Khi thành phố lên đèn
Người thuộc giới nào thì nhậu theo giới ấy. Người thì vào nhà hàng sang trọng, kẻ thì tấp vào quán nhậu với cái tên “quán nhậu bình dân”. Đó là chưa kể khi vào bất kỳ nhà hàng nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp các bàn nhậu với đủ mọi thành phần, mọi giới và với đủ mọi lý do để “nhậu”.
Cho nên, chẳng ai ngạc nhiên khi tuần qua, nhân buổi hội thảo về rượu bia và tai nạn giao thông do Bộ Giao Thông Vận Tải tổ chức ở Hà Nội, con số báo cáo về tỉ lệ người uống rượu uống bia ở Việt Nam tăng trung bình từ 8 đến 10 %.
Ngày nay, chuyện nhậu nhẹt không còn chỉ dành cho một giới nào đó mà ngay cả phụ nữ cũng nhậu. Phải chăng nhậu bây giờ đã phổ biến đến nỗi nó trở thành một sinh hoạt, một thói quan trong xã hội Việt Nam ngày nay? Mời quí vị nghe ý kiến của một số thính giả về vấn đề “nhậu”.
Người thuộc giới nào thì nhậu theo giới ấy. Người thì vào nhà hàng sang trọng, kẻ thì tấp vào quán nhậu với cái tên "quán nhậu bình dân". Đó là chưa kể khi vào bất kỳ nhà hàng nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp các bàn nhậu với đủ mọi thành phần, mọi giới và với đủ mọi lý do để "nhậu".<br/>
Thưa quí vị, anh Thiện, một công nhân trong ngành xây dựng cho hay rằng, chuyện nhậu lai rai sau giờ làm việc là một điều rất tự nhiên và chẳng có gì đáng trách. Người đi nhậu phải biết tự kiềm chế bản thân mình để đừng bị nghiện. Theo anh, chuyện nhậu là một cách giải trí thoải mái để khỏi căng thẳng vì đời sống, nên hiện nay, hầu như ai ai cũng chấp nhận chuyện này, anh nói:
Chuyện nhậu thì lúc nào cũng có, có thời điểm thì đến đâu cũng thấy nhậu. Bây giờ thì thường người ta tập trung ở khu quán ăn hơn, viả hè bây giờ cũng bớt nhiều…Nhậu chẳng bao giờ chấm dứt được, muốn chấm dứt thì chỉ dẹp quán nhậu thôi…còn ý thức thì chẳng bao giờ có được, vì ngay cả người bình thường, không biết nhậu, có chuyện gì cũng kéo đôi ba người ra làm “tí”…
<i>Tôi đi làm ăn thì cũng phải nhậu, cũng có đủ thứ chuyện, để mua được lô hàng…Đa số công ty với nhau thì không nhậu, còn giao dịch, mua bán thì cả công ty nhà nước cũng nhậu. </i> <br/>
Nhậu: sinh hoạt thường ngày
Anh Hồ Công Tú, một nhà kinh doanh hàng may nội địa ở Sàigòn, cho hay rằng, bản thân anh cũng không ưa gì nhậu nhẹt, nhưng:
Tôi đi làm ăn thì cũng phải nhậu, cũng có đủ thứ chuyện, để mua được lô hàng…Đa số công ty với nhau thì không nhậu, còn giao dịch, mua bán thì cả công ty nhà nước cũng nhậu. Không phải là mình muốn nhậu nhẹt, vì người Việt Nam mình ai cũng thích nhậu, nên đâm ra mình làm ăn, có những công việc hay một người nào mà gia công hàng cho mình, một tháng, hai tuần…gặp nhau thì phải dắt nhau đi nhậu. Đó là sự bình thường ở Việt Nam.
Vì nhu cầu công việc, anh phải bôn ba khá nhiều, nay tỉnh này, mai tỉnh khác, thế nên, anh gặp rất nhiều giới nhậu nhẹt, không riêng gì những nhà kinh doanh như anh, anh kể lại:
Tôi thấy con người Việt Nam nhậu nhiều lắm…Thợ hồ cũng nhậu, cũng có các quán, 4, 5 người vô nhậu, chừng 100 ngàn, mỗi người chia ra chừng 20 ngàn… Người VN không biết làm ăn ra sao, nhưng nhậu thì nhiều lắm.
Công nhân thì một tháng đôi khi cũng phải nhậu 1, 2 lần, công nhân nghèo cũng nhậu, đa số đều biết nhậu hết! Có bằng đại học ra, cũng đi nhậu, làm việc cho mình, giỏi, cũng phải nhậu một tháng đôi ba lần, cũng phải đi kiếm công nhân đang giao dịch để đi nhậu…
<i>Công nhân thì một tháng đôi khi cũng phải nhậu 1, 2 lần, công nhân nghèo cũng nhậu, đa số đều biết nhậu hết! Có bằng đại học ra, cũng đi nhậu, làm việc cho mình, giỏi, cũng phải nhậu một tháng đôi ba lần, cũng phải đi kiếm công nhân đang giao dịch để đi nhậu…</i>
Những người đàng hoàng thì không thường xuyên, một tháng đôi ba lần… Cả nước nhậu, kể cả người giỏi, người dở, người nhậu nhiều hay người nhậu ít. Người Việt Nam chẳng hiểu sao nhậu nhiều quá! Phải trên 70% là nhậu nhẹt.
Chiều đến là ở các khu đất mới mở, có những mặt bằng rộng lắm, làm những quán nhậu thật là mát mẻ, họ vô đông nườm nượp, giá thành hợp, người vô đông lắm, nhất là các huyện, quận mới mở…Đàn bà cũng vô nhậu, đi nhiều lắm, chuyện đó thường xuyên, chừng 3 giờ chiều, hay 5 giờ chiều, họ sắp xếp đi với nhau…
Có lẽ vì chuyện nhậu đã trở thành một sinh hoạt bình thường trong xã hội, nên ngày nay, chuyện nhậu nhẹt không còn chỉ dành cho nam giới, mà phụ nữ cũng tham gia. Chị Hường, ở chợ Bến Thành, Sài Gòn, cho biết:
Cũng có một số người, họ hay đi nhóm, đàn bà ít khi đi hai ba người lắm, họ uống bia nhiều hơn, họ không đi một đám đàn bà mà có cả đàn ông nữa. Em thấy là họ uống bia nhiều hơn uống rượu….
Chứng kiến các bậc phụ huynh, người lớn nhậu nhẹt, các em trong độ tuổi học sinh cũng bắt chước tập tành nhậu theo. Em Minh, học sinh trường Nguyễn Du, quận 10 cho hay:
Lâu lâu có chuyện vui hay buồn thì tụi nó rủ nhau đi uống, hay đi ăn xong rồi mua bia, mua rượu uống chung với nhau. Ở Việt Nam thì không cần hỏi tuổi, cứ việc đi ra mua bình thường. Lên cấp ba, thì tụi nó tổ chức sinh nhật là xin tiền bố mẹ, dẫn bạn bè đi..10 đứa thì hết 8 đứa biết uống hết rồi!
<i>Cũng có một số người, họ hay đi nhóm, đàn bà ít khi đi hai ba người lắm, họ uống bia nhiều hơn, họ không đi một đám đàn bà mà có cả đàn ông nữa. Em thấy là họ uống bia nhiều hơn uống rượu….</i> <i> </i>
Nguyên nhân đi đến nhiều tệ hại xã hội
Thưa quí vị và các bạn, một điều ngạc nhiên là hầu như ai ai cũng biết chuyện nhậu là có hại cho sức khoẻ, thế nhưng, chẳng ai buồn chú ý đến hậu quả của nó. Bác sĩ Đỗ Thúy Lan, chuyên khoa tâm thần, người sáng lập trung tâm Sao Mai ở Hà Nội cho biết:
Uống bia, uống rượu mà uống ở mức độ nhiều quá thì nó cũng ảnh hưỏng thần kinh. Cái chính là nó làm thay đổi tính của con người, nó làm cho mất sự đàng hoàng, khi những người nghiện rượu thì nó không còn giữ được sự nghiêm túc nữa.
Khả năng làm việc cũng bị suy giảm, các cơ quan cũng không chấp nhận cho anh đi làm việc….bạo lực gia đình do nghiện rượu cũng rất nhiều, nhất là ở vùng nông thôn, nhiều ông uống rượu, không vừa lòng hơi một tí là đánh vợ dã man…nên bây giờ VN đang phải làm chống bạo hành trong gia đình.
<i>Uống bia, uống rượu mà uống ở mức độ nhiều quá thì nó cũng ảnh hưỏng thần kinh. Cái chính là nó làm thay đổi tính của con người, nó làm cho mất sự đàng hoàng, khi những người nghiện rượu thì nó không còn giữ được sự nghiêm túc nữa.</i> <br/>
Nhân đây, bác sĩ Lan cũng cho biết tình trạng nhậu nhẹt ở Hà Nội:
Bây giờ đời sống cũng khá hơn so với trước năm 1990, nhìn chung thì đời sống hiện nay tốt hơn, nhưng về kinh tế thị trường, cái phân định về giầu, nghèo, nó cũng rất rõ, giầu thì giầu quá, nghèo thì nghèo quá. Đời sống cao lên nên dân nhậu nhẹt cũng nhiều. Quán bia lúc nào cũng đầy thanh niên, thường là ở tuổi lao động, người già thì ít khi đi ăn nhậu.
Thanh niên, trung niên, từ 55 tuổi trở xuống, thì nhậu nhẹt kinh khủng. Ở các thành phố lớn, buổi trưa là các cán bộ đi ăn thế nào cũng phải có bia, so với trước thì nhiều lắm. Hiện tượng người uống bia, uống rượu, nhậu nhẹt, bây giờ tăng lên rất nhiều, các quán ăn nhậu lúc nào cũng đông người.
Khi được hỏi rằng nếu tình trạng nhậu nhẹt cứ lan tràn như thế, và có thể rồi đây, thế hệ sau lại nối tiếp thế hệ cha anh nhậu nhẹt thì xã hội sẽ ra sao? Bác sĩ Lan cho hay:
Thực tình là rất lo lắng. Ngày thứ bảy tập trung gia đình ăn uống là bố con cứ đem rượu ra uống. Hầu như nhà nào cũng thế, nhưng đây là bài toán rất khó là vì nhà máy bia vẫn sản xuất, thậm chí còn nhập khẩu bia, còn liên doanh với các nhà maý bia của các nước như Đan Mạch để xuất khẩu.
Chẳng biết là xuất khẩu được bao nhiêu, thì chỉ biết là bia sản xuất ra, lò tư nhân sản xuất ra đầy các loại bia, rất nhiều…nhà nước thì không có biện pháp ngăn cấm…Nó liên quan đến vấn đề kinh tế, vì sản xuất ra thì nhà nước thu được thuế, chỉ nhìn ở mức độ kinh tế thôi, nhưng chưa nhìn được mặt bất lợi cho xã hội, cứ nhậu nhẹt như thế này rồi đến tầng lớp sau lại theo cha anh như thế…
<i>Thực tình là rất lo lắng. Ngày thứ bảy tập trung gia đình ăn uống là bố con cứ đem rượu ra uống. Hầu như nhà nào cũng thế, nhưng đây là bài toán rất khó là vì nhà máy bia vẫn sản xuất, thậm chí còn nhập khẩu bia, còn liên doanh với các nhà maý bia của các nước như Đan Mạch để xuất khẩu</i> <br/>
Còn anh Hồ Công Tú thì phát biểu rằng:
Cái đó là do lãnh đạo thôi, họ có phương án làm cho dân nhận thức được, thì mới giảm đi. Trong gia đình, người bố mà cứ nhậu hoài, con cũng phải bắt chước theo thôi, không mười thì cũng một hai…
Riêng với tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Tiêm, thì cho rằng, nhà nước phải nên cảnh báo và có biện pháp ngăn cản càng sớm càng tốt, ông nói:
Bây giờ là lan tràn… báo chí, dư luận, người ta khuyên can, cảnh báo, rất cần cảnh báo để mà hạn chế đi, giảm dần đi.
Được biết, chuyện nhậu trở thành phổ biến và bình thường đến nỗi từ thập niêm 90 đã có những cuốn phim giới thiệu về các nơi ăn nhậu như cuốn “Sài gòn Ăn Nhậu và Chơi”, hoặc hiện nay, trên internet, còn có cả website của các dân nhậu. Và thực sự, chẳng biết đến bao giờ thì chuyện nhậu mới được giảm dần! Phương Anh xin ngừng nơi đây.