Trừng phạt thân thể trẻ em ở Việt Nam
2008.07.22

Mặc dù nhà nước Việt Nam đã cố gắng tích cực chống việc trừng phạt thân thể ở trẻ em và xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật. Thế nhưng, dường như chuyện cha mẹ dùng bạo lực để dậy dỗ con cái, hoặc các thầy cô xử phạt học sinh dưới hình thức vi phạm thân thể trẻ em, vẫn còn xảy ra hàng ngày.
Để tìm hiểu bức tranh chung về việc trừng phạt thân thể trẻ
em ở Việt Nam với mục đích giáo dục hiện nay như thế nào, Phương Anh xin gửi tới
quí vị một số thông tin trong khuôn khổ mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này.
Ở gia đình và nhà trường
Theo ông Trần Ban Hùng, giám đốc chương trình nghiên cứu về trẻ em của Tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Thuỵ Điển, trụ sở ở Hà Nội, thì:
Theo nghiên cứu của
chúng tôi thì vấn đề trừng phạt thân thể
trẻ em ở Việt Nam của gia đình và nhà trường vẫn còn xảy ra rất nhiều
cho tới thời điểm này. Vào năm 2005, chúng tôi có làm một nghiên cứu thì hơn
60% trẻ em nói rằng mình bị trừng phạt thân thể ở gia đình và nhà trường.
Hầu hết cha mẹ đều không coi việc trừng phạt thân thể trẻ em là vi phạm luật mà người ta coi đó là một cách nuôi dưỡng con cái…người ta còn nặng nề về tư tưởng phong kiến ngày xưa, cha mẹ bảo sao thì con cái phải như thế, con cái giống như tài sản của cha mẹ, mặc dù chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng tuyên truyền cũng như vận động, tuy nhiên hiện tượng trừng phạt thân thể trẻ em vẫn xảy ra rất nhiều.
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì vấn đề trừng phạt thân thể trẻ em ở Việt Nam của gia đình và nhà trường vẫn còn xảy ra rất nhiều cho tới thời điểm này. Vào năm 2005, chúng tôi có làm một nghiên cứu thì hơn 60% trẻ em nói rằng mình bị trừng phạt thân thể ở gia đình và nhà trường.
Ông Trần Ban Hùng
Ông cho biết rằng, theo khái niệm trừng phạt thân thể trẻ em, thì nhiều cha mẹ hay thầy cô giáo, trong cơn tức giận, đã không tự chủ được và xử dụng tất cả những thứ nào sẵn có trong tay để đánh trẻ. Ông nói:
Có người dùng roi đánh
con, có người dùng tay, đôi khi người ta còn dùng dây nịt để đánh cả trẻ con nữa…Trong
cơn tức giận, người ta còn dùng nhiều thứ khác mà có thể cầm được trong tay để
mà đánh trẻ con. Một số trường hợp đã được đăng trên báo chí Việt Nam, có một số
hiện tượng thầy cô giáo phạt học sinh bằng nhiều hình thức, ví dụ bắt học sinh đứng
úp mặt rất lâu và sỉ nhục đưá trẻ.
“Quyền trẻ em”
Ngoài ra, ông cũng cho hay là trong khi tiến hành cuộc nghiên cứu, các em được hỏi về sự trừng phạt thân thể, hầu hết, đều tỏ ra mong muốn cha mẹ dùng những biện pháp tích cực, thay vì đánh đòn. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ em đồng thuận với việc trừng phạt thân thể, và chỉ mong là cha mẹ đánh mình nhẹ hơn, ít hơn.
Điều này, theo ông, vì các em không còn ý thức được “Quyền trẻ em” và hiện tượng này thật đáng buồn. Ngoài ra, các em cũng mong muốn nhà nước, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, tổ chức tìm một phương cách nào đó để hướng dẫn cho cha mẹ dậy dỗ các em mà không cần đến bạo lực. Theo tiến sĩ Võ Văn Nam, giảng viên khoa tâm lý trường Đại Học Sư Phạm TPHCM, thì việc cha mẹ dùng roi vọt để trừng phạt con cái là việc không nên làm dù trong bất kỳ tình huống nào. Ông nói:
Vì khi dùng roi vọt, tức là đã đầu hàng, đã bất lực đối với việc giáo dục con cái. Hơn nữa, ảnh hưởng của việc dùng roi vọt chỉ tạo ra những con người ranh mãnh một cách đáng sợ hoặc hèn nhát một cách đáng thương, roi vọt không tạo ra một nhân cách lành mạnh.
Đứa trẻ khi tránh được xu hướng nhát đòn, thì lại rơi vào trạng thái lì đòn, chai đòn, và những đưá trẻ như vậy sẽ không cảm nhận được nỗi đau trên cơ thể mình, lại càng không thể cảm nhận nỗi đau trên chính cơ thể của người khác. Lớn lên, nó sẽ chà đạp lên người khác để tiến lên.
Những con người đó sẽ không có lợi cho cộng đồng cũng không có lợi cho chính bản thân con người đó. Chính vì truyền thống, thói quen, hiểu lầm ý của ông cha ngày xưa “thương con cho roi, cho vọt, ghét con cho ngọt, cho bùi”, nghĩa là có lúc khoan dung, có lúc cương quyết, phải nghiêm khắc.
Điều đó không có nghĩa
là đánh đập. Mặc dù xã hội cố gắng và luật
phát cũng lên tiếng nhưng mà hình như sự cố gắng đó chưa mang lại hiệu quả như
mong muốn.
Hậu quả khó lường
Tiến sĩ tâm lý Đỗ Ngọc Khanh, ở Hà Nội, hiện đang làm việc
trực tiếp với trẻ em đường phố thì việc dùng bạo lực để giáo dục trẻ sẽ để lại
hậu quả khó lường, bà nói:
Tôi làm việc với những trẻ em đường phố thì thấy rằng phần lớn các em bỏ nhà ra đi, lang thang kiếm sống bởi vì cũng bị trừng phạt bạo lực trong gia đình. Đấy là hậu quả chứng minh rằng khi bị trừng phạt như thế thì dẫn đến các em có những hành vi phạm luật rất cao.
Tiến sĩ tâm lý Đỗ Ngọc Khanh
Tôi làm việc với những trẻ em đường phố thì thấy
rằng phần lớn các em bỏ nhà ra đi, lang thang kiếm sống bởi vì cũng bị trừng phạt
bạo lực trong gia đình. Đấy là hậu quả
chứng minh rằng khi bị trừng phạt như thế thì dẫn đến các em có những hành vi
phạm luật rất cao.
Đôi khi có những em ảnh hưởng đến việc học tập nữa, và ngay cả trong việc tự nhìn nhận bản thân mình nữa. Ở Việt Nam, cha mẹ xử dụng roi vọt để trừng phạt các em bởi vì họ thiếu kỹ năng, thiếu cách dùng kỷ luật dậy con một cách tích cực, vì vậy, nhiều bậc cha mẹ nói rằng: “ biết là không đúng nhưng không còn cách nào khác”.
Vì vậy, hiện nay có nhiều tổ chức chú ý đến việc
cung cấp kỹ năng làm cha mẹ, những kỹ năng kỷ luật tích cực và rất có hiệu quả. Những người đã tiếp cận chương trình này đều
thay đổi hành vi đối với con cái.
Luật Chống Bạo Lực Trong Gia Đình
Trở lại ông Trần Ban Hùng, thuộc tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Thuỵ Điển, trụ sở ở Hà Nội, thì hiện nay, nhà nước Việt Nam đã tích cực hơn trong việc ngăn chận bạo lực đối với trẻ em như đưa ra một số Nghị Định để xử lý hình chính các hành vi đánh đập và làm trẻ em tổn thương.
Vào năm 2007, luật Chống Bạo Lực Trong Gia Đình được ra đời, trong đó có nêu rõ nghiêm cấm hành vi bạo lực đối với các thành viên trong gia đình. Nhưng, theo ông, việc phổ biến luật lệ hãy còn hạn chế, ông nói:
Việc phổ biến luật của Việt Nam cần phải làm tốt hơn vì có rất nhiều người, ngay cả những người làm công tác tuyên truyền cũng không nắm rõ về điều này. Cho nên, các trường hợp trừng phạt thân thể trẻ em xảy ra thì chưa được xử lý nghiêm minh. Nhưng hầu hết, khi phát hiện thì đều là trường hợp nghiêm trọng, mà thường do các phóng viên báo chí đưa lên, chứ không phải là từ các cơ quan có chức năng.
Cũng theo lời ông, hiện nay, trong vấn đề giáo dục trẻ em, ở vùng nông thôn, cha mẹ luôn quan niệm rằng việc dùng roi vọt, tát tai, đánh đập để dậy dỗ là đúng. Trong khi đó, ở thành thị, cha mẹ hiểu việc xử dụng hành vi bạo lực với trẻ là không nên làm, nhưng khi tức giận thì hành vi vẫn không thay đổi.
Nhưng, bên cạnh đó, hiện nay, cũng có một số phụ huynh ở thành phố, tuy rất ít, nhưng kịch liệt lên án hành vi trừng phạt thân thể ở trẻ em, ông cho hay:
Có một nhóm cha mẹ rất tiến bộ vì người ta tiếp cận với nhiều thông tin trên internet thì người ta hoàn toàn chống lại việc đánh trẻ em. Ở Hà Nội, có một số cha mẹ học hỏi được thì họ tập trung lại thành một nhóm, và người ta tập huấn cho nhau, tập huấn cho người khác về cách nuôi dậy con không xử dụng bao lực.
Tôi tin rằng trong thời gian sắp tới, thì việc trừng phạt thân thể trẻ em sẽ giảm rất đáng kể vì chính phủ Việt Nam đã có những động thái tương đối tích cực và quyết liệt để mà chống lại việc trừng phạt thân thể trẻ em.
Tôi tin rằng trong thời gian sắp tới, thì việc trừng phạt thân thể trẻ em sẽ giảm rất đáng kể vì chính phủ Việt Nam đã có những động thái tương đối tích cực và quyết liệt để mà chống lại việc trừng phạt thân thể trẻ em.
Ông Trần Ban Hùng
Tôi cũng được biết rằng chính phủ Việt Nam đang dồn nỗ lực để tuyên truyền luật Chống Bạo Hành Trong Gia Đình. Song song, chính phủ Việt Nam cũng có chiến lược bảo vệ trẻ em từ năm 2010 đến 2020. Việc này cũng bảo đảm được rằng việc xây dựng quyền trẻ em, bảo vệ thân thể và tinh thần trẻ em, sẽ có nhiều thay đổi lớn trong thời gian sắp tới.
Thưa quí vị và các bạn, để kết thúc đề tài này, Phương Anh xin nhường lời cho tiến sĩ tâm lý Đỗ Ngọc Khanh, trong việc chỉ dẫn cho các cha mẹ nào muốn tránh, không xử dụng bạo lức trong việc giáo dục và dậy dỗ con cái:
Đầu tiên, họ phải nhận biết cảm xúc của chính họ, hiểu được chính bản thân mình, tại sao họ lại có cách cư xử như vậy, cách cư xử của họ có tác động ngược lại như thế nào để họ hiểu con cái họ hơn và kỹ năng nghe con cái cũng rất quan trọng.
Họ phải biết lắng nghe con cái để từ đó giúp con họ có những cư xử, hành vi theo như họ mong muốn. Nhưng cái quan trọng là phải hiểu bản thân mình, biết kềm chế tức giận, biết kiểm soát mình, phải thay đổi lối suy nghĩ ngay từ ban đầu thì sẽ kiểm soát được hành vi của mình..
Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin chấm dứt nơi đây. Hẹn gặp lại qúi
vị và các bạn vào kỳ sau.