Kỷ niệm 20 năm sụp đổ bức tường Bá Linh, nghĩ về VN

Đúng một tuần trước ngày kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Ô Nhục tại Bá Linh bị sụp đổ, giải phóng bao triệu người Đông Đức, và kéo theo sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Đông Âu, không khí lễ hội tại Đức đã trở nên hết sức tưng bừng nhộn nhịp.

0:00 / 0:00

Nhiều lãnh tụ trên thế giới đã và đang chuẩn bị kéo nhau về Bá Linh để góp mặt trong kỳ đại hội ăn mừng một biến cố lịch sử được xem là đã thay đổi cả thế giới này. Người Việt ở khắp nơi vừa xôn xao chia xẻ nỗi vui mừng của Âu Châu, vừa ngậm ngùi nghĩ đến những bức tường kiên cố vẫn còn đang bao quanh người dân Việt Nam.

Sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh

Sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh cách đây 20 năm là một biến cố vui mừng của nước Đức, vì nó đã giải phóng người dân Đông Đức khỏi sự cường tỏa về tinh thần cũng như kinh tế, và mang họ đến với thế giới tự do sau bao nhiêu năm bị cô lập; nhưng đây còn là niềm vui chung của nhân loại, vì sự kiện này đã tạo ra một ảnh hưởng dây chuyền kéo theo sự sụp đổ của chế độ độc tài cộng sản tại các nước Đông Âu, và mang tự do đến cho bao triệu người dân của các nước châu Âu khác.

Sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh cách đây 20 năm là một biến cố vui mừng của nước Đức, vì nó đã giải phóng người dân Đông Đức khỏi sự cường tỏa về tinh thần cũng như kinh tế, và mang họ đến với thế giới tự do sau bao nhiêu năm bị cô lập;

Từ suốt đầu tháng Mười, báo chí, và các đài phát thanh và truyền hình của Đức và các nước lân cận đã chiếu bao nhiêu chương trình nhắc lại hình thành của bức tường từ lúc còn là hàng rào dây kẽm gai cho đến khi là tuờng gạch, rồi là tường đúc bê tông, cho đến lúc hệ thống canh gác điện tử được thiết lập để canh giữ không cho người dân Đông Đức vượt qua Tây Đức, cho đến ngày bức tường hoàn toàn bị phá đổ.
Cách đây vài ngày, những nhà lãnh đạo thế giới đã góp phần đưa đến sự sụp đổ của bức tường ô nhục Bá Linh, và thống nhất nước Đức, như cựu Thủ Tướng Đức Helmut Kohl, cựu Tổng Thống George Bush Senior và cựu chủ tịch nước Nga Michail Gorbatschow đã cùng đến và gặp nhau, ở Bá Linh, thủ đô nước Đức, trong dịp Lễ Hội Kỷ Niệm sự sụp đổ của bức tường ô nhục cách đây 20 năm!
Đây là lần đầu tiên họ có dịp gặp nhau sau khi về hưu, để cùng hàn huyên và dự buổi lễ kỷ niệm một biến cố lịch sử mà nhiều người cho là có ảnh hưởng sâu xa đến vận mệnh nhiều người trên thế giới.

<i>Này Tổng Bí Thư Gorbachev, nếu ông mong muốn hòa bình, và thịnh vượng cho nước Nga cũng như cho toàn thể Đông Âu, nếu ông mưu cầu sự giải phóng, hãy đến cổng này. Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này ra, Ông Gorbachev, hãy phá sập bức tường này</i>

<i>Cố TThống Mỹ R.Reagan<br/> </i>

Người ta cho rằng, nếu ông Reagan còn sống, chắc chắn ông sẽ có mặt trong dịp lễ này, và chắc chắn ông sẽ được vinh danh, vì vào ngày 12 tháng Sáu, năm 1987, đứng trước Brandenberg Gate, ông đã thách đố tổng thống Nga lúc đó là Michail Gorbatschow, dẹp bỏ bức tường ô nhục của nước Đức. Ông nói:
"Này Tổng Bí Thư Gorbachev, nếu ông mong muốn hòa bình, và thịnh vượng cho nước Nga cũng như cho toàn thể Đông Âu, nếu ông mưu cầu sự giải phóng, hãy đến cổng này. Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này ra, Ông Gorbachev, hãy phá sập bức tường này."

Lễ Hội Tự Do

Một trong những tiết mục chính của lễ hội được đặt tên là Festival of Freedom, tạm dịch là Lễ Hội Tự Do, sẽ được tổ chức vào đúng ngày 9 tháng Mười Một tại ngay tại Brandenberg Gate chiếc cổng nổi tiếng thế giới của Đức, nơi mà trước đây lính Đông Đức đã canh gác ngày đêm để ngăn cấm không cho người Đông Đức vượt biên giới đi sang vùng đất tự do của Bá Linh, phía Tây Đức.

Ngoài những vị lãnh đạo quốc gia kể trên, Lễ Hội Tự Do đang chuẩn bị chào đón nhiều vị lãnh đạo các quốc gia như Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức, ông Horst Kohler, và nữ Thủ Tướng Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ Tướng Anh Gordon Brown và bà Hiallry Clinton, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Sân khấu lộ thiên tại Bá Linh đã được dựng lên bằng với 1500 miếng Domino vĩ đại đã xếp theo chiều của quảng trường trước Brandenberg Gate, kéo dài 1.5 kí lô mét, mỗi miếng do các họa sĩ hay các nhóm học sinh và sinh viên vẽ lại hoạt cảnh của nước Đức từ những ngày tăm tối nhất khi bức tường mới được dựng lên, sau khi nó bị sụp đổ, và những canh tân đất nước đã được xẩy ra sau đó.

Lễ Hội Tự Do, sẽ được tổ chức vào đúng ngày 9 tháng Mười Một tại ngay tại Brandenberg Gate chiếc cổng nổi tiếng thế giới của Đức, nơi mà trước đây lính Đông Đức đã canh gác ngày đêm để ngăn cấm không cho người Đông Đức vượt biên giới đi sang vùng đất tự do của Bá Linh, phía Tây Đức.<br/>

Ông Lech Walesa, cựu chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan sẽ là người có vinh hạnh được vung tay làm đổ miếng domino đầu tiên, tạo ra một ảnh hưởng dây chuyền, kéo đổ theo những miếng Domino khác. Đang đổ xuống, các miếng Domino này sẽ được dừng lại trong vài phút, đủ để cho cựu Tổng Thống Nga Michail Gorbatschow gửi lời phát biểu đến cử tọa và thế giới. Sau lời phát biểu của ông, các chuỗi Domino sẽ tiếp tục đổ xuống, cho đến miếng cuối cùng, biểu tượng của sự sụp đổ hoàn toàn của bức tường Ô Nhục Bá Linh.
Khắp nơi trong Thủ đô Bá Linh người người đang giăng đèn kết hoa, nhà cửa quán hàng, công sở, đang được sơn quét lại, trang hoàng cờ xí rợp trời để chuẩn bị đón hàng trăm ngàn khách từ khắp nơi đổ về Đức để ăn mừng ngày vui lớn của nhân loại.
Ngày không còn chiến tranh, không còn ngăn cách giữa Đông và Tây Đức, ngày mà tất cả người dân Âu Châu được tự do.Sự tưng bừng náo nhiệt không chỉ giới hạn ở nước Đức, mà còn lân lan qua các nước láng giềng.
Tại Pháp, ông Bùi Tín, cựu Đại Tá CSVN cho biết:
Tất cả báo chỉ ở Pháp hôm nay đề mở ra chuyên mục 20 năm bức tường Bá Linh. Nhiều chuyện ly kỳ lắm! Có 165 người đã bị bắn chết khi mà đã cố vượt qua bức tường, chứ không phải là chỉ có 45 như họ công bố trước đây đâu. Tổng số người chết đến 165 người. Cái số người có âm mưu và hành động trốn từ Đông sang Tây, bị giữ bị bắt tù trung bình 2 năm, là 75 ngàn người. Đó là dữ kiện mới nhất được phổ biến ở Đức đấy."

Ngày không còn chiến tranh, không còn ngăn cách giữa Đông và Tây Đức, ngày mà tất cả người dân Âu Châu được tự do.Sự tưng bừng náo nhiệt không chỉ giới hạn ở nước Đức, mà còn lân lan qua các nước láng giềng.

Nhưng náo nức chia vui với Đức và các nước Âu Châu, người ta không khỏi không nhìn về Việt Nam với nhiều chua xót.
Dư luận cho rằng, sau khi đập sụp Bức Tường Ô Nhục Bá Linh, Cộng Hòa Liên Bang Đức đã thống nhất đất nước và sau mang đến tự do công bằng cho người dân của họ.

Bức tường ở Việt Nam bao giờ mới đổ

Việt Nam dù cũng đã hết chiến tranh, và cũng đã thống nhất đất nước, nhưng người ta cho rằng, những bức tường ô nhục giam giữ người dân không cho họ được có những quyền làm người căn bản, đã không những không bị phá vỡ, mà hình như ngày càng được tu bổ cho kiên cố hơn.
Trong một bài viết có tựa "Bức tường Ô Nhục vây quanh trường Giáo Lý Loan Lý đã được dựng lên" đăng trên trang mạng ViettCatholic.Net, tác giả viết:
"Chính quyền đã thành công dựng lên bức tường xi măng dày chung quanh ngôi trường giáo lý, tài sản của Giáo Xứ Loan Lý, tài sản của Giáo Phận Huế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bức tường bịt bùng tứ phía, chỉ có cổng phía sau đi vào, còn phía hướng đối diện với nhà Thờ Loan Lý thì đóng kính mít.
Tường đã xây xong, nhưng họ vẫn còn lực lượng vũ trang lớn căn giữ, mỗi lần chuông nhà thờ rung lên là mỗi lần bọn họ phải trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu. Mỗi lần giáo dân tụ lại đọc kinh, dâng lễ là mỗi lần họ phải trong tư thế sẵn sàng ứng chiến! Mỗi lần có người giáo dân đi ngang, là mỗi lần họ cũng sẵn sàng trong tư thế đề phòng!"

Việt Nam dù cũng đã hết chiến tranh, và cũng đã thống nhất đất nước, nhưng người ta cho rằng, những bức tường ô nhục giam giữ người dân không cho họ được có những quyền làm người căn bản, đã không những không bị phá vỡ, mà hình như ngày càng được tu bổ cho kiên cố hơn.

Người ta cho rằng,sự kiện xẩy ra ở Giáo Sứ Loan Lý không phải là bức tường duy nhất được dựng lên, những việc đàn áp ở Giáo Sứ Tam Tòa, ở chùa Bát Nhã, việc những nhà bất đồng chính kiến bị trù dập, bỏ tù, việc quyết định 97 bức tử viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, việc báo Tia Sáng bị đóng cửa, và gần đây nhất, việc LS Lê Trần Luật bị tước quyền hành nghề, đều là những bức tường kiên cố ngày càng được xây quanh những nhà trí thức Việt Nam.

Tại Đức, ông Hoàng Thiên cho rằng những hành động chà đạp nhân quyền này là những bức tường vô hình đang kiềm hãm đời sống của người dân Việt Nam. Ông nói:
"Chế độ độc tài, mà chế độ độc tài bằng vũ lực, lẽ tất nhiên nó đè nén tất cả những người trí thức nói lên tiếng nói của mình. Rồi anh không cho người ta hành nghề. Dĩ nhiên nó là những bức tường vô hình nhưng mà nó lấy quyền lực, sức mạnh đề mà đè nén tất cả những tự do dân chủ."
Câu hỏi được đặt ra là người ta phải làm gì cho những bức tường vô hình nhưng kiên cố ngày được phá vỡ đi..
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Mặc Lâm của đài chúng tôi, LS Lê Trần Luật phát biểu:
"Chính bản thân luật sư là người phải tiên phong phá vỡ cái sự gông cùm này của chế độ đối với từng bản thân, từng cá nhân con người Việt Nam."

Chương trình Câu Chuyện Hàng Tuần đến đây xin tạm kết thúc, Hà Giang hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới, mong quý vị đón theo dõi…