Ban Việt ngữ và ngày Tết Việt Nam

Trong 12 năm qua, cứ mỗi lần Tết đến, ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự lại gửi đến qúi vị một số thông tin về tình hình đón mùa Xuân mới của người Việt trong nước và hải ngoại.
Phương Anh, phóng viên RFA
2009.01.28
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Hình ảnh các cô gái đi lễ xuân ở quê nhà Hình ảnh các cô gái đi lễ xuân ở quê nhà
Photo: RFA

Năm nay khác hơn, Phương Anh xin ghi nhận cảm nghĩ và sinh hoạt ngày Tết cuả các anh chị em trong ban để gửi đến qúi thính giả, theo yêu cầu của một số vị. Mong là với những chia sẻ chân tình này, qúi vị sẽ hình dung đựơc một nét sinh hoạt  của người phóng viên Việt trên đất nước Hoa Kỳ, và hy vọng là sự chia sẻ ấy cũng giúp làm đậm đà thêm mối quan hệ thân thiết giữa ban Việt ngữ chúng tôi và quý thính giả thân mến.              

Tết ở xứ người

Trước hết, phải nói là khó khăn lắm, Phương Anh mới tập trung được các anh chị trong phòng ghi âm. Điểm qua một vài khuôn mặt thì thấy thiếu chị Thanh Trúc thì đang bị bệnh sau ngày đi làm phóng sự cho lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Barack Obama, có lẽ vì do thời tiết quá lạnh hôm ấy.

Tết thì vui rồi, nhưng cũng phải đi làm bình thường, Tết ở đây khác hẳn với Tết ở Việt Nam vì không có cái không khí, những nghi lễ thường thấy, chỉ có mình tự nhớ với nhau bằng một ít mứt bánh, hoa quả…

Trà Mi

Riêng chị Nhã Trân thì đang ở tận Thái Lan, theo lịch phân công trực tại văn phòng của Đài ở đó. Còn anh Gia Minh thì bận nên không đến được. Ban Việt Ngữ chia làm hai ca, sáng và chiều. Buổi sáng bắt đầu từ 5 giờ sáng còn buổi chiều thì từ 3 giờ.

Hôm nay, các anh chị đã cố gắng thu xếp để có thể gặp nhau và cùng chia xẻ cảm nghĩ về ngày tết. Trước hết, Phương Anh xin mời chị Trà Mi:

Trà Mi: Tết thì vui rồi, nhưng cũng phải đi làm bình thường, Tết ở đây khác hẳn với Tết ở Việt Nam vì không có cái không khí, những nghi lễ thường thấy, chỉ có mình tự nhớ với nhau bằng một ít mứt bánh, hoa quả…Vậy thôi! Còn công việc thì vẫn bình thường như mọi ngày.

PA: Như vậy, Trà Mi có tổ chức đón Tết ở nhà không?

Trà Mi: Có, nhưng nhỏ thôi,  chỉ có một chút ít bánh chưng, bánh tét, hoa quả để cúng ông bà thôi!

Tết ở hải ngoại, không có sự đoàn tụ thì nó mất đi rất nhiều ý nghĩa. Nhưng mà trong lòng mỗi người Việt Nam đâu có ai quên được Tết, chắc chắn là như thế!
Nam Nguyên

Nam Nguyên: Ở hải ngoại này, theo tôi, tết là ở trong lòng, tết đến mà mình biết được là do nhờ phải làm chương trình của Đài khi dịp Xuân về, hay bà xã mua bánh chưng, dưa món, hay món thịt cuốn nây, tức thịt bò cuốn lạt và ninh là món mà tôi ưa thích, thì tôi mới nhớ đến tết, vì sự thực, Tết ở hải ngoại, không có sự đoàn tụ thì nó mất đi rất nhiều ý nghĩa. Nhưng mà trong lòng mỗi người Việt Nam đâu có ai quên được Tết, chắc chắn là như thế!

Thanh Quang: Quí vị vừa nghe Trà Mi nói là Tết hải ngoại, không có không khí, và như anh Nam Nguyên nói là chỉ ở trong lòng thôi nên tôi cảm thấy rất xót xa… cứ mỗi độ Tết về là tôi lại xót xa và nó gợi nhớ rất mạnh về những kỷ niệm khó quên về những ngày Tết ở quê nhà…Còn về cúng kiếng thì cũng có, nhưng rất đơn giản, 3 ngày Tết cũng cúng ông bà bằng những món truyền thống, rất đơn giản, nồi thịt kho, bánh tét, dưa cải…để gọi là nhớ đến ngày thiêng liêng, truyền thống  của dân tộc chúng ta.

Việt Long: Riêng lễ ông Táo năm nay thì anh Thanh Quang không phải chầu Thiên Đình, như Thiện Giao và Trà Mi phải chầu Thiên Đình làm Táo của Đài Á Châu Tự Do.

Phương Anh: Thưa qúi vị, chắc hẳn quí vị còn nhớ đến vở kịch Sớ Táo Quân của Ban Việt Ngữ? Đây cũng là một nét rất đặc biệt của Ban Việt Ngữ chúng tôi. Và năm nào cũng vậy, anh Việt Long chịu trách nhiệm viết kịch bản, còn anh Thanh Quang thì năm nào cũng trong vai Táo Quân.

3 ngày Tết cũng cúng ông bà bằng những món truyền thống, rất đơn giản, nồi thịt kho, bánh tét, dưa cải…để gọi là nhớ đến ngày thiêng liêng, truyền thống  của dân tộc chúng ta.

Thanh Quang

Năm nay, vào ngày lễ cúng ông táo thì anh Thanh Quang đang trên đường từ Thái Lan trở về Mỹ. Bây giờ, quay lại ngày Tết, xin anh Việt Long cho biết một chút về sinh hoạt của mình đi chứ!    

Việt Long: Về phần tôi thì Tết đối với tôi là một dịp lễ rất quan trọng về tâm linh. Thứ nhất, đó là một dịp để tỏ lòng tôn kinh và tửơng niệm tổ tiên, cha mẹ…Gia đình chúng tôi phải làm rất đầy đủ và khi làm lễ cúng giỗ đó thì thực sự cảm thấy không khí Tết ở trong lòng mình.

Thực ra, Tết có đi làm hay không thì cũng phải giữ đúng lễ cúng ngọ, giao thừa, cúng giao thừa và mồng một, mồng hai, mồng ba thì đi chùa. Năm nào cũng vậy, nên Tết đối với gia đình chúng tôi rất là có ý nghĩa.

Phương Anh: Thế còn anh Nguyễn Khanh?

Nguyễn Khanh:  Tôi có lẽ là người may mắn nhất, được tất cả các anh chị em trong ban Việt Ngữ suốt 12 năm qua, năm nào cũng vậy, các anh em bỏ phiếu chỉ định tôi đi làm. 12 năm rồi, không có mồng Một, không có giao thừa, nhưng có điểm đặc biệt quí nhất là cứ sáng mồng Một, bước vào sở, việc đầu tiên là thấy trên bàn mình có một chục bao lì xì của những anh em không phải đi làm mồng Một tết và tôi coi đó là niềm an ủi.

Về phần tôi thì Tết đối với tôi là một dịp lễ rất quan trọng về tâm linh. Thứ nhất, đó là một dịp để tỏ lòng tôn kinh và tửơng niệm tổ tiên, cha mẹ…Gia đình chúng tôi phải làm rất đầy đủ và khi làm lễ cúng giỗ đó thì thực sự cảm thấy không khí Tết ở trong lòng mình.

Việt Long


Một điểm khác nữa    cái bao lì xì cứ mỗi một năm nó lại to và lớn hơn, và tôi hy vọng năm nay là năm lớn nhất!

PA: Còn Thiện Giao, người từ bang California, nắng ấm, mới gia nhập gia đình Ban Việt Ngữ Đài ACTD?

Thiện Giao:Thưa chị PhươngAnh, tôi mới về Đài được một năm, trước đây thì làm cho một tờ báo ở California, thì năm nào cũng vậy, được nghỉ mồng Một,

nhưng mà năm nay thì như anh Khanh vừa nói,ai cũng bỏ phiếu cho anh làm ngày Mồng Một và anh ấy dùng quyền cấp trên để chỉ định tôi đi làm mồng Một

và tôi nghĩ là cũng không sao, vì tôi cho rằng thời khắc giao thừa là quan trọng nhất, nên mồng Một đi làm không có gì là buồn. Vì tôi muốn dành đêm 30 thời khắc riêng.

Trà Mi: Vậy là mồng Một đi làm mở hàng!

Tôi có lẽ là người may mắn nhất, được tất cả các anh chị em trong ban Việt Ngữ suốt 12 năm qua, năm nào cũng vậy, các anh em bỏ phiếu chỉ định tôi đi làm. 12 năm rồi, không có mồng Một, không có giao thừa,
Nguyễn Khanh

PA: Vây thưa anh, xin cho biết là đêm Giao Thừa anh sẽ làm gì?

Thiện Giao: Ở Việt Nam thì khác, vì có gia đình, cách đây vài năm, tôi ở Cali  thì còn có chú bác cô dì, còn năm nay ở Virgina thì rõ ràng là không có ai cả, phải đón giao thừa một mình đây!

PA: Thế còn anh Đỗ Hiếu?

 Tết đến thì trong lòng mỗi người đều nhớ đến quê hương dân tộc, và dù ở xứ người thì cũng cố gắng làm sao để có những giây phút thiêng liêng tiển đưa năm cũ và mừng đón Năm Mới. Riêng cá nhân tôi thì cứ cuộn vào các sinh hoạt của vùng Hoa Thịnh Đốn, hay đi lễ Chùa, làm sao cố gắng đến chung vui với tất cả qúi đồng hương để hoà mình vào không khí vui Xuân đón tết tha hương

Ở Việt Nam thì khác, vì có gia đình, cách đây vài năm, tôi ở Cali  thì còn có chú bác cô dì, còn năm nay ở Virgina thì rõ ràng là không có ai cả, phải đón giao thừa một mình đây!
Thiện Giao

PA: Còn chị Thy Nga và anh Mặc Lâm  thì sao Phương Anh thấy có vẻ trầm ngâm, suy tư quá? Phải chăng chị Thy Nga đang thả hồn theo các bản nhạc Xuân? Còn anh Mặc Lâm thì đang nặn óc tìm đề tài cho mục Văn Học Nghệ Thuật của mình vào dịp Tết?         

Thy Nga: Riêng Thy Nga, cũng như mọi năm, đều phải đi làm. Thy Nga ở gần bà cụ nên cũng phải lo một tí…cũng đi chợ để làm lễ nghi một tí, cũng bày bánh chưng hay một vài món…rồi cũng đi làm. Ở đây thì có hội chợ Tết, nhưng cũng chỉ ghé qua một chút, vậy thôi! KHông được không khí Tết như bên quê nhà.

Mặc Lâm: Tôi được nghỉ ngày Tết nhưng tôi nghĩ là ngày Tết cũng như ngày thường thôi vì ở D.C không khí Tết hoàn toàn không có. Nếu muốn hưởng một tí thì phải qua khu Eden của người Việt nhưng thực sự cái đó chỉ là bề ngoài, những vui chơi đó nó thể hiện một cái gì đó mà người ta ao ước nhưng không bao giờ tìm thấy, tự vì tinh thần ngày TẾt là phải thực sự ở trong gia đình, ngồi lại để chia xẻ buồn vui cả một năm qua…

 Tết đến thì trong lòng mỗi người đều nhớ đến quê hương dân tộc, và dù ở xứ người thì cũng cố gắng làm sao để có những giây phút thiêng liêng tiển đưa năm cũ và mừng đón Năm Mới.
Đỗ Hiếu

Hãy giữ lấy cái Tết trong lòng mình

PA: Bây giờ, người Phương Anh xin mời chia sẻ sau cùng là anh Nguyễn An, cũng là giám đốc của ban Việt Ngữ. Xin mời anh Nguyễn An:     

 Thực ra, nói đến Tết Việt Nam, Tết Nguyên Đán, Tết âm lịch của mình ở xứ Mỹ thì có một cái gì đó lỗi điệu vì cái sự thiêng liêng, và trang trọng của ngày Tết thì nó phải được chuẩn bị…

Chuẩn bị không phải một mình, gia đình, mà phải cả xã hội chuẩn bị…Trước hết là sự xum họp, gia đình, chỗ này chổ kia về ăn Tết với nhau. Nhưng bên này thì không có vì ai cũng phải đi làm, và nhiều khi mỗi người ở một tiểu bang khác nhau, dễ dầu gì mà thu xếp xum họp cả nhà, cả đại gia đình.

Thứ hai, tết là phải được nghỉ. Chúng ta có thể xin nghỉ, nhưng nói rằng xã hội tôn trọng ngày Tết, chuẩn bị cho không khí đón Tết bằng cách cho nghỉ thì không có. Thứ ba, các tục lệ ngày Tết như xông đất, xuất hành, lì xì, mặc quần áo mới, chúc tết nhau, thì không có vì đó là ngày bình thường, phải đi làm.

Ở đây thì có hội chợ Tết, nhưng cũng chỉ ghé qua một chút, vậy thôi! KHông được không khí Tết như bên quê nhà.

Thy Nga

Đồ ăn thức uống đặc trưng của ngày Tết, bánh chưng, bánh tét, giò chả…thì ngày nào cũng có thể mua và có được. Cho nên, không có được sự chuẩn bị như ý thì không tạo được tâm trạng hồi hộp và trang trọng trong ngày Tết.

Ngày Tết thì vẫn đến, vẫn có, nhưng tâm trạng hồi hộp để đón Tết thì không có được. Cho nên đó là sự lỗi điệu. nhưng chúng ta vẫn đón Tết, vì trong lòng vẫn nhớ đến Tết và sau cùng thì Tết vẫn ở trong lòng mình.

Và mỗi một người phải nguyện trong lòng mình để giữ lấy cái Tết truyền thống này, duy trì cái tục lệ đẹp đẽ này và bao lâu trong lòng còn Tết thì lúc bấy giờ cái Tết còn.

Quí vị vừa nghe một số tâm tình của các anh chị trong ban Việt Ngữ nhân dịp Tết đến. Một điều rất thú vị là ngoài khả năng thu thập các thông tin chính xác để gửi đến quí vị các bài viết rất phong phú và sinh động.

cái gì đó mà người ta ao ước nhưng không bao giờ tìm thấy, tự vì tinh thần ngày TẾt là phải thực sự ở trong gia đình, ngồi lại để chia xẻ buồn vui cả một năm qua…

Mặc Lâm

Mỗi anh chị em trong ban Việt Ngữ còn có biệt tài riêng, chẳng hạn như viết kịch, đóng kịch, đàn ca hát xướng mà quí vị đã được thấy nghe qua  vở kịch sớ táo quân năm nay. Đặc biệt, anh Thanh Quang còn ca được vọng cổ rất mùi.

Để kết thúc chương trình hôm nay, Phương Anh xin mời anh xuống “câu vọng cổ” để gửi đến quí thính giả:

Quê nhà dưa hấu Gò Công bưởi ngọt Biên Hoà, rượu Bà Điểm nem chua Thủ Đức, cam Cái Bè măng cụt Lái Thiêu, múi sầu riêng ngon ngọt biết bao nhiêu, cơm nấu gạo nanh chồn thơm bát ngát, mùi hương khói lẫn trong tiếng pháo, mấy cành mai nở rộ đón giao thừa.

Xuân đất khách lạnh lùng mưa tuyết đổ. Đâu phải xuân quê nhà nên cây cỏ xơ rơ. Ôi biết bao giờ được trông thấy cảnh xuân xưa, ngày về quê cũ vẫn nay lần mai lưạ, xuân năm trước hẹn mùa xuân tới, xuân năm này lại hẹn đến xuân sau.

Và mỗi một người phải nguyện trong lòng mình để giữ lấy cái Tết truyền thống này, duy trì cái tục lệ đẹp đẽ này và bao lâu trong lòng còn Tết thì lúc bấy giờ cái Tết còn.

Nguyễn An

Âm thầm năm tháng qua mau, Xuân này đến nữa là bao xuân rồi, nóc giáo đường đứng lặng lẽ trơ vơ, vài chiếc lá dật dờ bay trước gió, tuyết rơi trắng xoá chân cầu, muà xuân đất khách ai sầu hơn ai….

Phương Anh xin đựơc kết thúc chương trình hôm nay bằng lời chúc quý thính giả một năm mới an khang, thịnh vượng, và mong rằng trong năm tới, quý vị sẽ tiếp tục mối quan hệ khắng khít với anh chị em ban Việt ngữ chúng tôi.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.