Thành công trong việc tạo phản ứng
Chỉ vài ngày sau khi bài phóng sự của ký giả Ulricht Adrian về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, đa số đến từ miền Bắc, được chiếu trên đài truyền hình hàng đầu của Đức, bản dịch của bài phóng sự này đã được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng dân mạng và lập tức gây shock, cũng như những phản ứng rất rõ nét trong cộng đồng người Việt, tại Vác-sa-va, thủ đô Ba Lan, trong đó có giới truyền thông người Việt.
Chỉ cần lướt qua những "tựa" như: "Người Việt Ba Lan không chết bao giờ" của trang mạng Talawas, hay "Người Việt ở Ba Lan trên báo Đức - 'Chính quyền, Tòa Ðại Sứ VN cấu kết y hệt Mafia" của báo Người Việt, người ta cũng có thể đoán được nội dung của phóng sự này, về hoàn cảnh sống của người Việt tại đây.
Trong bài tổng hợp có tên: "Hai lối nhìn về người Việt ở Ba Lan", báo DCVOnline đã đưa ra hai cái nhìn khác nhau về sự việc này, một là bản dịch của DCVOnline dịch từ tiếng Đức, và một ý kiến phản biện của tác giả Mạc Việt Hồng về bài phóng sự này.
Người ta cho rằng nếu đánh giá theo tiêu chuẩn "gây chú ý", và "tạo phản ứng" thì bài phóng sự của Ulricht Adrian đã thành công. Phản ứng của dư luận đi từ gay gắt đến phẫn nộ. Giới truyền thông người Việt tại Vác-sa-va, cũng đã có những cuộc thảo luận rất sôi nổi. <br/>
Giới thiệu tác giả Mạc Việt Hồng, DCVOnline cho biết chị hiện sinh sống và làm việc tại Vác-sa-va, đã từng tham gia vào nhiều hoạt động xã hội do đó có điều kiện quan sát cộng đồng Việt Nam tại đây.
Người ta cho rằng nếu đánh giá theo tiêu chuẩn "gây chú ý", và "tạo phản ứng" thì bài phóng sự của Ulricht Adrian đã thành công. Phản ứng của dư luận đi từ gay gắt đến phẫn nộ. Giới truyền thông người Việt tại Vác-sa-va, cũng đã có những cuộc thảo luận rất sôi nổi.
Trong một cuộc gặp gỡ, mà chúng tôi đã tình cờ có mặt, giữa vài các chị em trong nhóm Đàn Chim Việt Online, một số đồng bào hiện đang sống tại đây, và cả hai người đã cung cấp tin cho hãng truyền hình Đức, là ông Robert Krzyszton và cô Tôn Vân Anh, chúng tôi đã có dịp chứng kiến tận mắt cuộc tranh cãi rất sống động này.
Phản ảnh không trung thực
Anh Lê Diễn Đức, cựu tổng biên tập của Đàn Chim Việt, thông dịch viên của tòa án, và là một người đã sinh sống ở Ba Lan hơn hai mươi năm qua, kể từ khi mới có vài chục người ở đây, cho rằng bài viết đã không phản ảnh trung thực cuộc sống của cộng đồng người Việt tại Ba Lan:
"Cộng đồng người Việt mình phải phản ảnh cho trung thực, mình muốn chửi tòa đại sứ, cũng phải chửi cho trung thực. Anh có nhân chứng không?
Chị Mạc Việt Hồng biểu đồng tình:
“Phải có nhân chứng! Phải có nhân chứng! Đúng rồi em cũng đồng ý như thế, mình có phê bình cũng phải có phê bình cho trung thực.”
Cộng đồng người Việt mình phải phản ảnh cho trung thực, mình muốn chửi tòa đại sứ, cũng phải chửi cho trung thực. Anh có nhân chứng không?
Anh Lê Diễn Đức
Chị nói thêm:
"Cái bài báo đấy, bực không thể nào chịu nổi, mà nó không đúng sự thật! Trong đó nói là người Việt mình nó bảo là ở đây không bao giờ chết, và công an nó nghĩ là nó có thể ăn cả cái xác chết đấy, cho nên không có cái chết.
Rồi là trả tiền bảo kê này, nhưng mà nó chỉ gặp một vài nhân chứng, mà những nhân chứng đó có cái nhìn lệch lạc về cộng đồng, chẳng hạn như nó nói là ăn thịt người chết này, trả tiền bảo kê này, buôn bán nội tạng này, cộng sản đánh cho mỗi tuần một lần này. Em đây không bị đánh, anh Đức đây không bị đánh."
Một người cũng có phát biểu:
"Kể cả người ta xấu thật nhưng cũng không được nói chạm đến người Việt của mình, vì rất ảnh hưởng đến công việc."
Chị Mạc Việt Hồng khẳng định quan điểm của giới truyền thông:
"Cái gì nó xấu thì nói xấu, chả hạn như việc người Việt mình buôn thuốc phiện có, trồng thuốc phiện, có! Em cũng đồng ý với anh Đức là cộng đồng mình có rất nhiều những cái xấu, cái gì xấu là mình viết xấu, cái gì không có là mình không viết."
Cái gì nó xấu thì nói xấu, chả hạn như việc người Việt mình buôn thuốc phiện có, trồng thuốc phiện, có! Em cũng đồng ý với anh Đức là cộng đồng mình có rất nhiều những cái xấu, cái gì xấu là mình viết xấu, cái gì không có là mình không viết<i>-</i> <i>Không được phịa, không được nhận định chủ quan</i>
Chị Mạc Việt Hồng
Một người phụ họa:
"Không được phịa, không được nhận định chủ quan!"
Cô Tôn Vân Anh, một trong những khuôn mặt đã đóng góp rất tích cực cho sinh hoạt đấu tranh dân chủ cho Việt Nam tại Ba Lan, cũng là người đã cung cấp tin cho hãng truyền hình Đức, phát biểu:
“Khi mà người ta làm bài báo đó, thì người ta đã tìm hiểu, và đã gặp gỡ rất là nhiều người Việt cũng như là người Ba Lan chuyên về những điều mà người ta đề cập trong bài. Những vấn đề mà được đề cập đến trong phóng sự đó là nó có đúng hay không thì em có thể khẳng định là 95% là những hiện tượng có thật trong cái cuộc sống cộng đồng người Việt tại Ba Lan.”
Khi mà người ta làm bài báo đó, thì người ta đã tìm hiểu, và đã gặp gỡ rất là nhiều người Việt cũng như là người Ba Lan chuyên về những điều mà người ta đề cập trong bài. Những vấn đề mà được đề cập đến trong phóng sự đó là nó có đúng hay không thì em có thể khẳng định là 95% là những hiện tượng có thật <br/>
Cô Tôn Vân Anh
Quan trọng hóa vấn đề
Như vậy thì có tội phạm trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan không? Và có sự có mặt của một tập đoàn Mafia Việt Nam ở đây hay không?
Cũng theo anh Lê Diễn Đức, thì thực sự là có tội phạm trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan, nhưng anh không cho là tội phạm có tổ chức của người Việt ở một tầm mức lớn lao, như được mô tả trong bài phóng sự.
"Vấn đề tội phạm thì có! Có là sao? Một số phần tử tội phạm họ cấu kết với nhau thành những băng đảng gì đấy. Nhưng nói chung tôi đã từng ra tòa án xử những băng nhóm như vậy. Đấy là những phần tử xấu, họ cấu kết với nhau, nhưng họ rất sợ chính quyền, họ chỉ có thể phạm pháp trong phạm vi người Việt thôi. Nhưng mà đụng đến chính quyền Ba Lan thì họ rất sợ, bởi vì muốn gì thì muốn, cảnh sát Balan họ không để yên. Cũng như vấn đề trồng cần sa chẳng hạn. Công nghệ trồng cần sa từ Canada chuyển qua Anh, từ Anh chuyển về Cộng Hòa Scez, bây giờ đã lác đác chuyển về Ba Lan, nhưng và vừa mới chớm một cái thì phía cảnh sát Ba Lan, người ta đã tóm được ba vụ rất lớn."
Những điều không chính xác của phóng sự này là gì?
Anh Lê Diễn Đức cho biết:
"Cái chính là những điều họ nêu ra nó không chính xác, hoặc là chỉ dựa trên một vài hiện tượng hay là một vài tin đồn, mà kết luận đối với cả một cộng đồng như vậy. Ba Lan là một nước dân chủ pháp trị, có luật pháp, không thể nào có những tình trạng ví dụ như là ăn thịt người rồi là làm giấy tờ này kia. Tôi đã đi dự rất nhiều đám tang của cộng đồng ở đây, có những đám tang thậm chí còn đưa cả vào nhà thờ.
Cái chính là những điều họ nêu ra nó không chính xác, hoặc là chỉ dựa trên một vài hiện tượng hay là một vài tin đồn, mà kết luận đối với cả một cộng đồng như vậy
Anh Lê Diễn Đức
Nói chung người việt ở đây họ lo lắng cho nhau về vấn đề đám tang rất là tử tế. Những ngày tảo mộ, cộng đồng người ta cũng tổ chức đi thăm những người xấu số nằm lại ở đây v.v…Thành ra cái điều mà nói ở trong bài viết của phóng viên Đức ấy, nói chung là những điều thóa mạ, hạ uy tín của cộng đồng, trong đó có tôi.”
Sự thật trước sau gì cũng sẽ bị phơi bày
Có phải tất cả nội dung bài phóng sự của ôngUlricht Adrian là dựa trên tin đồn, không có chứng minh, và vì thế là vô căn cứ hay không?
Cô Tôn Vân Anhkhông đồng ý:
"Họ đề cập đến những đề tài rất là nhậy cảm, và rất là khó chứng minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thí dụ như là nạn nhân của an ninh, mật vụ Việt Nam chẳng hạn, hay là nạn nhân của buôn người hay nạn nhân của những vụ buôn bán nội tạng, đều là những nạn nhân mà khó xuất hiện công khai nhất. Và chính vì thế mà họ là những nạn nhân xấu số nhất.
Làm sao mà lấy đâu ra được những cái bằng chứng cụ thể như vậy, bởi vì thứ nhất là đây là những vấn đề cực kỳ nhậy cảm, thứ hai là chính nhà báo cũng phải bảo vệ những nạn nhân đó. Không có nghĩa rằng là nhà báo có những đề tài nhậy cảm khó nói như vậy, mà lại bỏ qua cái đề tài đó."
Tuy nhiên cô cũng đồng ý là phần diễn đạt của bài phóng sự có phần chưa được hoàn chỉnh.
"Cái người phát ngôn là ở Ba Lan chưa hề có ngôi mộ Việt Nam nào, hay là người Việt Nam không bao giờ chết ở Ba Lan là không đúng, bởi vì có những mà tử vong do chính công an của Ba Lan là một trong những nhân chứng. Thế nhưng mà ngoài ra những tử vong liên quan đến luật rừng, hay những cái chết khuất tất nào đó xung quanh cái chết đó, không phải là không có. Những vấn đề tìm thấy xác chết của người Châu Á không được nhận dạng ở trong rừng hay ở những vùng biên giới là có thật, và không phải là ít. Nhưng mà từ trước đến nay cộng đồng Việt Nam không biết hay là không muốn biết, bởi đó là những vấn để đau thương, mà người ta muốn quên đi, hoặc là không muốn biết."
Họ đề cập đến những đề tài rất là nhậy cảm, và rất là khó chứng minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thí dụ như là nạn nhân của an ninh, mật vụ Việt Nam chẳng hạn, hay là nạn nhân của buôn người hay nạn nhân của những vụ buôn bán nội tạng, đều là những nạn nhân mà khó xuất hiện công khai nhất.
Cô Tôn Vân Anh
Qua lời thông dịch của cô Tôn Vân Anh, ông Robert Krzyszton, thuộc hiệp hội "Tiếng Nói Tự Do", cho biết cảm tưởng về việc ông đã là mục tiêu của sự tấn công:
"Tôi bị tấn công thì không có ý nghĩa gì với tôi lắm, bởi vì có người tấn công nhưng cũng có những người hiểu việc của tôi. Nhưng mà quan trọng nhất là trong phóng sự đó, nó đã chỉ ra được cái những khuất tất của chính quyền Việt Nam, cái vấn đề liên quan đến chính quyền Cộng Sản Việt Nam, như vậy là đã đạt được mục đích."
Nhìn chung dư luận cho rằng cuộc sống của những dân cư bất hợp pháp người Việt ở Ba Lan chứa đựng nhiều bí ẩn, không dễ để tìm hiểu được một cách tường tận, vì những người này sống rất cô lập, không muốn giao tiếp nhiều với những ai không cùng hoàn cảnh như họ, vì nhiều lý do.
Chỉ nguyên một việc đến khu buôn bán của họ mà muốn chụp hình hay quay phim, cũng là một điều hết sức khó khăn.
Tôi bị tấn công thì không có ý nghĩa gì với tôi lắm, bởi vì có người tấn công nhưng cũng có những người hiểu việc của tôi. Nhưng mà quan trọng nhất là trong phóng sự đó, nó đã chỉ ra được cái những khuất tất của chính quyền Việt Nam, cái vấn đề liên quan đến chính quyền Cộng Sản Việt Nam, như vậy là đã đạt được mục đích
Ô. Robert Krzyszton
Tuy nhiên, trong một xã hội dân chủ, có tự do báo chí, và nơi đó có những người làm truyền thông có một tinh thần chuyên nghiệp, luôn giữ được tính cách khách quan, trung thực, thì không sự thật nào mà không sớm được đưa ra ánh sáng.
Chúng tôi xin mượn lời của anh Lê Diễn Đức thay cho lời kết của bài viết:
"Nói chung tôi nghĩ rằng tội phạm có tổ chức của người Việt ở đây rất khó có thể tồn tại lâu dài được, bởi vì đất nước Ba Lan họ rất tôn trọng giá trị đạo đức, và họ có báo chí tự do.
Cho nên là cho dù có một sự cấu kết nào đấy, thì cũng khó qua mắt được báo chí. Và tôi đã sống hai năm ở đây, khi mà Ba Lan có dân chủ, thì hầu hết các vụ phạm pháp lớn cũng như nhỏ, hầu hết là do báo chí phanh phui ra, và họ ép chính quyền bằng được phải đưa vụ việc ra ánh sáng.”
Chương trình Câu Chuyện Hàng Tuần đến đây xin tạm kết thúc, Hà Giang hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới, mong quý vị đón theo dõi…