên con đường học tuồng vì Eleanor không hiểu tiếng Việt mà cô giáo không biết tiếng Anh. Vừa học một tiếng rất khó phát âm, vừa học một nghệ thuật rất phức tạp và khó nhưng Eleanor luôn có sự đam mê và Eleanor học rất chăm chỉ. Có một điều nữa là lời của tuồng tiếng Việt cổ không phải tiếng Việt hiện đại. Khi Eleanor muốn dịch lời của tuồng thì thậm chí bạn ở Việt nam không hiểu lời. Eleanor phải nhờ một thầy giáo ngôn ngữ để giúp Eleanor phiên dịch lời tuồng.
Eleanor gặp trở ngại về ngôn ngữ lúc ban đầu nhưng cô đã nhanh chóng vượt qua bằng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của cô giáo. Tuy nhiên theo cô, một cái khó khác nữa cũng khiến cô phải dày công luyện tập đó là vũ điệu của tuồng và chèo, vốn rất phức tạp và tinh tế.
Lúc đầu Eleanor chỉ định học tuồng ở Việt nam từ 3 đến 6 tháng nhưng trong thời gian ở đó, được nghe cô giáo Tuyết và các học sinh hát chèo, Eleanor cũng yêu thích nghệ thuật này và quyết tâm theo học chèo vào năm 2006, sau khi đã qua các khoá học tuồng vào năm 2005.<br/>
Eleanor Claphan: Một điều khó khăn nữa là vũ đạo, rất phức tạp và tinh tế. Tôi phải ghi hình lại những động tác mà giáo viên của tôi thực hiện rồi sau đó bỏ hàng giờ đồng hồ để xem đi xem lại để có thể làm được động tác đó. Ví dụ bạn phải quay tay hướng này, chân phải quay hướng khác chẳng hạn. Nhiều lúc khó đến mức phát bực mình. Tôi cảm thấy nếu mà không có tình yêu với môn nghệ thuật này thì tôi sẽ bực mình rất sớm và đã bỏ nó lâu rồi.
Chính tình yêu và niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống của Eleanor cũng đã truyền cảm hứng sang cô giáo chèo Nguyễn Thanh Tuyết, khiến cô càng phải tận tâm hơn. Cô Tuyết nói:
Nguyễn Thanh Tuyết: nó say sưa, tò mò làm sao để mình phải thể hiện được tất cả, mình là người thầy thì mình phải toát hết tâm hồn ra để dạy. Từ ý thức của nó, từ sự tò mò say sưa của nó làm cho mình có khi hết cả vốn, có đến đâu dùng đến đấy, không thể giấu được, không thể lười được.
Cô giáo Tuyết cho biết mặc dù đã dạy rất nhiều học sinh hát chèo, cả người Việt lẫn người nước ngoài, nhưng cô thấy ở Eleanor niềm đam mê đặc biệt, và điều này cũng khích lệ ngay chính những học sinh Việt nam, nhưng người mà trước đó học chèo chỉ để kiếm cái nghề hơn là niềm đam mê thực sự.
Nguyễn Thanh Tuyết: sau khi Eleanor đến học và xuất hiện trên truyền hình thì tự dưng trên trường đại học của cô các thế hệ lớp chèo nó cũng say sưa va có sự quyết tâm khác hẳn.
Sau hai năm khổ công rèn luyện, Eleanor cuối cùng đã chính thức biểu diễn lần đầu tại nhà hát lớn vào tháng 12 năm 2006 với 4 trích đoạn tuồng cổ và chèo nổi tiếng của Việt nam.
Không thể bỏ cuộc được
Buổi trình diễn sau đó nhận được nhiều lời khen từ không những chỉ khán giả mà còn cả từ những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau buổi biểu diễn này, Eleanor lại cảm thấy mệt mỏi. Cô bỏ cuộc và trở về Úc để làm những công việc không phải dành cho mình như phục vụ nhà hàng, huấn luyện viên thể dục. Eleanor cho biết nguyên nhân như sau:
Eleanor Claphan: Có một vài lý do. Lý do đầu tiên là mặc dù tôi yêu nghệ thuật truyền thống Việt nam nhưng tôi có cảm giác là tôi không biết làm thế nào có thể sống bằng nó. Mặc dù khi trình diễn tôi rất thích nhưng tôi không có nhiều khán giả. Phần lớn khán giả của tôi là người lớn tuổi. Vì vậy tôi cần có thời gian suy nghĩ. Lý do

thứ hai là tôi làm việc rất tích cực và tôi luôn tự phê bình mình. Tôi luôn đưa cho mình những yêu cầu rất gắt gao. Có một thời gian tôi đặt yêu cầu cao và mặc dù tôi làm việc rất nhiều nhưng tôi không thấy hài lòng. Vì vậy sau một thời gian tôi thấy mệt mỏi. Tôi nghĩ tôi không thể làm một diễn viên được.
Lý do đầu tiên là mặc dù tôi yêu nghệ thuật truyền thống Việt nam nhưng tôi có cảm giác là tôi không biết làm thế nào có thể sống bằng nó. Mặc dù khi trình diễn tôi rất thích nhưng tôi không có nhiều khán giả. Phần lớn khán giả của tôi là người lớn tuổi.
Eleanor Claphan
Nhưng chỉ khoảng 3 năm sau khi làm những công việc khác, Eleanor cảm thấy trống rỗng, cuộc sống thiếu niềm đam mê. Tiếng gọi của nghệ thuật cổ truyền Việt nam đã khiến cô quay lại với Việt nam. Lần này cô quay về cùng với người yêu của mình, một chàng trai Việt nam. Họ cùng nhau bắt tay làm lại từ đầu và cuối cùng là buổi biểu diễn lần thứ hai của cô tại Việt nam ở nhà hát lớn sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 6 tới. Buổi biểu diến sẽ bao gồm 12 bài hát do cô tự sáng tác bằng tiếng Anh và tiếng Việt, sử dụng nhiều chất liệu của tuồng, chèo, và cải lương, như âm nhạc, vũ điệu, nhân vật, đan xen là nhạc pop. Sẽ có hai ban nhạc, một cổ truyền Việt nam và một hiện đại, cùng các vũ công trình diễn với cô trong đêm diễn. Eleanor cho biết về nội dung buổi biểu diễn như sau:
khoảng 3 năm sau khi làm những công việc khác, Eleanor cảm thấy trống rỗng, cuộc sống thiếu niềm đam mê. Tiếng gọi của nghệ thuật cổ truyền Việt nam đã khiến cô quay lại với Việt nam. Lần này cô quay về cùng với người yêu của mình, một chàng trai Việt nam.<br/>
Eleanor Claphan: Phần đầu là câu chuyện của đời tôi. Nó như là một triết lý sống của tôi. Nó nói về những gì tôi đã trải qua, cảm giác mất phương hướng, buồn, và làm thế nào mà tôi quay lại được, mơ ước của tôi. Phần hai có tên gọi tình yêu, nó nói về tình yêu, về lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cảm giác đầu tiên khi trái tim loạn nhịp, rồi khi hai người yêu nhau. Trong phần biểu diễn tôi sẽ sử dụng nhiều vũ điệu, nhân vật và phục trang của tuồng, chèo. Ví dụ có một bài hát tôi sẽ hát có tên gọi ‘giận dỗi’ là một bài nhạc pop nhưng sẽ sử dụng vũ điệu múa kiếm trong tuồng. Một bài hát khác tôi sẽ biểu diễn múa trống. Có một bài hát ru tôi sẽ sử dụng chất liệu cải lương.
Nghệ thuật hiện đại kết hợp với cổ truyền
Theo Eleanor đây là một thử nghiệm mới của cô để khiến nghệ thuật chèo, tuồng và cải lương của Việt nam hấp dẫn hơn với khán giả trẻ Việt nam vốn đang quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống, và cũng hấp dẫn hơn với nước ngoài. Cô cho biết:
Eleanor Claphan: đây sẽ là một thử nghiệm thú vị. Mục đích của tôi là để tạo dựng một buổi biểu diễn thật sự hiện đại và hấp dẫn đối với những khán giả hiện đại. Trong khi đó tôi vẫn sử dụng rất nhiều yếu tố trong các nghệ thuật cổ mà tôi yêu thích. Hy vọng của tôi là khán giả Việt nam và người nước ngoài sẽ xem và muốn biết nhiều hơn về các hình thức nghệ thuật cổ truyền này.
Đây là một thử nghiệm mới để nghệ thuật chèo, tuồng và cải lương của Việt nam hấp dẫn hơn với khán giả trẻ Việt nam vốn đang quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống, và cũng hấp dẫn hơn với nước ngoài
Eleanor Claphan
Eleanor thừa nhận cũng có những băn khoăn về việc cô đem nghệ thuật hiện đại kết hợp với cổ truyền và có thể đẩy nó đi quá xa. Đó cũng là lo lắng của ông giám đốc nhà hát tuồng mà cô biết được, khi cô nói về dự án này của mình. Nhưng cô cho rằng đánh giá tốt nhất về dự án này phải là từ phía khán giả.
Eleanor: Tôi đã nghĩ về điều này rất lâu. Đối với tôi nó là một sáng tạo của chính bản thân tôi. Tôi đã làm rõ là khi tôi biểu diễn tôi không đại diện cho tuồng chèo, tôi không phải là một nghệ sĩ tuồng chèo chuyên nghiệp. Tôi chỉ yêu nghệ thuật này và nghiên cứu nó. Tôi muốn giới thiệu một số nét đẹp của nghệ thuật này. Tôi hiểu đây là bước đi đúng của mình. Tôi cần phát triển nghệ thuật của mình và tôi hiểu đây là lúc tốt nhất để cho đông đảo khán giả cảm nhận.
Chính nghệ sĩ chèo Thanh Tuyết cũng cho rằng đã đến lúc cần phải có những tìm tòi mới để đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng trẻ và có thể bước đi của Eleanor là một gợi ý cho những người làm nghệ thuật ở Việt nam.
Eleanor thừa nhận cũng có những băn khoăn về việc cô đem nghệ thuật hiện đại kết hợp với cổ truyền và có thể đẩy nó đi quá xa. Đó cũng là lo lắng của ông giám đốc nhà hát tuồng mà cô biết được, khi cô nói về dự án này của mình.<br/>
Nguyễn Thanh Tuyết: cô nghĩ là những cái cổ thì vẫn sáng ngời vẫn phải gìn giữ nhưng không thể dừng lại nguyên thế, rồi cứ như thế mà phải mạnh dạn như Hoàng Lan để gây được phần nào khán giả trẻ hứng khởi chứ nó không mất đi. Ta không thể dừng lại mãi, đứng lại mãi như thế được.
Để thực hiện được buổi biểu diễn lần này, Eleanor đã phải kêu gọi tài trợ từ một số nhà tài trợ trong và ngoài nước. Tổng kinh phí cho buổi biểu diễn là 300 triệu đồng. Toàn bộ số tiền bán vé sẽ được quyên góp cho Koto, một tổ chức chuyên dạy nghề cho trẻ em đường phố.
Cô cho biết sau buổi biểu diễn này, cô sẽ thực hiện một tour diễn tại Đà nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Và có thể vào năm sau cô sẽ biểu diễn ở bên Mỹ. Cũng nhân dịp này, cô muốn có một lời nhắn với những bạn trẻ về cuộc sống, từ những gì mà bản thân cô đã trải qua.
Eleanor Claphan: đừng dành cả đời đứng đây nhìn bên phải, nhìn bên trái, không biết phải đi đâu, mãi đứng đây bên ngã ba đường. Đôi khi bạn phải chọn hướng đi ngay cả dù là nó sai, thì bạn cũng phải chọn một đường.