Hà Nội và thị trường rau sau cơn ngập lụt

Sau những ngày ngập lụt vừa qua, người dân Hà Nội giờ đây đang phải chịu cảnh thiếu rau xanh.

0:00 / 0:00

Dân Hà Nội thiếu rau xanh

Theo thông tin ở trong nước, hiện nay, rau từ Trung Quốc nhập vào được bày bán khắp nơi…Từ những gánh hàng rong bên vệ đường cho đến các sạp hàng rau ở các chợ hay trong các siêu thị.

Các loại rau củ nhập khẩu chủ yếu là cà rốt, cà chua, bắp cải, cải thảo, súp lơ, bí đỏ, củ cải, khoai tây, đậu Hà Lan…Mặc dù e sợ rau Trung Quốc có nhiều chất kích thích tăng trưởng, thiếu an toàn, nhưng phần đông, đứng trước thị trường rau khan hiếm, người dân vẫn phải bấm bụng mà ăn.

Một số người thì có sáng kiến tự trồng rau. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này xin gửi đến qúi vị một số thông tin về thị trường rau ở Hà Nội hiện nay.

Hiện nay, rau từ Trung Quốc nhập vào được bày bán khắp nơi…Từ những gánh hàng rong bên vệ đường cho đến các sạp hàng rau ở các chợ hay trong các siêu thị.

Giá một bó rau lên gấp đôi gấp ba

Thưa quí vị, anh Hùng, cư ngụ ở Hồ Tây cho biết:

Sau vụ lụt thì rau ngập hết, rau Trung Quốc sang mà rau Trung Quốc thì có thuốc tăng trưởng…Làm sao mà phân biệt được, trông nó bắt mắt, thì mình chỉ dám ăn rau nào trông nó còi cọc, xấu xí…Bây giờ thì biết tránh thế nào được.

Cả một xe rau thì kiểm soát làm sao? Làm sao có dụng cụ để thử thuốc hay không? Chỉ nhìn thôi, sau đó thì đóng thuế nhập khẩu hay tiền cho hải quan thì vào thoải mái. Chủ yếu ăn rau nào người ta cảm thấy tin tưởng được. Thí dụ như rau có vết sâu ăn, sâu đục lá…củ , quả mang tính chất ngầm ở dưới đất như bí.

Còn anh Nguyên, ở phố Nhà Chung thì cho biết rằng giá một bó rau bây giờ lên gấp đôi, gấp ba, anh nói:

Giá cả đắt, ngày xưa thì bốn nghìn nhưng bây giờ thì lên tới 8, 10 nghìn. Ở Hà Nội này thì ăn rau của Đông Anh, Hà Tây. Các vùng ngoại thành người ta trồng rau nhưng nói chung cũng không bảo đảm vì có thuốc tăng trưởng của Trung Quốc.

Dân trồng cũng cho thuốc tăng trưởng vào…Không có thì đành phải ăn, chứ biết làm thế nào… Giống Trung Quốc đem về đây trồng nhiều lắm, củ cải, bắp cải, rau cải…Người ta nói thẳng là người ta cho thuốc tăng trưởng vào, người ta nói là vườn rau của nhà người ta ăn thì người ta trồng tử tế. Còn bán thì phải đúng vụ của nó, thu hoạch cho nhanh.

<i>Hàng hoa quả Trung Quốc vào thị trường Việt Nam rất ồ ạt, nhưng không có một cơ quan nào kiểm tra chất lượng, đơn vị nào đánh giá. Nói chung, về bảo quản thì có một chất gì đất, hoa quả Trung Quốc để rất lâu, không bị thối, thì chắc chắn, có một cái gì đấy…</i>

Không tin tưởng loại rau nhập từ TQ

Theo lời của chị Lê Thiên Nga, Giám Đốc Đối Ngoại, Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội, Hapro thì hiện nay, đa số người dân đều không muốn mua rau củ quả của Trung Quốc vì:

Từ xưa đến nay, hàng thực phẩm Trung Quốc như rau, củ, quả, có những cái nó không đảm bảo và có thuốc kích thích tăng trưởng, có những hoá chất, gần đây là sữa nhiễm melamine, có hiện tượng ngộ độc. Đó là yếu tố thứ nhất.

Yếu tố thứ hai là nhiều năm nay, hàng hoa quả Trung Quốc vào thị trường Việt Nam rất ồ ạt, nhưng không có một cơ quan nào kiểm tra chất lượng, đơn vị nào đánh giá. Nói chung, về bảo quản thì có một chất gì đất, hoa quả Trung Quốc để rất lâu, không bị thối, thì chắc chắn, có một cái gì đấy…

Đợt vừa rồi thì rau Trung Quốc sang rất nhiều, nhìn rất ngon, và phong phú, đáp ứng cho nhu cầu thị trường Hà Nội và các tỉnh phiá Bắc bị thiếu rau, qua trận ngập lụt vừa rồi. Nhưng rau của Trung Quốc cũng không có một nguồn gốc xuất xứ, không có một sự kiểm tra, kiểm dịch, bảo vệ thực vật, kiểm nghiệm…toàn đi vào con đường trôi nổi, không có giấy tờ chứng minh để bảo đảm cho sự an toàn.

Chính vì vậy người dân lo lắng trong sự xử dụng rau này. Có những tầng lớp có nhu cầu tiêu thụ cao thì họ không xử dụng sản phẩm này.

Cục Bảo vệ Thực Vật không dám khẳng định rau quả an toàn

Thưa qúi vị, trong tình hình hiện nay, vì có quá nhiều rau Trung Quốc tràn ngập trên thị trường, Cục Bảo vệ Thực Vật cũng đã cho xét nghiệm các mẫu, nhưng theo lời của ông Nguyễn Quang Minh, Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật, thì vẫn chưa ai dám khẳng định rau quả trên thị trường hiện nay là an toàn, không riêng gì rau nhập từ Trung Quốc mà ngay cả rau trồng tại Việt Nam cũng vậy.

Cho nên, người tiêu dùng chỉ còn cách làm sao tự bảo vệ lấy mình, tránh ăn rau có chất kích thích được lúc nào hay lúc đó. Chị Lê Thiên Nga, Giám Đốc Đối Ngoại Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội đưa ra một số nhận xét về cách phân biệt rau Trung Quốc và rau trồng tại Đà Lạt:

Chưa ai dám khẳng định rau quả trên thị trường hiện nay là an toàn, không riêng gì rau nhập từ Trung Quốc mà ngay cả rau trồng tại Việt Nam cũng vậy.<br/> ông Nguyễn Quang Minh CTCBVTV<br/>

Rau của Đà Lạt thì có một số rau mà Trung Quốc không có. Rau Đà Lạt thì đem ra thị trường Hà Nội ít thôi vì rau Đà Lạt đắt hơn hàng Trung Quốc. Và bán ở các gánh hàng trôi nổi thì dù có nói rau Đà Lạt người ta cũng không tin, trừ một số rau đặc trưng chỉ có Đà Lạt có mà Trung Quốc không có, trong các siêu thị, các nhà hàng thì nguời ta mới dùng rau Đà Lạt.

Rau Đà Lạt được đánh giá là rau cao cấp, chi phí vận chuyển ra Hà Nội cao, làm cho giá thành cao hơn rau Trung Quốc.. nên không thể phủ kín rau thị truờg miền Bắc. Tổng công ty thương mại hiện giờ đang bán phục vụ cho thị trường Hà Nội, trong siêu thị của tổng công ty và một số nhà hàng, một số cơ quan doanh nghiệp lớn. Mức cao hơn rau ở ngoài thị trường hơn khoảng từ 15, 20, 30 %.

Từ trước đến giờ thì Hapro vẫn lấy rau ngoài miền Bắc, rau Đà Lạt chỉ một phần. Nhưng sau đợt ngập lụt vừa rồi, tình trạng rau cung ứng ở chung quanh địa bàn Hà Nội và các quận huyện của Hà Nội, cho nên rau hỏng và bị chết, lượng rau bị thiếu. Cho nên chúng tôi mới phát triển vùng rau trên Tam Đảo và Đà Lạt… Nói chung, những người nội trợ cẩn thận, chi tiết thì họ phân biệt được.

Thí dụ, nhìn là biết khoai tây nào là khoai tây Trung Quốc, mùa nào nào mùa có khoai tây của mình…thì biết ngay đó là khoai tây Trung Quốc. Hoặc là củ cải, củ cải Trung Quốc rất to. Nói tóm lại, các hàng hoa quả và hàng rau của Trung Quốc thì đại bộ phận là cái gì cũng to hơn của Việt Nam, trông nó mượt mà hơn, trông ngon hơn. Chỉ duy nhất, rau bắp cải thì nhỏ hơn rau bắp cải Việt Nam. Bản thân của người bán hàng thì họ nhận ra hết,nhưng họ có nói ra hay không thôi.

<i>Không thể phân biệt được, ví dụ rau bắp cải vẫn giống nhau vậy, vì trồng cùng giống với mình. Có rất nhiều chủng loại cùng mẫu mã với mình.</i> <i>Khi nhập về, nếu mình không chắc chắn nguồn nhhập, thì mình không thể phân biệt được, rất khó.<br/> </i> Tiến sĩ Phạm Xuân Tùng<br/>

Khó phân biệt được rau quả TQ hay VN

Về phần tiến sĩ Phạm Xuân Tùng, hiện là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Về Khoai, Rau và Củ ở Đà Lạt thì thật khó mà phân biệt được các mặt hàng rau, rủ từ Trung Quốc đưa sang, ông nói:

Không thể phân biệt được, ví dụ rau bắp cải vẫn giống nhau vậy, vì trồng cùng giống với mình. Có rất nhiều chủng loại cùng mẫu mã với mình.Về góc độ khoa học, một loại rau có rất nhiều giống. Khi nhập về, nếu mình không chắc chắn nguồn nhhập, thì mình không thể phân biệt được, rất khó.

Thưa qúi vị, được biết, để khỏi phải mua rau ở ngoài chợ mà vẫn có rau ăn, và mặc dù Hà Nội thì đa số nhà đều không có đất trồng rau, một số người dân đã trồng rau vào các chậu cây để có thêm chất tươi như lời anh Nguyên cho biết:

Người ta trồng một tí để cho nhà người ta ăn thôi. Người ta trồng rau mầm, cho vào các chậu mùn cưa, các hạt, lên mầm là người ta ăn rồi…

Còn về phần chị Lê Thiên Nga thì cho hay rằng:

Chúng tôi được biết có một số vùng rau sạch, thí dụ như ở Vân Nội, họ trồng trong nhà lưới, nhà lồng…Họ cũng đăng ký với nhà nước để đảm bảo…Rau sạch thì chưa dám nói nhưng nói là rau an toàn.

Trong khi đó, chị Loan, ở quận Hoàn Kiếm, thì cho biết là mặc dù nhà nước đã thông báo rằng rau Trung Quốc an toàn, nhưng đa số người dân thì vẫn sợ:

Báo chí có nói là rau Trung Quốc với lượng bảo vệ thực vật vẫn cho phép, không bị quá…Đài báo đã thông báo rồi vì mọi người sợ, không ăn, nhưng mà tôi vẫn không ăn rau Trung Quốc.

Và thưa qúi vị, để kết thúc về câu chuyện rau xanh ở Hà Nội hiện nay, Phương Anh xin mượn lời của chị Loan rằng:

Ở Việt Nam bỏ đồng tiền ra nhưng vẫn không có rau an toàn.