Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn

Lớp học truyện Kiều của Hội Văn Hoá Khoa Học Việt Nam tại Houston. “Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.” Hai câu thơ này đã mở đầu cho một tác phẩm văn chương bất hủ của văn học Việt Nam. Đó là truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

0:00 / 0:00

“Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.” Hai câu thơ này đã mở đầu cho một tác phẩm văn chương bất hủ của văn học Việt Nam. Đó là truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trải qua hơn hai trăm năm, truyện Kiều vẫn đi vào lòng người Việt dù ở bất cứ phương trời nào. Với mục đích duy trì và phổ biến truyên Kiều cũng như giúp cho giới trẻ người Việt ở hải ngoại tăng thêm sự yêu thích văn học Việt Nam, Hội Văn Hoá và Khoa Học Việt Nam tại Houston, Texas đã tổ chức lớp học về truyện Kiều.

Giới thiệu truyện Kiều với giới trẻ

Theo lời ông Nguyễn Ngọc Bảo, người thành lập và là chủ tịch của Hội VHKHVN trong nhiều năm liền, thì từ ngày thành lập hội, tức vào tháng 9 năm 1990 đến nay, bên cạnh nhiều hoạt động xã hội và giáo dục khác, đã có nhiều lớp học văn chương Việt Nam được tổ chức với mục đích giới thiệu cho các bạn trẻ cũng như người bản xứ biết về văn hóa dân tộc Việt Nam. Riêng lớp học về truyện Kiều thì chỉ hình thành mới gần đây.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, là người đứng giảng dậy cho hay

Cũng xin nói thêm là cách đây 3 năm, trường Đại Học Houston có mở lớp 2 lớp văn chương Việt Nam cho sinh viên Việt Nam của trường với 3 tín chỉ. Số tín chỉ được tính vào môn nhiệm ý cho chương trình cử nhân và nhà trường có mời tôi giảng dậy truyện Kiều cho các lớp học này.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo

Lớp Truyện Kiều được tổ chức trong mùa hè vừa qua tại trung tâm sinh hoạt của hội Văn Hoá Khoa Học Việt Nam. Lớp kéo dài 6 cuối tuần, 3 tiếng đồng hồ cho mỗi buổi học qui tụ khoảng 20 học viên. Lớp học vừa qua là lớp học thứ hai. Cũng như các lớp văn học khác, lớp Truyện Kiều đựơc tổ chức để giới thiệu cho các bạn trẻ những nét đẹp, những cái hay của văn chương Việt Nam.

Những đề tài sau đây được trình bày trong lớp Truyện Kiều: nguồn gốc truyện Kiều, tâm sự, tác giả gửi gấm trong truyện, so sánh truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân, tức tác phẩm mà cụ Nguyễn Du đã dựa vào để sáng tác, rồi đến tâm lý nhân vật, giá trị văn chương, triết lý truyện và cuối cùng là ảnh hưởng của truyện trong đời sống dân Việt.

Chương trình đựơc giảng dậy bằng tiếng Việt. Truyện Kiều mà dậy bằng tiếng Anh thì chắc chắn sẽ mất hay đi rất nhiều. Cũng xin nói thêm là cách đây 3 năm, trường Đại Học Houston có mở lớp 2 lớp văn chương Việt Nam cho sinh viên Việt Nam của trường với 3 tín chỉ. Số tín chỉ được tính vào môn nhiệm ý cho chương trình cử nhân và nhà trường có mời tôi giảng dậy truyện Kiều cho các lớp học này.

Đến với lớp truyện Kiều, đa số đều là các bạn thanh niên, tuổi từ 17 đến 30, trong số này có những em sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, dĩ nhiên, ngôn ngữ chính xử dụng là tiếng Anh, tuy nhiên:

Các học sinh tham gia lớp truyện Kiều đều nói thông thạo tiếng Việt và có thể viết tiếng Việt một cách dễ dàng vì tất cả các em đều đã tham dự lớpViệt Ngữ ở các trường thuộc các trung tâm Việt Ngữ ở Houston, hoặc là tai các cơ sở tôn giáo. Trong tất cả các lớp văn chương do Hội VHKH tổ chức thì lớp truyện Kiều là lớp các học viên thích thú nhất.

Điều này cũng dễ hiểu vì truyện Kiều là áng văn tuyệt tác của dân tộc, có một cốt truyện khá lôi cuốn, mà trong đó các nhân vật chính có chiều sâu tâm lý, và hơn nữa khi học truyện Kiều, các học viên đựơc học thêm về thể thơ lục bát, một thể thơ đặc thù của dân tộc chúng ta, qua những câu thơ tả cảnh, tả tình, tả người của cụ Nguyễn Du.

Trong lớp thì mỗi học viên cũng có dịp sáng tác mỗi người một bài thơ để đọc cho cả lớp nghe. Sau mãn khoá tôi thấy các bạn trẻ thật lòng yêu thích truyện Kiều, và từ sự yêu thích này, các bạn trẻ sẽ tìm đọc thêm các tác phẩm văn học Việt Nam khác. Đó cũng là mục đích của Hội VHKHVN khi mở các lớp văn học.

Các học viên dĩ nhiên hiểu truyện Kiều đựơc xây dựng trên bối cảnh xã hội từ hàng trăm năm về trước nên dĩ nhiên không thích hợp với hoàn cảnh hiện nay. Thí dụ như trong lớp học, các nữ học viên đã cực lực phản đối chuyện "tình chị duyên em" trong câu chuyện,

Hiểu-Chấp nhận-Phản ứng

Chắc qúi vị cũng như Phương Anh đều thắc mắc rằng: liệu các em có hiểu và chấp nhận được cốt truyện trong hòan cảnh ngày nay hay không? Và các em đã có phản ứng như thế nào với các tình tiết, các nhân vật? Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết:

Các học viên dĩ nhiên hiểu truyện Kiều đựơc xây dựng trên bối cảnh xã hội từ hàng trăm năm về trước nên dĩ nhiên không thích hợp với hoàn cảnh hiện nay. Thí dụ như trong lớp học, các nữ học viên đã cực lực phản đối chuyện “tình chị duyên em” trong câu chuyện, cũng như lên án chàng Kim Trọng hoa thơm đánh cả cụm ở lúc cuối truyện.

Tuy nhiên, các em vẫn yêu thích truyện Kiều vì giá trị văn chương của truyện, cũng như người Âu Mỹ yêu thích các tác phẩm của văn hào Shakespeare như Romeo và Juliet chẳng hạn, dù rằng các tác phẩm này đã đựơc viết bốn trăm năm về trước.

Riêng về phần các học viên, hầu hết đều chưa bao giờ biết đến truyện Kiều là gì, như chị Kim Yến, hiện là hiệu trưởng một trường tiểu học ở Houston cho hay:

Em chưa bao giờ biết đến truyện Kiều vì em qua Mỹ còn rất nhỏ. Khi em quen biết thầy Bảo thì thầy Bảo hay kể cho nghe các câu thơ trong truyện Kiều, nên khi có lớp thì em ghi danh ngay để học hỏi thêm tại vì em nghe nói ai là người Việt Nam mà không biết thì không phải là người Việt Nam cho nên em đã ghi danh học.

Còn em sinh viên Trần Thanh, năm nay 22 tuổi, đang học năm thứ nhất về khoa mắt tại trường đại học Houston thì kể rằng:

Nghe mấy người bạn nói cũng như mấy cậu mấy dì nói về truyện Kiều nhưng mà em không có cơ hội học cái lớp này, mà em cũng không biết gì hết, nghe đâu truyện Kiều này nói về đi làm gái, em chỉ biết vậy thôi, rồi chú Bảo có lớp thì mới đi học. Học cái lớp đó thì mình mới hiểu truyện Kiều thế này thế nọ, rồi văn thơ lục bát viết ra, chứ không phải là như cuốn truyện.

Chúng ta đều biết ông Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong, đầu thế kỷ 20, nói rằng truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn. Vì những lý do vừa kể chúng tôi cho rằng giới trẻ nên biết đến truyện Kiều.

Em tưởng là giống như đọc cuốn sách thôi, chứ không phải là từ những câu thơ ra rồi mình phải tự dịch những câu thơ theo nghĩa bây giờ để hiểu, vì em đọc em cũng không hiểu gì hết.

Em cũng cho hay rằng khi theo học, nhiều lúc, em phải cố gắng đọc đi đọc lại các câu thơ, tìm hiểu nghĩa tiếng Việt, rồi mới dịch sang tiếng Anh để hiểu rõ hơn. Em nói:

Tiếng Việt, em dịch sang tiếng Việt rồi mới dịch sang tiếng Anh. Lúc nói về Đạm Tiên, là ma, lúc ẩn, lúc hiện, dập dờn ..em cũng không hiểu gì hết, rồi mới dịch ra, phải nói ra bả là ma, nhiều khi bả hiện lên, nhiều khi bả đi…thì em mới hiểu đựơc.

Khi hỏi nhân vật nào em yêu thích nhất, em nói ngay:

Trong truyện Kiều đó thì người nào cũng như người nào nhưng em thích nhất là bà Tú Bà, em thấy bà ấy có cá tánh. Cuộc sống mà, cũng có xấu, có tốt, nhưng trong truyện toàn là người tốt, chỉ có mình bả là người xấu. Cách thể hiện của bả làm cho câu chuyện phong phú, nếu không có một vai nào xấu như bả thì em nghĩ mình sẽ không thấy một Thúy Kiều đẹp hơn như vậy.

Còn cô giáo KimYến thì lại cho rằng có thể dùng nỗi truân chuyên của nàng Thúy Kiều để so sánh với những khó khăn và thử thách trong đời sống của chúng ta, cô nói:

Em rất cảm phục cô Thúy Kiều vì cụôc đời của cô trải qua bao nhiêu phiên lưu mà vẫn can đảm. Có thể nói trong đời sống của chúng ta ai cũng có những thử thách, cho nên em nhận thấy cô là người có can đảm.

Được biết, sau khi tham gia lớp truyện Kiều, một số bạn trẻ đã hào hứng phóng tác một kịch bản và chuyển thể thành phim dựa theo truyện Kiều. Các em đã tự bỏ tiền túi, tìm kinh phí và tốn nhiều thời gian để thực hiện cuốn phim này. EmThanh kể lại:

Cũng có một nhân vật nữ trong đó, cô không cần phải bán thân như vậy, nhưng gia đình có gia biến, cô ta phải đi mượn tiền, cũng có một tú bà..đại khái câu chuyện bắt đầu từ như vậy. Khi mượn tiền rồi thì không có dễ, và cô lại đẹp nữa, không dễ dàng bà tú bà cho đi dễ dàng như vậy, cụôc sống từ từ khó đi, và có nhiều cái gút mắc cô ta phải trải qua. Tụi em làm tất cả có 6 tập, mỗi tập từ 35 đến 40 phút, tụi em làm được một tập rồi.

Nhân đây, Phương Anh cũng hỏi thăm bà Quí Linh, một phụ huynh đã khuyến khích các con của mình theo học lớp truyện Kiều, bà cho hay rằng:

Theo tôi nghĩ vấn đề duy trì truyện Kiều cho giới trẻ hải ngoại thì có nhiều lý do lắm. Nhưng lý do quan trọng nhất là học và giữ gìn tiếng Việt. Người Việt chúng ta thường hay nói là tiếng Việt chúng ta phong phú, độc đáo, hàm súc, gợi hình, v..v..thì qua truyện Kiều chúng ta thấy nó ghi lại tất cả những cái đó. Chúng ta đều biết ông Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong, đầu thế kỷ 20, nói rằng truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn. Vì những lý do vừa kể chúng tôi cho rằng giới trẻ nên biết đến truyện Kiều.

Trở lại với ông Nguyễn Ngọc Bảo, tuy hiện là một kỹ sư đang làm cho chương trình không gian NASA của chính phủ Mỹ, nhưng ông đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi về truyện Kiều và rồi mở lớp dậy cho các em. Được hỏi vì sao ông lại tổ chức lớp học này, ông tâm sự:

Khi đã làm quen với văn học Việt Nam, yêu mến văn chương Việt Nam thì tôi tin rằng lòng yêu tổ quốc, yêu dân tộc của họ sẽ đậm đà thêm.

Qúi vị vừa nghe một số thông tin về lớp học truyện Kiều của Hội VHKHVN. Mục ĐSNVKN xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp quí vị và các bạn vào kỳ sau.