Kể từ năm 2002, sau vụ kiện chống bán phá giá, một lần nữa, cá basa của Việt Nam lại được nhắc đến trong vấn đề thương mại giữa hai nước. Lần này, tuy đơn giản chỉ là việc định nghĩa cá basa Việt Nam, xác định xem nó có phải là cá catfish của Hoa Kỳ hay không, nhưng nó liên quan đến công ăn việc làm của hàng triệu người dân, đa số ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Việc định nghĩa cá basa Việt Nam, xác định xem nó có phải là cá catfish của Hoa Kỳ hay không, nhưng nó liên quan đến công ăn việc làm của hàng triệu người dân, đa số ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vì sao lại có chuyện này xảy ra giữa tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay? Vì sao Việt Nam lại rất quan ngại đến việc định nghĩa tên gọi của con cá basa này? Mời quí vị nghe Phương Anh trình bày trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần.
Để có thể trình bày tương đối đầy đủ câu chuyện với các thông tin khá tín lien quan, Câu chuyện sẽ kéo dài hai kỳ.
Kỳ này là phần trình bày của người phát ngôn của Hiệp Hội Thủy Sản Hoa Kỳ, trụ sở tại Virginia cùng với ý kiến của một doanh nghiệp ở Đồng Tháp.
Ý đồ ngăn chặn Việt Nam nhập cá vào Hoa Kỳ
Theo lời của ông Gavin Gibbon, phát ngôn nhân của Hiệp Hội Thuỷ Sản Hoa Kỳ, ở Virginia thì:
Bắt đầu từ năm 2002, những người dân Mỹ kinh doanh cá catfish, vận động không cho Việt Nam gọi cá của Việt Nam là catfish, mà chỉ có người dân Mỹ nuôi cá catfish tại Mỹ mới được gọi là catfish thôi và cá basa thì gọi là cá basa. Nhưng đến bây giờ, 6 năm sau, thì những người Mỹ đó lại vận động với chính phủ Mỹ gọi con cá basa của Việt Nam là catfish.
Họ muốn bảo vệ ngành sản xuất cá catfish của Mỹ nên tìm đủ mọi cách để làm chuyện này. Hiện nay, họ hy vọng là cá basa và cá tra của Việt Nam sẽ thuộc về nhóm catfish và (do đó, sẻ được đặt) dưới quyền kiểm soát của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ.
Họ muốn bảo vệ ngành sản xuất cá catfish của Mỹ nên tìm đủ mọi cách để làm chuyện này. Hiện nay, họ hy vọng là cá basa và cá tra của Việt Nam sẽ thuộc về nhóm catfish và (do đó, sẻ được đặt) dưới quyền kiểm soát của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ.
Ông Gavin Gibbon HH Thủy sản Hoa Kỳ
Ông cũng phát biểu rằng, chuyện đòi định nghĩa lại tên gọi của cá basa và cá tra Việt Nam dường như có một điều gì đó mâu thuẫn vì trên thực tế, vào năm 2001, khi tranh cãi tên gọi catfish, các nhà khoa học của Hoa Kỳ và Việt Nam, đã thảo luận rất nhiều và cuối cùng đã đi đến kết luận cụ thể, ông Gabbon nói tiếp:
Thực vậy, có vẻ như không công bằng chút nào cho Việt Nam cả. Những nhà khoa học đã công nhận rằng cá catfish của Mỹ và cá basa, cá tra của Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Họ đã quyết định cách đây 6 năm rồi. Hiện nay, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đang kiểm soát toàn bộ ngành sản xuất cá catfish và muốn kiểm tra cá basa, cá tra nên họ muốn thay đổi định nghĩa về tên gọi catfish của nó.
Thật là một sự thất vọng về những người sản xuất cá catfish của Hoa Kỳ, một lần nữa lại tìm cách vận động với chính phủ Hoa Kỳ để nhằm ngăn chận việc nhập khẩu cá basa và catfish của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Ông cũng cho biết rằng, phía nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc này vì việc xuất khẩu cá vào thị trường Mỹ là điều rất quan trọng. Ông nói tiếp:
Hiện nay, theo tôi thì phiá Việt Nam đang rất quan ngại đến vấn đề này. Dĩ nhiên là họ phải quan ngại rồi. Như một số người đã biết, cá basa xuất khẩu chiếm 2% tổng sản lượng GDP của Việt Nam. Đó là mặt hàng rất quan trọng về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Chúng tôi rất mong là chuyện này sẽ được xác định và giải quyết sớm để việc nhập khẩu cá basa của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn được tiếp tục một cách an toàn.
Thật là một sự thất vọng về những người sản xuất cá catfish của Hoa Kỳ, một lần nữa lại tìm cách vận động với chính phủ Hoa Kỳ để nhằm ngăn chận việc nhập khẩu cá basa và catfish của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Ông Gavin Gibbon HH Thủy sản Hoa Kỳ
Cá basa là cá catfish
?
Khi hỏi thăm về việc nhập khẩu cá basa và cá tra từ Việt Nam vào thị trường Mỹ, thì hiện nay vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm là do cơ quan nào chịu trách nhiệm, và sự thay đổi, nếu có, thì sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao? Ông Gibbon cho biết:
Việc đó là của Cơ Quan Kiểm Nghiệm Thực Phẩm và Thuốc của Hoa Kỳ, tức FDA . Nhưng, bây giờ, theo trong “Farm Bill” mới, thì catfish phải chịu sự kiểm soát của Bộ Nông Nghiệp, USDA. Đó chính là điều mà những người sản xuất cá catfish của Mỹ muốn: cá basa và cá tra Việt Nam phải cho vào nhóm “catfish” để cho Bộ Nông Nghiệp kiểm soát.

Đây chẳng qua là vấn đề chính trị mà thôi. Việc quản lý của Bộ Nông Nghiệp hay Cơ Quan Kiểm Nghiệm Thực Phẩm Hoa Kỳ thì chẳng có bên nào là khá hơn bên nào cả. Nhưng mỗi bên có những luật lê, qui định hoàn toàn khác nhau. Cá của Việt Nam phải theo những qui định của Bộ Nông Nghiệp.
Họ phải thay đổi toàn bộ qui trình, thay đổi tất cả mọi thứ. Bộ Nông Nghiệp phải cử người sang tận Việt Nam để kiểm soát cá basa và cá tra trước khi xuất khẩu. Đó là một công việc khổng lồ!
Họ phải thay đổi toàn bộ qui trình, thay đổi tất cả mọi thứ. Bộ Nông Nghiệp phải cử người sang tận Việt Nam để kiểm soát cá basa và cá tra trước khi xuất khẩu. Đó là một công việc khổng lồ!
Ông Gavin Gibbon HH Thủy sản Hoa Kỳ
Cũng theo lời của ông Gavin Gibbon, hiện nay, tuy đạo luật Farm Bill đã thông qua từ tháng 6 năm 2008 vừa qua, nhưng những qui định hay tên gọi của nhóm cá catfish vẫn chưa được cụ thể:
Hiện nay, thì chúng tôi đang chờ người được chỉ định từ chính phủ của tổng thống đắc cử Obama sẽ quyết định ra sao về việc định nghĩa con cá catfish này và khoảng tháng 3 thì phải hoàn tất. Dĩ nhiên là bộ máy chính phủ sẽ có những người mới, sẽ có Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp mới.
Và trong lúc này, thời gian không còn bao nhiêu cả, chính vì vậy mà phiá Việt Nam đã bằng mọi cách để lên tiếng về vấn đề này tại Washington D.C. Tôi cũng xin nhắc lại rằng đây không phải là vấn đề định nghĩa con cá catfish mà chính là những người Mỹ sản xuất cá catfish trong nội điạ Hoa Kỳ, một lần nữa, tìm cách ngăn cản việc nhập khẩu cá basa và cá tra của Việt Nam.
VN sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu thủy sản
Trong khi chờ đợi một sự định nghĩa lại về con cá basa và cá tra, thì các doanh nghiệp kinh doanh về hai con cá xuất khẩu này phải nói là đang ngồi trên đống lửa. Anh Võ Phú Đức, Tổng Giám Đốc công ty cổ phẩn thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, hiện nay có tới 3000 nhân công, chuyên xuất khẩu cá basa philê sang Hoa Kỳ, cho biết:
Mình không biết cụ thể như thế nào nhưng mà chắc chắn thủ tục xuất qua Mỹ nó thay đổi. Hiện thời con cá xuất qua Mỹ nó được kiểm soát của FDA. Nhưng nếu luật này nó được thông qua, thì con cá nhập qua Mỹ nó được kiểm soát bên Bộ Nông Nghiệp, qui trình nó khác nhau.
<i>Nếu mà luật thông qua, họ thay đổi thì có thể về thủ tục hay qui trình gì đó mà mình chưa hình dung nhưng mà chắc chắn sẽ khó hơn, cụ thể như thế nào mình chưa biết, nhưng chắc chắn sẽ khó hơn.</i>
Võ Phú Đức, Tổng Giám Đốc Cty thức ăn thủy sản<br/>
Hiện giờ, mình đang thực hiện qui trình của FDA được hai bên công nhận rồi. ..Nếu mà luật thông qua, họ thay đổi thì có thể về thủ tục hay qui trình gì đó mà mình chưa hình dung nhưng mà chắc chắn sẽ khó hơn, cụ thể như thế nào mình chưa biết, nhưng chắc chắn sẽ khó hơn.
Qúi vị và các bạn vừa nghe phần một của câu chuyện hai con xuất khẩu của Việt Nam. Được biết, vào ngày 28 tháng 9 năm 2008 vừa qua, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Việt Nam, tiến sĩ Cao Đức Phát, đã gửi thư cho ông Ed Shafer, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, để yêu cầu phiá Mỹ không nên đưa con cá basa và cá tra của Việt Nam vào loại catfish theo đaọ luật về Thực Phẩm, Bảo Quản và Năng Lượng năm 2008, mà còn gọi là “Farm Bill”.
Nếu, trong trường hợp, phiá Hoa Kỳ vẫn quyết định cho cá basa và tra của Việt Nam là catfish, thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới xã hội và kinh tế của Việt Nam cũng như vấn đề mậu dịch giữa hai nước? Mời qúi vị nghe tiếp câu chuyện con cá Việt Nam vào kỳ sau. Phương Anh kính chào tạm biệt.