Sau khi tin tức loan tải đi khắp thế giới và nhà nước Bắc Kinh xác nhận chuyện này, chính phủ Việt Nam đã ra lệnh kiểm tra tất cả các loại sữa nhập khẩu từ Trung Quốc, và cho ngừng bán các sản phẩm từ sữa như bánh kẹo, sôcôla…của Trung Quốc. Vào ngày 25- 9, báo Lao Động Online cho biết công ty cổ phần sữa Hanoi Milk đã tiêu thụ 70 tấn sữa bột Trung Quốc tại TPHCM.
Việt Nam đã ra lệnh kiểm tra tất cả các loại sữa nhập khẩu từ Trung Quốc, và cho ngừng bán các sản phẩm từ sữa như bánh kẹo, sôcôla…của Trung Quốc.<br/>
Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn cố gắng tìm cách ngăn ngừa loại sữa độc hại này, cùng các sản phẩm của nó. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này xin được đề cập đến chuyện sữa có chất melamine, hiện đang gây xôn xao ở Việt Nam.
Trước hết, để tìm hiểu xem Melamine là chất gì, Phương Anh đã liên lạc với dược sĩ Trần Thu Hằng, ở quận Cam, bang California, dược sĩ Hằng giải thích:
Hóa chất Melamine
Nó là một chất hoá học hữu cơ thường thấy dưới dạng tinh thể trắng, có tới 6 phân tử nitrogen ở trong melamine, được dùng rất rộng rãi trong đồ dùng bằng nhựa, như bát điã nhựa, chất keo dính hay được dùng để chế các mặt bàn ăn, hay bàn nhà bếp. Melamine có độc hại thấp và chưa nghiên cứu nào cho thấy có thể gây ung thư ở người, cũng không ảnh hưởng đến sự sinh sản cũng như đưa đến sinh quái thai.
Nhưng, Melamine rất độc hại trên thận vì nó làm tăng sự hình thành những thương tổn trên hệ thống tiết niệu và làm suy thận. Đối với trẻ em nhỏ, vì hệ thống tiết niệu chưa phát triển hoàn chỉnh nên Melamine có thể gây hư thận và đưa đến tử vong. Những tinh thể nhỏ này nó làm tắc nghẽn những cái ống trong thận đưa đến việc ngưng sản xuất nước tiểu và là nguyên nhân làm hư thận và tử vong.
Năm 2007, melamine có được tìm thấy ở trong các thức ăn xuất khẩu từ Trung Quốc để chế tạo thức ăn gia súc ở Mỹ. Việc này đã làm chết một số lượng chó, mèo rất lớn vì bị hư thận. Gần đây thì Melamine đã được tìm thấy ở trong sữa bột cho trẻ em, trong sữa chua đông lạnh, và trong một loại cà phê hoà tan…
Với mục đích làm cho sữa có độ đạm cao, để bán được nhiều, có lời, chất melamine đã được pha thêm vào sữa để tạo một chất đạm giả tạo. Dược sĩ Thu Hằng nói tiếp:
Nông dân khi vắt sữa tươi, từ con bò, thì thường pha thêm nước vào sữa tươi để tăng thể tích của sữa lên. Kết quả dung hoà này sẽ làm thấp nồng độ chất đạm trong sữa. Những cơ quan dùng sữa tươi này cho các sản phẩm như sữa bột cho trẻ sơ sinh thì người ta kiểm soát bằng cách đo lượng nitrogen chứa trong sữa đó.
Do đó, người ta mới bỏ melamine vào trong sữa với mục đích làm tăng lượng nitrogen trong sữa…Từ đó nó làm cho độ đạm trong sữa có vẻ đậm đặc hơn. Chất đạm đó hoàn toàn giả tạo vì đó là nhờ melamine, chứ không phải trong sữa.
<i>Năm 2007, melamine có được tìm thấy ở trong các thức ăn xuất khẩu từ Trung Quốc để chế tạo thức ăn gia súc ở Mỹ. Việc này đã làm chết một số lượng chó, mèo rất lớn vì bị hư thận. Gần đây thì Melamine đã được tìm thấy ở trong sữa bột cho trẻ em, trong sữa chua đông lạnh, và trong một loại cà phê hoà tan…</i>
DS. Trần Thu Hằng
Được biết, trong cuộc khủng hoảng sữa bột đang gây chấn động khắp Trung Quốc, không còn ai thu mua sữa tươi, nhiều nông dân phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Riêng với nông dân Việt Nam, những người trong ngành chăn nuôi bò sữa liệu có bị ảnh hưởng gì không? Chị Kim Chi, trưởng phòng kinh doanh Bò Sữa Long Thành cho biết:
Ảnh hưởng đến sữa Việt Nam ?
Khi tin tức ra báo chí và thời sự thì bên em đã cho đi kiểm tra…Cũng có một số khách hàng người ta quan tâm, cũng hỏi tới vấn đề sản phẩm nhưng em cũng giải thích là sản phẩm của bên em từ trước đến nay không bảo quản trên 10 ngày, chỉ 7 ngày thôi…nên khách hàng cũng yên tâm…Theo em, cái này không phải do nông dân đâu mà do nơi trung tâm thu mua…, em nghĩ phần lớn là do phía trung gian, từ thu mua rồi mới qua khâu chế biến…
Cũng có thể nằm trong khâu phụ gia chế biến… Bên em thì mua trực tiếp từ nông dân, qua kiểm tra thì máy móc cũng tầm cao nên cũng phát hiện được. Bên em cũng lo lắng lắm, nhưng chính em đi kiểm tra thì em thấy không có khả năng bỏ vào. Vì nếu người ta vận chuyển tới mình xa thì có khả năng bỏ vào nhưng bên em, những hộ nuôi cũng nằm trong vùng của mình luôn…Và bên em không mua sản phẩm từ những hộ ở xa…
Còn với những người tiêu thụ thì sao, cô Thanh Hằng, Hiệu Phó trường Mẫu Giáo Sơn Ca ở Phú Nhuận, TPHCM cho hay:
Nhà trường bao giờ cũng phải mua hàng của các công ty có kiểm nghiệm thực phẩm. Những người nào từ trước đến giờ cho con uống sữa nhãn hiệu Trung Quốc hay là sữa không có nhãn mác thì sợ, thì lo…Hiện nay thì không cho cháu xử dụng các sản phẩm từ sữa như yaourt, kẹo, bánh…vì không biết nguồn nguyên liệu của nó.
Người tiêu thụ hoang mang
Chị Nhật, một cư dân có quầy bán sữa lẻ ở quận 5, Sài Gòn thì lo lắng:
Bây giờ họ thận trọng lắm, không dám uống sữa mà họ nghi ngờ…nhưng bán hàng thì bị kiểm tra rồi…cũng lo lắm…Bây giờ thì có phụ huynh yêu cầu nhà trường không cho cháu uống sữa luôn, để tự phụ huynh lo, để tự túc phụ huynh cho uống.
Còn chị Thùy, một chi nhánh bán sữa Vinamilk và Abbot ở quận 10 cũng than thở rằng số lượng tiêu thụ sữa bột giảm hẳn đi, cho dù chị chẳng bao giờ bán sữa Trung Quốc:
Cũng có giảm, vì người ta sợ có chất melamine…cũng nghe nói melamine là chất làm tăng cân, thừa làm cho thận…thì thấy báo đăng vậy thôi…Người ta xem kỹ hơn, người ta mua những sữa nào trên tivi hay có bản đăng ký kiểm dịch không có chất đó thì người ta mới mua…
Riêng với chị Thản, một cửa hàng bán sỉ và lẻ các loại sữa cho biết tình hình hiện nay:
Bây giờ em bán sữa tươi vì sữa bột ế quá, không bán được nữa...Nhưng cũng ế lắm, cũng bị bắt mất mấy thùng sữa Trung Quốc rồi, đâu có bán được…Trước kia, có ai nói gì đâu mà biết, rồi báo chí đài nói lên, người ta cứ thấy hiệu của Trung Quốc là không dám mua rồi…Sữa Việt Nam bây giờ người ta cũng sợ….Người ta chuyển sang cho cháu uống sữa đậu nành hay sữa tươi. Các nhà trẻ cũng chuyển sang uống sữa đậu này, sữa tươi cũng hạn chế.
Sữa Việt Nam bây giờ người ta cũng sợ….Người ta chuyển sang cho cháu uống sữa đậu nành hay sữa tươi. Các nhà trẻ cũng chuyển sang uống sữa đậu này, sữa tươi cũng hạn chế.
Chị Thản, cửa hàng bán sỉ và lẻ
Trong khi đó, ở La Ngà, Đồng Nai, chị Nghĩa, một đại lý cho các công ty sữa thì kể rằng:
Bây giờ tất cả các loại sữa đó người ta đang kiểm tra nên cũng không biết được…Các công ty có giấy chứng nhận của Bộ Y Tế nên cũng không sao vì bán sữa là phải có giấy hết. Người ta cũng hỏi là có chất melamine không, thì mình cũng hỏi lại công ty, thì công ty đưa ra Bộ Y Tế để kiểm tra, rồi phát cho mỗi đại lý một tờ giấy của xét nghiệm…Mình cũng chỉ biết là không có thôi! Mình cũng chẳng biết công ty nó có làm hay không nữa! Người ta vẫn mua bình thường, cả sữa bột và sữa tươi!
Thưa quý vị và các bạn, một câu hỏi được đặt ra rằng liệu nhà nước có thể thu hồi tất cả hết số lượng sữa bột Trung Quốc có chất Melamine hay không? Nhất là trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp đã nhập sữa bột ào ạt và tràn lan, như lời chi Thản cho biết:
Có đợt người ta thu hồi, mà nhiều quá, không thể nào mà đi thu hết được đâu, chỉ các shop lớn thôi, chứ còn nhỏ nhỏ thì cũng quá trời, thì xếp lại thôi. Nhà nước đâu có đi hết được, thường thường nhà nước đến chỗ đại lý thôi…còn em là dạng bán lẻ…Chắc chắn là phải tìm cách bán thôi vì cái vốn chôn đã nhiều…
Mong rằng với lương tâm của người bán và ý thức của người mua, sữa bột Trung Quốc sẽ không còn được dùng cho trẻ em Việt Nam, nhất là những vùng xa xôi, hẻo lánh, người dân không có phương tiện truyền thông để biết sự độc hại của loại sữa này.