Mùa hè của học sinh ở Việt Nam.

Có thể nói bây giờ, 90 ngày hè phải xa trường lớp, thầy cô chỉ còn là dĩ vãng một thời, bởi lẽ học sinh ở VN ngày nay hầu như không còn mùa hè.

Ba tháng hè

Thực tế cho thấy, ngay cả ở cấp mẫu giáo và tiểu học, các em cũng không còn được nghỉ ngơi giải trí với một mùa hè đúng nghĩa! Bên cạnh đó, gần đây, một số phụ huynh nhận thấy ngoài việc học hành, việc rèn luyện kỹ năng sống của các em cũng hết sức quan trọng.

Nhân dịp nghỉ hè, họ tìm đến các trung tâm tư nhân có chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhưng, chi phí cho một khóa hè lại rất cao. Thế nên, lại chỉ có một tầng lớp nào đó có khả năng cho con em mình tham gia mà thôi. <br/>

Do đó, nhân dịp nghỉ hè, họ tìm đến các trung tâm tư nhân có chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhưng, chi phí cho một khóa hè lại rất cao. Thế nên, lại chỉ có một tầng lớp nào đó có khả năng cho con em mình tham gia mà thôi.

Vậy, mùa hè của các em học sinh ra sao? Và việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần thiết như thế nào? Phương Anh xin đề cập đến vấn đề này trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này.

Trong những ngày này, các công ty du lịch đang đua nhau tung ra các tour du lịch trong nước với chủ đề khám phá và huấn luyện kỹ năng để thu hút học sinh và sinh viên.

Có công ty du lịch còn tổ chức tour du lịch ngoài nước như thăm viếng Singapore chẳng hạn, dành cho các em học sinh tiểu học với mục đích tham quan và giao lưu học hỏi. Ngoài các tour du lịch, các trung tâm tư nhân cũng đưa ra nhiều chương trình mùa hè, khóa học thật hấp dẫn như giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lãnh đạo, v..v…

<i>Các lớp đó đi học phải có tiền, thường ở trong các trường dậy sinh ngữ quốc tế hay trong các trường dân lập thì mới có những chương trình đó. Nói chung, chương trình rất hữu ích, rất tốt nhưng mà để cho cộng đồng thì nó không có tính cách cộng đồng vì chỉ có con nhà khá giả mới ghi danh đi học.</i>

Cô giáo Oanh

Học hè

Thế nhưng, thành phần học sinh tham gia được các khoá học này chỉ ở mức độ hạn chế theo lời cô giáo Oanh ở Phú Mỹ Hưng, TPHCM cho biết:

Các lớp đó đi học phải có tiền, thường ở trong các trường dậy sinh ngữ quốc tế hay trong các trường dân lập thì mới có những chương trình đó.

Nói chung, chương trình rất hữu ích, rất tốt nhưng mà để cho cộng đồng thì nó không có tính cách cộng đồng vì chỉ có con nhà khá giả mới ghi danh đi học.

Gia đình khá là cho con đi trại hè của các trường dân lập tổ chức thí dụ như đi Singapore, Malaysia, Indonesia …toàn là con nhà giầu thôi.

Ngoài ra, cũng có phụ huynh, có con ở tuổi teen, tuy không đủ tiền bạc để gửi con vào các trung tâm đó thì lại tìm đến các khóa học mùa hè do quân đội tổ chức, như lời anh Trung, nhà ở gần quân khu 7 cho biết:

Người ta gửi vô mấy trường quân đội cho sống ở môi trường đó, họ rèn kỹ năng trong hai, ba tháng hè…Thay vì ở nhà, thì vào trong đó. Khá nhiều người ủng hộ chuyện này. Còn Mẫu giáo thì tổ chức luôn dịp hè, thứ nhất là kiếm thêm thu nhập cho thầy cô, thứ hai nữa là phụ huynh cũng muốn gửi để làm việc.

Người ta gửi vô mấy trường quân đội cho sống ở môi trường đó, họ rèn kỹ năng trong hai, ba tháng hè…Thay vì ở nhà, thì vào trong đó. Khá nhiều người ủng hộ chuyện này.

Anh Trung,

Nhắc tới chuyện học hè, một thực tế đã và đang tiếp tục xảy ra trong nhiều năm qua là thầy cô nào cũng muốn kiếm thêm thu nhập trong mùa hè nên đâu đâu cũng có các lớp hè. Ở các lớp hè này, các em được dậy các bài cho năm học kế tiếp.

Phần đông cha mẹ vì sợ con mình thua kém bạn bè nên buộc phải gửi con đến lớp hè. Đó là chưa kể “nhất cử lưỡng tiện”, phụ huynh lại không phải bận bịu thêm, khỏi vướng mắc công ăn việc làm của mình. Chị Trâm, một cư dân ở Tân Bình cho hay:

Người ta cũng phải đi làm mỗi ngày, trẻ con được nghỉ hè thì cũng không biết gửi đi đâu..thường đa số là phải đi học thêm 4 buổi hay 5 buổi cũng có. …Tại vì chúng nó ở nhà thì không ai có thời giờ mà trông chúng nó cả. Nghỉ hè chỉ được 1 hay 2 tuần thôi, là trở lại quay lại lớp, đăng ký cho đi học hè. Ở nhà thì chỉ chơi game, rồi sinh tật xấu, tốt nhất là cho đi học thêm.

<i>Vì xong muà hè, thì đứa nào vô trường cũng học hè hết rồi nên chúng nó sẽ xa con mình một bực…nên cái muà hè của học hè thì không dám bỏ.. Thầy cô cứ mở lớp thì mình phải đi theo.</i> <br/>

Bác sĩ Vân, hiện làm việc ở bệnh viện Da Liễu, cũng cho biết:

Vì xong muà hè, thì đứa nào vô trường cũng học hè hết rồi nên chúng nó sẽ xa con mình một bực…nên cái muà hè của học hè thì không dám bỏ.. Thầy cô cứ mở lớp thì mình phải đi theo.

Giáo dục kỹ năng sống

Với chuyện rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ trong mùa hè, một điều đáng chú ý là hiện nay, có khá nhiều phụ huynh nhận thức được vấn đề này, nhưng lại khó có thể thực hiện được như lời bác sĩ Vân cho biết:

Mình nghĩ là cũng nên cho trẻ em những kỹ năng đó để sau này nó hội nhập cho dễ hơn. Thực sự, mình rất muốn cho con đi học cái đó, nhưng mà tình hình bây giờ thì không thể cho con không học hè được.

Theo lời tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam, giảng viên trường Đại Học Sư Phạm TPHCM thì chuyện giáo dục kỹ năng sống cho các em là một điều hết sức cần thiết, nhưng lại không được chú trọng nơi nhà trường. Ông nói:

Nhà trường đang thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc đời, dậy nhiều cái mà cuộc đời không cần, còn những cái học trò cần thì phải tự trang bị lấy. Các cơ quan chức năng về giáo dục, họ không lo kỹ năng sống cần thiết cho học sinh mà chỉ chạy theo nội dung chương trình mà Bộ qui định…

<i>Nhà trường đang thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc đời, dậy nhiều cái mà cuộc đời không cần, còn những cái học trò cần thì phải tự trang bị lấy. Các cơ quan chức năng về giáo dục, họ không lo kỹ năng sống cần thiết cho học sinh mà chỉ chạy theo nội dung chương trình mà Bộ qui định…</i>

<i>TS.</i>tâm lý Võ Văn Nam

Chương trình đã quá tải rồi, và buộc nhà trường, giáo viên phải thực hiện cho đầy đủ. Cho nên, không còn thời gian để rèn luyện kỹ năng rất cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm để giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên như Trung Tâm Ý Tưởng Việt, Trung Tâm Hồn Việt…và qui tụ rất nhiều các nhà tâm lý học, giáo dục học để trang bị cho các em kỹ năng sống từ tuổi tiểu học, trung học rồi cả sinh viên.

Giá cả rất cao, cao lắm vì đó là tư nhân họ mở, cần nhiều chi phí và phải đóng thuế nữa. Do đó, những gia đình bình dân thì không tham gia được, mà chỉ dành cho những gia đình trung lưu trở lên.

<i>TS.</i>tâm lý Võ Văn Nam

Cô giáo Oanh cũng đồng ý:

Cần phải đưa kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống vào học đường…nên đưa vào từ cấp tiểu học. Ở trường thì mình dậy cho các em kỹ năng sống là nghèo nhưng không tự tin mặc cảm, thứ hai là kỹ năng về giao tiếp. Trẻ trả lời thầy cô giáo cũng trống không, thứ ba là kỹ năng tự bảo vệ mình.

Với tiến sĩ Võ Văn Nam, ông cho rằng:

Tôi cho rằng hiện nay giao tiếp và ứng xử với mọi người là rất cần thiết. Biết giao tiếp với những người lạ, biêt tiếp xúc một cách văn hoá và ứng xử với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống một cách có văn hoá, có ý thức và sau đó là kỹ năng biết chấp nhận người khác, biết làm việc theo nhóm, tập thể. Làm sao các cháu hoà nhập với mọi người, chấp nhận người khác, hợp tác với mọi người.

<i>TS.</i>tâm lý Võ Văn Nam

Lấy đi mùa hè của các em

Trở lại với chuyện sinh hoạt mùa hè của các em, thầy Tuấn Anh, giảng viên đại học Sư Phạm Huế, cũng than thở rằng đã từ bao lâu nay, hầu như học sinh chẳng bao giờ có mùa hè, ông nói:

Các em không có mùa hè, vì các em phải học nhiều quá. Thí dụ lớp 5 thì phải lo lớp 6, phải thi trường chuyên lớp chọn, các em muốn học tốt thì phải vào trường chuyên lớp chọn. Cấp 1, thì từ lớp 1 đến lớp 3 là bình thường, nhưng từ lớp 4, lớp 5 là đã phân cấp rồi...

<i>Đó là sự đánh cắp tuổi thơ, lẽ ra các cháu phải được nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái để lấy lại sức lực tiếp tục cho năm học mới thì các cháu phải vùi đầu vào sách vở, lại phải học căng thẳng suốt muà hè,</i>

<i>TS.</i>tâm lý Võ Văn Nam

các em qua một cấp thì phải thi một cấp, và rất khó, nếu như được vào lớp chọn thì đó là vinh dự. Còn không, thì phải học ở phổ cập, đại trà, không chuyên sâu, phải học thêm.

Chính vì vậy, hè, muốn bằng bạn bè thì phải đi học hè, chứ không được đi chơi, không có ngày nghỉ. Hè đi học văn hóa: văn, toán, còn lại là vẽ, nhạc…

Còn tiến sĩ Võ Văn Nam thì phát biểu:

Phụ huynh do tâm lý nôn nóng, sợ con mình không theo kịp bạn bè thế là đánh cắp muà hè của các cháu. Phụ huynh này làm thì phụ huynh kia cũng bắt chước theo, chung quanh mình cho con học hết mà mình không cho học thì mình không an tâm và do đó, cái tâm lý “quần chúng” nó lôi kéo từ phụ huynh này đến phụ huynh khác, nó sinh ra hiện tượng mà tôi cho là tệ nạn hiện nay:

Đó là sự đánh cắp tuổi thơ, lẽ ra các cháu phải được nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái để lấy lại sức lực tiếp tục cho năm học mới thì các cháu phải vùi đầu vào sách vở, lại phải học căng thẳng suốt muà hè, để đến khi vào năm học mới thì các cháu lại không đủ sức để theo đuổi chương trình.

Hoặc là, các cháu học rồi, vào lớp, các cháu ỷ y, không tập trung, đằng nào cũng có những cái bất lợi cho các cháu về lâu về dài.

Ba tháng hè được nghỉ ngơi thỏai mái thực sự có lẽ chỉ là trong “chuyện cổ tích”, vì chẳng biết đến bao giờ thì các cơ quan chức năng mới giải quyết được vấn đề, cho dù có rất nhiều người quan tâm đến thế hệ trẻ đã lên tiếng!