Xe ôm và qui định mới về đồng phục, phù hiệu

Theo thông tư mới của Bộ Giao Thông Vận Tải, thì vào ngày 8 tháng 8 tới đây, tài xế xe ôm phải mặc trang phục riêng do UBND tỉnh, thành phố qui định.

Từ bao lâu nay, có thể nói giới hành nghề xe ôm chia thành hai dạng: chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Đồng phục, phù hiệu và biển số chỉ thực hiện cho các tài xế xe ôm chuyên nghiệp ở các bến bãi như bệnh viện, bến xe, siêu thị.

Qui định mới này có thể nói sẽ ảnh hưởng nhiều đến các anh xe ôm không chuyên nghiệp nằm trong dạng này và những tài xế thuộc dạng không chuyên nghiệp. Liệu có thể thực hiện đồng bộ quy định này không khi mà thu nhập của giới xe ôm vẫn được coi là thấp trong khi đời sống thì đầy khó khăn trong thời buổi kinh tế hiện nay.

Chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp

Với chiếc xe mô tô hai bánh, không biết từ đời nào, xe ôm đã trở thành phương tiện chuyên chở rất tiện lợi cho người dân thành thị. Giới xe ôm có thể chia làm hai thành phần: dạng chuyên nghiệp suốt ngày đậu xe ở các ngã ba, các chợ, bệnh viện, trường học…

Giới không chuyên nghiệp là các anh công nhân, ngoài giờ đi làm chạy vài cuốc xe kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Trong giới không chuyên nghiệp, đôi khi cũng có cả sinh viên tham dự vào.

Với chiếc xe mô tô hai bánh, không biết từ đời nào, xe ôm đã trở thành phương tiện chuyên chở rất tiện lợi cho người dân thành thị. Giới xe ôm có thể chia làm hai thành phần: dạng chuyên nghiệp suốt ngày đậu xe ở các ngã ba, các chợ, bệnh viện, trường học…

Vài năm sau này, để tạo bộ mặt mới cho các bến xe, bệnh viện, siêu thị, khu chợ sầm uất, cơ quan quản lý đã tổ chức thành các tổ xe ôm, có đồng phục và huy hiệu hẳn hoi để phục vụ khách. Một quản lý tại Bến Xe Miền Đông cho biết:

Xe ôm đó là do Bến Xe Miền Đông tổ chức cho anh em, những người không có công ăn việc làm, người ta dùng sức lao động của người ta với phương tiện xe hai bánh để mưu sinh, mình tập hợp người ta lại theo một nguyên tắc, có qui củ họat động.

Người ta trực tiếp thu tiền của khách, họat động như xe taxi vậy. Đồng phục thì mình qui định, thí dụ như ở đội A thì mặc mầu xanh nhạt, còn ở đội B thì mặc xanh đậm. Công đoàn quản lý xe ôm này.

Với sự quản lý chặt chẽ, giá cước được qui định cụ thể, các tài xế xe ôm buộc phải theo các nguyên tắc hoạt động. Nhờ đó, khách đi xe cũng tránh được sự phiền hà khi có một số phần tử tiêu cưc không áp dụng

Bến xe miền Đông chỉ tổ chức được một tổ xe ôm, ở trong bến xe, giá cước qui định, thí dụ như từ bến xe Miền Đông đến bệnh viện Chợ Rẫy là bao nhiêu tiền…

Với sự quản lý chặt chẽ, giá cước được qui định cụ thể, các tài xế xe ôm buộc phải theo các nguyên tắc hoạt động. Nhờ đó, khách đi xe cũng tránh được sự phiền hà khi có một số phần tử tiêu cưc không áp dụng, anh quản lý cho biết tiếp:

Đương nhiên có qui củ hơn. Thí dụ như một hành khách, đi từ bến xe Miền Đông về Chợ Lớn, trên đường đi, anh ta bỏ dọc đường, đòi thêm tiền hay có những hành vi nói năng khiếm nhã, không lịch sự hay dùng những lời lẽ thô tục thì khi hành khách đó phản ảnh đến bến xe Miền Đông, cung cấp cho Bến Xe Miền Đông biết anh đó mặc áo màu gì, số biển tài, số xe là bao nhiêu, chúng tôi sẽ tìm ra được anh đó và có biện pháp cữơng chế, kỷ luật.

<i>Thí dụ như một hành khách, đi từ bến xe Miền Đông về Chợ Lớn, trên đường đi, anh ta bỏ dọc đường, đòi thêm tiền hay có những hành vi nói năng khiếm nhã, không lịch sự hay dùng những lời lẽ thô tục thì khi hành khách đó phản ảnh đến bến xe Miền Đông, số biển tài, số xe là bao nhiêu, chúng tôi sẽ có biện pháp cữơng chế, kỷ luật</i>

Anh quản lý, <i>Bến xe miền Đông</i>

Đa số anh em hoạt động trong Bến Xe Miền Đông thì gần như là không có chuyện lừa gạt hành khách.

Gia nhập đội ngũ xe ôm chuyên nghiệp

Thế nhưng, một tài xế xe ôm đậu trước cửa Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng ở quận 3, Sàigòn cho hay:

Trong bến bãi dành giựt ghê lắm, còn tôi chạy thì chở mấy cha mấy thầy đi thôi. Bến xe miền Đông, miền Tây là có đồng phục hết. Một năm hai bộ đồ, tiền bãi một tháng là 150 ngàn.

Ngoài ra, việc xin gia nhập vào đội ngũ xe ôm chuyên nghiệp như thế cũng không đơn giản. Anh Thành, một tài xế xe ôm, đậu tại chợ Tân Bình, TPHCM cho hay là bản thân anh cũng nhiều lần nghĩ đến chuyện xin gia nhập đội ngũ chuyên nghiệp như thế, nhưng không phải là dễ dàng vì:

Việc xin gia nhập vào đội ngũ xe ôm chuyên nghiệp như thế cũng không đơn giản. Anh Thành, một tài xế xe ôm, đậu tại chợ Tân Bình, TPHCM cho hay là bản thân anh cũng nhiều lần nghĩ đến chuyện xin gia nhập đội ngũ chuyên nghiệp như thế, nhưng không phải là dễ dàng<br/>

Mình không quen biết thì mình đâu có vào chỗ đó được đâu. Mình phải quen biết, người ta giới thiệu cho mình thì mình mới vào được, vô đội ngũ thì mình phải quen biết mình mới vô được, mình phải có cái gì…giống như mình đi xin việc.

Bến xe, bệnh viện, có tổ chức, có đội ngũ, người ta chạy ở đó có tên tuổi, địa chỉ, có danh sách, chứ làm sao mình vô ngang được, mình phải quà cáp như thế nào…mới vô được chứ!

Khi được hỏi ý kiến về qui định mới này, anh cho hay:

Phường cũng có nói lâu rồi, nhưng mà ở phường thì mình chạy toàn là người quen nên không cần thiết phải có đồng phục, phường đưa ra qui định nhưng có lo cho xe ôm được cái gì không thì mới đưa ra qui định.

Mình không quen biết thì mình đâu có vào chỗ đó được đâu. Mình phải quen biết, người ta giới thiệu cho mình thì mình mới vào được, vô đội ngũ thì mình phải quen biết mình mới vô được, mình phải có cái gì…giống như mình đi xin việc.

Anh Thành, tài xế xe ôm

Xe ôm không chuyên nghiệp

Theo lời anh Trung, một người dân ở Tân Bình cho biết, tuy giới xe ôm không nằm trong đội ngũ có qui củ, nhưng vô hình chung, các tài xế này cũng tự động qui định ngầm với nhau để hoạt động, anh kể:

Gần ngã ba nhà tôi, có các anh xe ôm,5. 7 anh em, họ hay tập trung ở đó đứng đón khách thì không đề bảng Bến Xe Ốm, nhưng họ tự qui định ngầm với nhau. Thí dụ có khách thì tài 1 đi trước rồi đến tài 2, tài 3 đôn lên, thay phiên luân chuyển với nhau, thì cũng như họat động của một bến xe rồi, họ chẳng có bảng biển, chẳng có ai quản lý cả!

Về phần anh Khải, một tài xế xe ôm không chuyên nghiệp, thường đậu xe ở Bắc Hải, quận 10, TPHCM, thì cho rằng có lẽ nhà nước muốn qui định đồng phục và huy hiệu như thề để quản lý việc họat động xe ôm cho dễ dàng, tuy cũng đồng tình với qui định mới nhưng anh rất e ngại về chuyện sẽ bị quản lý một cách chặt chẽ, anh nói:

Về phần anh Khải, một tài xế xe ôm không chuyên nghiệp, thường đậu xe ở Bắc Hải, quận 10, TPHCM, thì cho rằng có lẽ nhà nước muốn qui định đồng phục và huy hiệu như thề để quản lý việc họat động xe ôm cho dễ dàng, tuy cũng đồng tình với qui định mới nhưng anh rất e ngại về chuyện sẽ bị quản lý một cách chặt chẽ<br/>

Cái đó thì cũng tốt thôi, nhưng bọn em lại bị quản lý một cách chặt chẽ về giờ giấc, và phải đóng thuế nữa. Bây giờ thì tụi em thoải mái, tự do..Mình đi làm công nhân về, chiều tối, ra ngoài đó ngồi, ai kêu đi thì mình đi.

Quản lý những người ở ngoài như tụi em thì hơi khó, vì tụi em là bất chợt, lúc ra lúc không, chỉ có những nơi như ở bến bãi ví dụ như ở nhà thương, nhà ga, chợ…chỗ nào gọi là khách tới lui, liên tục, chứ còn như tụi em thì đứng ở ngã ba đường, ai goi thì đi, ăn thua gì đâu.

Ngoài ra, anh Khải cũng cho biềt rằng chỉ có những người chuyên nhiệp thì phường xã mới để tâm đến, riêng với giới không chuyên nghiệp như anh thì khó mà quản lý được, anh nói tiếp:

Cái đó thì cũng tốt thôi, nhưng bọn em lại bị quản lý một cách chặt chẽ về giờ giấc, và phải đóng thuế nữa. Bây giờ thì tụi em thoải mái, tự do..Mình đi làm công nhân về, chiều tối, ra ngoài đó ngồi, ai kêu đi thì mình đi.

Anh Khải

Vì bọn em là nghề bất chợt, còn những tay chuyên nghiệp thì ngoài phường họ biết hết..Người chạy bến bãi thì hợp pháp, tạm gọi là hợp pháp, thì được bảo kê của chỗ chạy, thi dụ như bến xe, bệnh viện..nhưng cái giá cước của bọn nó thì không nói được.

Còn bọn em ngoài này thì không quản lý được. Mình không được phép đứng ở bến bãi. Thí dụ ở siêu thị, nếu em muốn ra đó bắt khách thì phải cách xa chỗ đó cả trăm thước, trong này người ta không đi thì mình đi, chứ không được phép tới ngay chỗ đó đứng…đứng ở đầu đường, ngã ba, người ta nhìn mặt người ta đi, chứ không phải mời ai người ta cũng đi đâu.

<i>Nó qui củ hơn, phù hợp hơn, có tính cách tập thể hơn…Nói chung, khi vào tập thể như thế thì sẽ tránh được những tệ nạn, thí dụ như bến xe, sẽ phải vào một tổ, có qui định đồng phục, và số. Bây giờ, từ những tệ nạn xe ôm mà trở thành cướp giật…Tôi ủng hộ thôi vì khi làm như thế nó sẽ hay hơn, sẽ có nề nếp.</i> <br/>Chị Huệ ở Hà Nội<br/>

Trật tự nề nếp và an tòan hơn

Vừa rồi là một số ý kiến của giới quản lý và tài xế xe ôm, về phía người dân, chị Huệ ở Hà Nội thì rất đồng tình với qui định mới về đồng phục và huy hiệu dành cho xe ôm, chị nói:

Nó qui củ hơn, phù hợp hơn, có tính cách tập thể hơn…Nói chung, khi vào tập thể như thế thì sẽ tránh được những tệ nạn, thí dụ như bến xe, sẽ phải vào một tổ, có qui định đồng phục, và số. Bây giờ, từ những tệ nạn xe ôm mà trở thành cướp giật…Tôi ủng hộ thôi vì khi làm như thế nó sẽ hay hơn, sẽ có nề nếp. Khi mặc một đồng phục như thế nó cũng giống như đồng phục của người lao động ..ngành nghề nào có đồng phục của ngành nghề đó.

Nhưng anh Trung, ở TPHCM thì cho rằng thật khó thực hiện qui định mới này, vì lẽ đơn giản: các tài xế xe ôm hầu hết là các gia đình nghèo, đời sống hết sức chật vật. anh nói:

Theo tôi nghĩ, với tình hình hiện tại bây giờ có thực hiện được hay không thì có lẽ là không. Tôi đồng ý với cách thực hiện của nhà nước, nhưng phải thực hiện như thế nào, vì đồng phục một năm ít nhất là phải hai bộ mà với túi tiền của người xem ôm, có người nuôi cả 7, 8 miệng ăn, may một bộ đồng phục cũng là cả một vấn đề với người ta rồi, nên nhà nước có hỗ trợ hay không?

Từ đây đến ngày 8 tháng 8 chẳng còn bao xa, liệu tất cả các tài xế xe ôm trên các tỉnh, thành phố có thể có được trang phục và huy hiệu riêng cho mình hay không vẫn là câu hỏi khó trả lời.