Vì sao Thanh Long Việt Nam bị ngưng nhập khẩu vào Mỹ?

Theo thông tin từ báo điện tử kinh tế Việt Nam vào ngày 16 tháng 2 vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam, sau một thời gian hứng khởi vì trái thanh long được chính phủ Hoa Kỳ cho nhập khẩu, nay đã không còn được ai nhắc tới việc này.

0:00 / 0:00

Việc trái thanh long được xuất khẩu sang thị trường Mỹ là một sự kiện quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam vì nó sẽ mở ra một thị trường mới và giúp cho người nông dân có nguồn thu lợi đáng kể. Tiếc thay, việc này đã không thành. Nguyên nhân vì sao?

Không xuất khẩu được là tại chính phía Việt Nam

Trước hết, ông Trần Ngọc Hiệp, giám đốc công ty Thanh long Hoàng Hậu ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận, Bình Thuận, là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu ở Việt Nam, là một trong các doanh nghiệp được chính phủ Mỹ công nhận thanh long đạt tiêu chuẩn được phép xuất khẩu, giải thích:

Nói chung, là công ty Sơn Sơn không muốn chiếu xạ cho các đơn vị khác mà chỉ chiếu xạ cho họ thôi. Vừa rôì, tôi cũng xuất được một lô, nói chung là được, chất lượng tốt, nhưng nói chung là họ không muốn chiếu xạ cho công ty khác. Cái đó, mình cũng không làm sao can thiệp được vì đó là công ty tư nhân

Ô.Trần Ngọc Hiệp, giám đốc công ty Thanh long Hoàng Hậu.

Nói chung, là công ty Sơn Sơn không muốn chiếu xạ cho các đơn vị khác mà chỉ chiếu xạ cho họ thôi. Vừa rôì, tôi cũng xuất được một lô, nói chung là được, chất lượng tốt, nhưng nói chung là họ không muốn chiếu xạ cho công ty khác. Cái đó, mình cũng không làm sao can thiệp được vì đó là công ty tư nhân.

Cũng xin được giải thích với quí vị rằng, Sơn Sơn là một công ty cổ phần cũng có hàng xuất khẩu trái cây và là nơi có nhà máy chiếu xạ duy nhất ở Bình Thuận. Theo lời ông Trần Ngọc Hiệp cho biết, trái thanh long Việt Nam được bán vào thị trường Hoa Kỳ với giá khoảng 3 dollars một ký. Nếu được chiếu xạ xong, đi bằng đường thủy thì mất khoảng 20 ngày, nên quá trình đóng gói trái cây đông lạnh phải được tính toán kỹ càng và vẫn bảo quản được trái thanh long tươi ngon tới tay người tiêu dùng. Chuyện vận chuyển bằng máy bay thì chưa ai dám nghĩ tới vì giá thành rất cao và chưa được nhà nước hỗ trợ như ở Thái Lan, ông nói tiếp:

Việt Nam mình chưa hỗ trợ cái đó và đi bằng máy bay cũng được nhưng phải chiếu xạ hết! Chiếu xạ là qui định của Mỹ mình phải theo hết.

Chỉ còn thiếu khâu chiếu xạ

Với ông, chuyện công ty Sơn Sơn từ chối tiếp nhận chiếu xạ cho các doanh nghiệp dẫn đến việc trái thanh long không còn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một điều đáng tiếc, nhưng ông vẫn hy vọng rằng:

Nói chung, thì xuất vào thị trường Mỹ thì ai cũng thích, nhưng sắp tới thì tôi nghĩ Sơn Sơn cũng phải chiếu thôi. Họ không xuất được thì họ phải chiếu cho người ta xuất khẩu. Nói chung về lãnh vực thanh long này thì Sơn Sơn không chuyên môn, không phải là chuyên môn xuất trái cây, nên họ không rành, họ chỉ có nhà máy chiếu xạ thôi. Họ muốn độc quyền nên họ không muốn chiếu xạ cho các doanh nghiệp khác.

Hợp tác xã Hàm Minh, Bình Thuận, cũng là đơn vị đầu tiên có thanh long được phép nhập vào Mỹ thì cho hay rằng trước đây nhiều lần chính đích thân ông gọi vào nhà máy để xin chiếu xạ, nhưng đều nhận được câu trả lời là bận, không nhận. Và cho đến nay, công ty Sơn Sơn vẫn từ chối, viện dẫn lý do sửa chữa vận hành nhà máy.

Ô.Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh

Còn ông Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh, Bình Thuận, cũng là đơn vị đầu tiên có thanh long được phép nhập vào Mỹ thì cho hay rằng trước đây nhiều lần chính đích thân ông gọi vào nhà máy để xin chiếu xạ, nhưng đều nhận được câu trả lời là bận, không nhận. Và cho đến nay, công ty Sơn Sơn vẫn từ chối, viện dẫn lý do sửa chữa vận hành nhà máy. Việc không chiếu xạ được thanh long để rồi bị tắc nghẽn đã làm cho uy tín của ông cũng bị ảnh hưởng không kém, ông nói:

Hiện nay khách hàng ở bên Mỹ, cho chúng tôi là không giữ lời hứa, coi như là dạng đánh lừa khách, họ không biết cái khổ của mình vì ai cũng muốn bán sản phẩm của mình chứ! Nhất là thị trường mới, rất hấp dẫn như là thị trường Hoa Kỳ, nhưng cho đến giờ này thì đành phải chịu thôi! Người mua bán trực tiếp với chúng tôi ở bên Mỹ cũng có mà người nhận mua hàng của chúng tôi ở Việt Nam để xuất đi Mỹ cũng có. Người ta cho là chúng tôi lừa người ta, vì mình chào hàng rất ngon lành, bây giờ lại bảo không có hàng vì một lý do rất là vớ vẩn là không chiếu xạ được.

Khi nào tỉnh có nhà máy chiếu xạ thì mới xuất khẩu được

Liên lạc với công ty cổ phần Sơn Sơn, thì được anh Trần Gia Khánh, đại diện công ty trả lời:

Không có quyền để trả lời được, cái này phải liên hệ với Tổng Giám Đốc dùm.

Khi liên lạc với ông Trầm Trọng Ngân, tổng giám đốc thì không được sự hồi đáp. Trở lại với các doanh nghiệp, hiện nay, họ chỉ còn biết chờ đợi cho đến khi nào Bình Thuận có một nhà máy chiếu xạ thứ hai, như lời ông Nguyễn Thuận nói:

<i>Hiện nay, nỗ lực của chúng tôi chỉ còn biết trông chờ vào sự kêu gọi đầu tư của Ủy Ban tỉnh. Ủy Ban có hướng mở là một số doanh nghiệp người ta hợp tác lại, kêu gọi phiá doanh nghiệp bên Mỹ về, sẽ làm một nhà máy chiếu xạ khác ở Bình Thuận. </i> <br/>

Ô.Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh

Hiện nay, nỗ lực của chúng tôi chỉ còn biết trông chờ vào sự kêu gọi đầu tư của Ủy Ban tỉnh. Ủy Ban có hướng mở là một số doanh nghiệp người ta hợp tác lại, kêu gọi phiá doanh nghiệp bên Mỹ về, sẽ làm một nhà máy chiếu xạ khác ở Bình Thuận. Nói như vậy nhưng còn rất lâu vì ngoài chuyện xin giấy phép đầu tư, còn phải chịu sự giám sát cơ quan năng lượng quốc tế, còn rất nhiều chuyện nữa, thì mới hoàn thành được nhà máy chiếu xạ, mà như vậy thì cái cơ hội vào thị trườngMỹ thì còn xa vời lắm!

Về phiá chính quyền, anh Thuỷ, Trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu thuộc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận thì phát biểu rằng:

Hiện nay, nhà máy chiếu xạ đó được APHIS cấp cho code để chiếu xạ sang Hoa Kỳ, nhưng nhà máy đó hiện nay người ta đang trong thời gian điều chỉnh sửa chữa…Thực ra, đầu tư một nhà máy chiếu xạ thì phải có nhiều điều kiện, thời gian, không như những hàng hoá mua bán, nó phải có thời gian, qui trình thủ tục, phiá tỉnh đang triển khai để lập nhà máy tại Bình Thuận, nhưng cũng phải có thời gian…Việc một năm, hai năm là của nhà đầu tư…nên việc này chúng tôi cũng chưa khẳng định được.

Trong khi đó, thì anh Tài, phụ trách Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư Thương Mại và Du Lịch tỉnh Bình Thuận thì cho hay rằng:

Bây giờ đang kêu gọi nước ngoài về đầu tư để chiếu xạ ở Bình Thuận. Tôi vẫn chưa nắm được thông tin nào ai đầu tư hết. Tỉnh cũng đang kêu goị, nhưng hiện tại tôi biết là tình hình chưa như thế nào cả, chưa có dự án cụ thể.

Ô.Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh

Bây giờ nhà máy Sơn Sơn trả lời là đang sửa chữa công nghệ cho nên người ta không chiếu xạ cho mình được…nên bây giờ đang kêu gọi nước ngoài về đầu tư để chiếu xạ ở Bình Thuận. Tôi vẫn chưa nắm được thông tin nào ai đầu tư hết. Tỉnh cũng đang kêu goị, nhưng hiện tại tôi biết là tình hình chưa như thế nào cả, chưa có dự án cụ thể.

Theo lời ông Nguyễn Thuận cho biết, ở Bình Thuận hiện nay, có cả 10 nghìn hecta trồng thanh long, tức khoảng trên hai chục ngàn hộ nông dân đang mong mỏi chuyện thanh long được xuất khẩu đi Mỹ vì thị trường châu Âu hãy còn quá ít và xuất đi Trung Quốc thì giá cả không ổn định. Chính vì thế, ông Thuận mong mỏi rằng:

Tôi vừa là nông dân, vừa là nhà xuất khẩu và cũng tham gia trong hiệp hội thanh long của tỉnh, cái mong muốn duy nhất của tôi là làm sao cho mọi trắc trở đó, mọi cản trở đó được thông thương đi. Ngoài Sơn Sơn ra thì tỉnh cũng nhanh chóng tìm nguồn đầu tư mới để xây dựng một hay hai nhà máy chiếu xạ nữa. Có như vậy mới tạo được sự cạnh tranh lành mạnh để cho việc không đáng xảy ra là không chiếu xạ được thì không xuất khẩu được. Từ đó, thanh long xuất khẩu thuận lợi thì nông dân mình mới được hưởng lợi từ chỗ đó.

Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn toàn cầu hiện nay, việc trái thanh long của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, đáng lý sẽ trở thành nguồn thu lợi đáng kể và giúp nâng cao đời sống cho hàng chục ngàn hộ nông dân ở Bình Thuận. Nhưng tiếc thay, chỉ vì một khâu cản trở tuy nhỏ nhưng đã làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và người nông dân trồng thanh long nói riêng. Mong rằng rào cản này sẽ sớm được tháo gỡ.