Nỗi lòng người tài xế taxi

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các thành phố lớn, ở các tỉnh thành, ngày càng có thêm nhiều bóng dáng của những chiếc xe taxi trên các nẻo đường.

0:00 / 0:00

Số lượng taxi ngày càng nhiều, người đi ngày càng ít

Trong vài năm trở lại đây, người dân đã rất quen thuộc với phương tiện giao thông thuận tiện này. Riêng ở Sàigòn, ngoài các xe tư nhân gia nhập hợp tác xã taxi, hai công ty lớn là Mai Linh và Vinasun có cả hàng ngàn xe taxi chạy khắp thành phố.

Vì cạnh tranh, nên thời gian qua, cũng có khá nhiều tai tiếng về tài xế taxi. Bên cạnh đó, một số người còn cho là tài xế taxi kiếm tiền dễ dàng và đây là một nghề nhàn hạ.

Thực ra, những người hành nghề lái taxi cũng có những nỗi khổ không kém.

Kỳ này, Phương Anh mời quý vị nghe câu chuyện về những người tài xế taxi.

Theo lời anh Tính, hiện là tài xế của công ty Mai Linh, hành nghề 10 năm qua ở Sài gòn, thì hiện giờ, giới chạy taxi đang gặp rất nhiều khó khăn, taxi nở rộ trên địa bàn thành phố nên kiếm khách cũng rất khó, lại thêm:

<i>Tình hình nhà đất đóng băng, ít ai đi lắm, bây giờ chỉ có khối văn phòng, đi loanh quanh thành phố này thôi..từ đầu năm 2009 đến giờ, chạy xe vất vả lắm! Năm nay quá nhiều taxi, tính ra tất cả đầu xe của Mai Linh là mấy ngàn chiếc, công ty Vinasun cũng mấy ngàn chiếc</i>

Tình hình nhà đất đóng băng, ít ai đi lắm, bây giờ chỉ có khối văn phòng, đi loanh quanh thành phố này thôi..từ đầu năm 2009 đến giờ, chạy xe vất vả lắm! Năm nay quá nhiều taxi, tính ra tất cả đầu xe của Mai Linh là mấy ngàn chiếc, công ty Vinasun cũng mấy ngàn chiếc…

Xe Lan Anh bây giờ thì phải sang cho Phương Trang, vì ra xe màu đen, không ai dám đi. Người ta kỵ xe đen, người Hoa kỵ màu đen, dân Hàn Quốc, Trung Quốc cũng vậy, người ta kỵ xe màu đen, người ta không đi…

Mồng Một Tết mà đưa chiếc xe đen tới nhà thì giống như xe tang, xe đám ma vậy! Các xe đó chuyển lên Đà Lạt, các tỉnh, Đồng Nai, Bình Dương, Long Thành… không xe cộ thì bắt buộc phải đi thôi. Xe xịn nhưng người ta không cần biết vì màu xe đen là người ta không thích!

Làm khách đi xe mất niềm tin

Ngoài việc phải cạnh tranh vì số lượng xe tăng, mà người đi thì lại giảm, thì một số tài xế mà đa số là xe tư nhân vào hợp tác xã, đã vì lợi nhuận mà làm cho khách đi xe mất niềm tin. Anh kể:

<i>Chỉ chạy ở các vũ trường để bắt khách. Nếu mà đi ngắn quá thì nó chạy vòng vòng để đồng hồ tăng thêm tiền. Cái đồng hồ đó nó nhảy lẹ lắm, giá tiền nhảy lẹ hơn của hãng. Cũng có nhiều trường hợp tài xế gian lận, thí dụ hành lý của người ta vừa bỏ lên, người chưa lên thì xe bỏ chạy rồi</i>

Taxi “dù”là của tư nhân đăng ký hợp tác xã và nó ra ngoài chỉ chạy ở các vũ trường để bắt khách. Nếu mà đi ngắn quá thì nó chạy vòng vòng để đồng hồ tăng thêm tiền. Cái đồng hồ đó nó nhảy lẹ lắm, giá tiền nhảy lẹ hơn của hãng. Cũng có nhiều trường hợp tài xế gian lận, thí dụ hành lý của người ta vừa bỏ lên, người chưa lên thì xe bỏ chạy rồi, cái đó là “taxi dù” đó. Còn xe công ty thì không thể như thế vì công ty có ghi số tài rồi.

Anh Hùng, tài xế của công ty Vinasun thì cũng than thở rằng một tháng anh kiếm được khoảng 3, 4 triệu, nhưng

6 tháng nay chạy xuống lắm…Thường thường em chạy là khách ban đêm, đi ăn chơi không à! Khách mà đi giao dịch, mua bán là coi như hết rồi! Hiếm lắm, giảm dữ lắm. Tiền cước cũng lên, tình hình kinh tế cũng giảm nên người ta cũng ít đi taxi…Việt Kiều năm nay cũng ít luôn.

Taxi nhiều quá, hãng em cũng nhập xe về nhiều quá, giống như miếng bánh vậy, nhiều người thì phải ít đi. Va quẹt thì tính mức phần trăm. Thí dụ mình gây tai nạn thì khoảng 50%, còn người ta lỗi này lỗi kia, hỗn hợp thì tính theo %.

Còn chị Tố Lan, nữ tài xế của một hợp tác xã của các xe tư nhân thì cho biết rằng :

<i>6 tháng nay chạy xuống lắm…Thường thường em chạy là khách ban đêm, đi ăn chơi không à! Khách mà đi giao dịch, mua bán là coi như hết rồi! Hiếm lắm, giảm dữ lắm. Tiền cước cũng lên, tình hình kinh tế cũng giảm nên người ta cũng ít đi taxi…Việt Kiều năm nay cũng ít luôn</i> <br/>

Một ngày làm một ngày nghỉ thì kiếm trung bình khoảng 200 ngàn một ngày. Em đi từ 6.30 sáng đến 7 giờ tối…Có nhiều bữa, có khách quen, đi tới 11, 12 giờ đêm. Có nhiều khách nói chuyện nghe bất nhã lắm. Ở đời mà, người này người kia. Ra nhiều quá thì làm ăn cũng khó hơn ngày xưa nhiều, chụp giật, tranh giành nhau cũng nhiều, nhiều người khách cũng không lịch sự, ngoắc xe mình, vừa trườn tới, là có xe khác, đẹp hơn thì thế là leo lên xe đó đi.

Ngày xưa taxi ít, khách đi nhiều. Nói chung, hãng thì có chất lượng hơn vì nó quản lý chặt hơn là hợp tác xã, kiểm tra đồng hồ này nọ nhưng tài xế nào tốt thì để nguyên đồng hồ đó chạy, còn tài xế nào ham lợi nhuận thì chỉnh lại đồng hồ nên làm ảnh hưởng đến hợp tác xã, ảnh hưởng chung.

“Tâm lý viên” bất đắc dĩ

Một điều khá thú vị là bây giờ đa số tài xế taxi thường còn phải kiêm luôn vai trò “tâm lý viên” bất đắc dĩ. Chẳng hạn như khi gặp các bà, các cô đi đánh ghen, hoặc các ông chồng đi với bồ nhí, anh Tính cho hay:

Đi phục kích có, mai phục cũng có…Có trường hợp có bà cho một người đi theo dõi ông, taxi tới nơi, hai người gây lộn, đánh nhau“ ì xèo”…Trong trường hợp đó chỉ biết khuyên thôi, mình là tài xế mà, họ lên xe khóc lóc dữ dội lắm, mình chỉ biết khuyên thôi…

Nói chung, taxi thì nhiều nỗi khổ lắm, nhưng phải ráng thôi. Mình đi sơ ý, va quẹt là họ kiếm chuyện, chửi bới, chỉ cần hơi va quẹt là cứ đổ cho taxi đi ẩu, nhưng thực chất là honda đi ẩu…Anh Hùng ở Vinasun cũng cho hay rằng, đôi khi phải chứng kiến cảnh vợ chồng ghen tuông ngay cả trên xe mình, cũng đành phải ngậm miệng, anh than thở:

<i>Có trường hợp có bà cho một người đi theo dõi ông, taxi tới nơi, hai người gây lộn, đánh nhau" ì xèo"…Trong trường hợp đó chỉ biết khuyên thôi, mình là tài xế mà, họ lên xe khóc lóc dữ dội lắm, mình chỉ biết khuyên thôi… Nói chung, taxi thì nhiều nỗi khổ lắm</i> <br/>

Thất nghiệp thì phải chạy taxi, gặp trường hợp đi đánh ghen, bồ nhí cũng có…hai chồng đánh lộn ì xèo trên xe, mình phải cũng làm thinh…Chạy taxi mà một vợ hai con như em không đủ sống đâu, vì ngày chạy ngày nghỉ, phải làm thêm chuyện gì đó, cực lắm!

Còn anh Hùng thì nói:

Không đủ sở huị là phải chạy tới sáng, về nhà đâu ngủ gì được, còn phải lo đưa con đi học, cơm nước cho bà xã đi làm…Chạy một ngày nghỉ một ngày vì mệt lắm. Có lần tăng hai ba ca, đèn đỏ dừng mình ngủ lúc nào không biết luôn, khách đập vai mới giật mình. Đường sá thì kẹt, nhiều lúc chân tay rời rã, đi một cuốc 20 ngàn, phải chờ cả tiếng đồng hồ vì xe kẹt.

Lương không đủ sống phải kiêm nghề dắt mối

Đó là tình cảnh một số tài xế taxi ở Sàigòn, còn ở Nha Trang, một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, anh Quyền, thuộc công ty cổ phần Nha Trang Taxi cho hay:

Bây giờ xe cộ đông quá, không như lúc trước được, ở Nha Trang không như ở Sàigòn mà tranh giành khách. Nhưng mà xe ra nhiều quá, 7 hãng lận, chia bớt khách. Xăng lên, giá cước lên mà phần trăm vẫn không lên, chỉ công ty hưởng thôi…

Thí dụ từ sân bay Cam Ranh về Nha Trang, 220 ngàn, tụi em được 110 nhưng phải chạy trên 750 ngàn thì mới được 50%, nếu không thì chỉ được 45%, và còn chi phí xăng nhớt, đoạn đường 80 cây số, đâu còn được bao nhiêu, đó là chưa kể ăn uống hàng ngày và tiền chi phí tiếp thị, bảo vệ, an ninh…một ngày ở sân bay trừ 12500 đồng. Nói chung, vô chừng, một tháng có khi được 1 hay 2 triệu, còn phải chạy đêm, nhưng chạy đêm thì nhiều trường hợp phức tạp lắm. Khách hàng là “Thượng Đế” mình phải nhịn thôi.

<i> Nói chung, taxi nào cũng vậy, 100 tài xế thì cũng hết 99 người dẫn khách đi trai gái rồi. Taxi nào cũng có số của "gái" hết, anh em biết chỗ thì nói với nhau. Khách đi karaoke, hay vô" ổ thì tụi em cũng biết hết và chỉ chỗ hết. </i> <br/>

Anh cũng kể rằng cách đây hai năm, các tài xế vì bức xúc trước việc công ty chèn ép nên đã cùng nhau bày tỏ nguyện vọng của mình, thế nhưng:

Có một lần công ty ép quá, tụi em biểu tình, đình công để lên % cao, rốt cuộc công ty cũng không chịu, rồi họ đuổi việc mấy người cầm đầu đình công, cho nên từ đó đến giờ ở Nha Trang này không còn ai đình công.

Và chính vì cuộc sống quá cực nhọc nên hầu hết các tài xế taxi phải kiếm cách làm thêm, anh tâm sự: Ăn lương thì không đủ sống nên phải chỉ khách đi khách sạn để kiếm thêm. Ví dụ như khách ra Nha Trang nghỉ mát, khách đi chơi, đàn ông thì đi massage, khách đi tươi mát…thì tụi em kiếm thêm mấy chục…Nhiều lắm, cán bộ, đi công tác, mời ông này, ông kia để họ giao lưu làm ăn, hoặc là khách du lịch từ Sàigòn…

Nói chung, taxi nào cũng vậy, 100 tài xế thì cũng hết 99 người dẫn khách đi trai gái rồi. Taxi nào cũng có số của “gái” hết, anh em biết chỗ thì nói với nhau. Khách đi karaoke, hay vô“ ổ thì tụi em cũng biết hết và chỉ chỗ hết.

Thưa quí vị thính giả, vừa rồi là một số tâm sự của các tài xế taxi. Phương Anh xin được chấm dứt câu chuyện về tài xế taxi với lời than thở của anh Quyền:

Nói chung, phải nhịn qua hết để mà sống thôi. Bây giờ đâu biết làm gì, không có bằng cấp gì hết thì phải bám lấy mà sống thôi.