Những cộng đồng sắc tộc khác, chẳng hạn vùng thượng du Bắc Việt có người Thái, người Tầy, người Nùng, người Mèo, vân vân… Tây Nguyên (Miền Trung) thì có người Ê Đê, J'rai, Chu Ru, K'hor, Mạ, vân vân.
Sự hội nhập của dân tộc thiểu số vùng thượng du Bắc Việt
Câu hỏi ở đây là theo đà phát triển hiện tại của đất nước, các cộng đồng dân tộc ít người có còn duy trì được bản sắc văn hoá đặc thù của mình không hay đã biến đổi ít nhiều theo thời gian? Nếu bảo là hội nhập thì những dân tộc nào hoà đồng với người Kinh nhanh hơn, dân tộc nào ở vùng nào thì chậm hơn và khó hơn?
Có nghĩa là ban đầu mình nghĩ họ là người Kinh thôi, hỏi ra mới biết họ là người Tày. Thực ra họ đã có rất nhiều thay đổi rồi. Khả năng nói tiếng Kinh của họ tốt lên rất nhiều.
Anh Tuấn, một trí thức trẻ ở Hà Nội, đã từng và hiện vẫn còn giao tiếp với người sắc tộc ở Miền Bắc mà điển hình là tỉnh Tuyên Quang, nơi anh thường đi về vì công việc, chia sẻ kinh nghiệm hiểu biết của mình về sự hội nhập của những người sắc tộc ở Tuyên Quang mà anh gắn bó bao năm:
Tuấn: Tuyên Quang là một tỉnh miền núi. Theo như mình được biết thì có khoảng hơn hai mươi dân tộc anh em cùng chung sống ở đấy, trong đó có người Kinh, người Tày, người Nùng, người Đáy, người Sán Dìu, vân vân.
Trong đợt này lên mình lên Tuyên Quang thì gặp chủ yếu là người Tày thôi, thấy họ gần như là mình không cảm nhận được cái sự khác biệt giữa họ với mình. Có nghĩa là ban đầu mình nghĩ họ là người Kinh thôi, hỏi ra mới biết họ là người Tày. Thực ra họ đã có rất nhiều thay đổi rồi. Khả năng nói tiếng Kinh của họ tốt lên rất nhiều. Về văn hoá và cuộc sống của bà con dân tộc hiện nay so với người Kinh không còn sự khác biệt nhiều như cách đây từ mười tới mười lăm năm về trước.
Thanh Trúc: Phải chăng bạn muốn nói là tốc độ đồng hoá của những người dân tộc miền núi ở Tuyên Quang chẳng hạn , là nó quá nhanh ?
Tuấn : Thật ra dùng từ đồng hoá theo cá nhân mình nghĩ là không đúng đâu.
Thanh Trúc : Vậy thì dùng từ Kinh hoá có được không?
Tuấn : Ừ, đó! Mình nghĩ cái từ đấy thì dễ chấp nhận hơn, là bởi vì thực tế cuộc sống văn hoá của họ càng ngày càng gần gũi với người Kinh hơn. Cái khoảng cách, cái bản sắc riêng hay là những điểm khác biết trước đây thì bây giờ gần như bị xoá nhoà. Là vì Trung Quốc đã từng đồng hoá chúng ta nhưng họ không thành công. Và chúng ta thì chẳng đồng hoá ai cả.
Thanh Trúc : Trở lại vấn đề cuộc sống của họ thay đổi quá nhanh và họ như là người Kinh của mình, thì bạn thấy nhanh là nhanh như thế nào?
Tuấn : Có lẽ mười đến mười lăm năm về trước giữa người Kinh và những người dân tộc thiểu số sống ở những vùng núi của đất nước ta thì có một sự khác biệt tương đối lớn ví dụ như về trang phục này, về ngôn ngữ này, hoặc là về những sinh hoạt trong cuộc sống của họ .
Nhưng bây giờ sự khác biệt đó mờ dần đi, và điều đó làm cho mình vừa vui vừa buồn. Đúng ra mình vẫn có cái gì đấy rất hối tiếc trước sự mai một cái bản sắc riêng của người dân tộc
Có thể nói là khác biết rõ ràng, nhiều người có thể cảm nhận được cái việc như thế. Nhưng bây giờ sự khác biệt đó mờ dần đi, và điều đó làm cho mình vừa vui vừa buồn. Đúng ra mình vẫn có cái gì đấy rất hối tiếc trước sự mai một cái bản sắc riêng của người dân tộc thiểu số của ta.
Thật ra nếu ta đi sâu vào cuộc sống của người dân tộc mình, trong năm mươi tư dân tộc anh em, đặc biệt là khu vực Miền Bắc, thì những người Kinh, người Mường, người Nùng, người Tày vân vân… nó có sự gắn kết lạ thường.
Nó không giống như các đất nước khác. Mình nghĩ ví dụ như Trung Quốc chẳng hạn, mênh mông như thế, người Hán, rồi người Tân Cương, rồi người Tây Tạng, thì người Trung Quốc có chủ trương đồng hoá rất rõ ràng, nên cái mâu thuẫn giữa các dân tộc của họ là rất lớn.
Mình và cả con trai của mình đã từng sống ở vùng dân tộc thiểu số nhiều rồi mà, thì đều hỏi các cụ già thì các cụ đều nói là tổ tiên của họ đều là Vua Hùng cả.
Đấy là một cái rất lạ kỳ! Và các cụ nói rằng là việc Âu Cơ và Lạc Long Quân lấy nhau đẻ ra một trăm quả trứng đó, tức là về mặt khoa học thì không đúng đâu, nhưng mà nó như một sự gửi gắm gì đấy của các cụ mình từ xa xưa để về sau này cho biết là con cháu mình sẽ đoàn kết nhau lại dù là Kinh, Tày hay Nùng. Mà cả người Mong cũng nói thế, người Tày họ cũng nói thế.
Bây giờ mình hỏi lại những người trẻ thì họ không biết về những chuyện đó. Còn có người còn chỉ rõ là người Kinh thật ra là con một trong gia đình đó. Còn ai là con cả, dân tộc nào là con cả thì không ai trả lời được. Có thể là như thế nhưng mà nó lại rất trùng với truyền thuyết về Vua Hùng và các đời xưa.
Nếu ta để ý một chút thôi thì ta thấy có sự trùng lập và cái trùng lập này thì mình nghĩ là không phải là ngẫu nhiên đâu. Cái trùng lập này là nó có lý do, nó có gốc gác của nó. Chỉ cái là sử sách chúng ta ghi lại chưa đúng. Cái thứ hai là chúng ta nhìn nhận về những truyền thuyết đó chưa thật sự chính xác.
Phải nói thật là có vô cũng nhiều cái hay mà mình không có điều kiện để nghiên cứu, nhất là mình không có đủ lượng kiến thức cần thiết và mình chưa có đủ điều kiện v.v để mà nghiên cứu sâu về những việc đó. Cái mình tiếc ở đây là cái sự mất mát, thời gian nó qua đi thì những văn hoá để lại gần như là không có ai ghi chép lại những việc như thế.
Và Thanh Trúc phải biết một điều rằng là các dân tộc anh em nhà mình, có nhiều dân tộc đã từng có chi tiết đấy nhé.
Cái trách nhiệm của chúng ta đối với cái việc duy trì cái bản sắc văn hoá dân tộc, thứ nhất là của chính chúng ta và của những dân tộc anh em chúng ta như thế nào, quả thực là cái việc vô cùng khó.
Thanh Trúc : Từ những điều mà bạn vừa mới chia sẻ ở đây thì Thanh Trúc muốn hỏi thêm một câu là vùng thượng du Bắc Việt có rất là nhiều dân tộc, du khách vào đó, nhất là người ngoại quốc vào đó sẽ thấy được những cái khác nhau giữa người Thái Trắng, người Thái đen, người Tày, người Nùng, người Mong chẳng hạn, mà bây giờ nếu như bạn nói là cái tốc độ "Kinh hoá" - hội nhập với người Kinh của mình nhanh như thế thì phải chăng là vấn đề du lịch sinh thái sẽ mai một đi?
Tuấn : Có đấy! Đúng đấy! Thật ra bản thân mình biết là cái việc đó ngày càng mai một đi, rồi mình cũng chỉ là một ý kiến rất là nhỏ nhoi thôi. Mình đặt cái việc này là việc vô cùng khó đấy để mà duy trì được một cái bản sắc.
Nói chung, phát triển các dân tộc là một điều rất đáng mừng, ngay cả người Kinh cũng có những nét văn hoá rất riêng, nhưng mà trong quá trình phát triển cũng như quá trình hội nhập với khu vực và thế giới thì nó sẽ bị ảnh hưởng nhất định những luồng văn hoá của nhiều nước thì nó cũng làm biến đổi một phần nào đấy.
Thế bây giờ làm thế nào để khỏi phải tiếc thì chính mình cũng không biết phải làm thế nào nữa! Cái trách nhiệm của chúng ta đối với cái việc duy trì cái bản sắc văn hoá dân tộc, thứ nhất là của chính chúng ta và của những dân tộc anh em chúng ta như thế nào, quả thực là cái việc vô cùng khó. Phải có một chính sách cụ thể, cái chính sách đó như thế nào, có lẽ cái này là cả nước cùng làm cơ.
Đó là nỗi băn khoăn của một người thấy mình phần nào hiểu biết và yêu thương cuộc sống cũng như bản sắc văn hoá đặc thù của những người dân tộc thiểu số miền núi mà anh kề cận bao năm.
Sự hội nhập của dân tộc thiểu số vùng Cao Nguyên Trung phần
Nếu phóng tầm nhìn xa hơn về vùng Cao Nguyên Trung Phần , nay gọi là Tây Nguyên, nơi có những bộ tộc người Thượng ở vùng sâu vùng xa , thì Anh Tuấn sẽ thấy chừng như sự hoà hợp của người miền núi ở đó vào với cộng đồng người Kinh ở miệt đồng bằng không nhanh , không rõ ràng và không dễ dàng như ở mạn Bắc. Đã có nhiều vùng cao với người Thượng mà người ta cảm thấy tiến trình hội nhập tưởng như chưa từng xảy ra.
Từ Paris, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, với luận án về Người Thượng Ở Việt Nam, từ Đại Học Diderot VII của Pháp, phân tích :
Những sắc tộc thiểu số ở miền Thượng Du Bắc Việt thích nghi với nền văn hoá Việt Nam và họ hội nhập với nền văn hoá Việt Nam dể dàng hơn người Thượng ở vùng Cao Nguyên Trung Phần là có lý do của nó.
TS Nguyễn Văn Huy : Những sắc tộc thiểu số ở miền Thượng Du Bắc Việt thích nghi với nền văn hoá Việt Nam và họ hội nhập với nền văn hoá Việt Nam dể dàng hơn người Thượng ở vùng Cao Nguyên Trung Phần là có lý do của nó.
Trong thời gian thành lập nước Việt Nam mình hồi xa xưa từ thời Hùng Vương, sau đó tới thờì độc lập, những sắc tộc trên đó (Thượng du Bắc Việt) đã là những thành viên của một định chế có tổ chức là một quốc gia tuy nó không có cụ thể bằng cách quản trị trực tiếp nhưng nó có một sự quan hệ về văn hoá và đồng thời về quan hệ tổ chức xã hội với người đồng bằng.
Họ nhận sự bảo trợ của đồng bằng để có được sự an ninh, đồng thời người đồng bằng giao cho họ, uỷ quyền cho họ vai trò bảo vệ nền an ninh của lãnh thổ đối với những địch thủ có thể có khi xâm nhập vào lãnh thổ của người Kinh. Trong suốt thời gian cả ngàn năm như vậy họ quen trao đổi với người Kinh; khi nói tiếng Việt hoặc có nền văn hoá Việt thì họ thấy cái đó như một sự tự nhiên, suốt thời gian người ta thích nghi mà người ta không biết. Nó trở thành một bản năng.
Trong khi người Thượng ở Miền Cao Nguyên Trung Phần là một thành phần sắc tộc sống riêng biệt từ đó đến giờ. Suốt thời gian cuộc Nam Tiến của chúng ta từ Thế Kỷ XVI tới giờ thì người Thượng vẫn là người Thượng. Họ không có sự hội nhập. Và các chính quyền người Kinh của Triều Nguyễn không những là không cho họ hội nhập mà còn ngăn cản sự hội nhập của họ nữa.
Trong khi người Thượng ở Miền Cao Nguyên Trung Phần là một thành phần sắc tộc sống riêng biệt từ đó đến giờ. Suốt thời gian cuộc Nam Tiến của chúng ta từ Thế Kỷ XVI tới giờ thì người Thượng vẫn là người Thượng.
Trong quá khứ, các vua quan Nhà Nguyễn luôn luôn lập ra những bức tường để ngăn chận sự xâm nhập của người Thượng xuống các làng xả của người Kinh. Như mình thấy các trường luỹ của Đào Duy Từ lập ra thuộc Thế Kỷ XVII-XVIII đã cho thấy người ta không muốn có sự hội nhập đó.
Người Kinh quan niệm rằng những người không có cũng văn hoá với mình là những thành phần "man", và chính vì vậy mà không chấp nhận sự giao tiếp với họ. Trong khi đó người Thượng khi mà họ được người Pháp chính thức cai trị ở đầu Thế Kỷ XX thì họ chỉ biết người Pháp mà thôi.
Và người Pháp thì mục đich của họ không phải là cải hoá người Thượng mà làm sao để giữ vững được một vùng địa điểm chiến lược để từ đó họ có thể nắm vững được an ninh của Việt-Miên-Lào, thành ra họ quản trị vùng Cao Nguyên Trung Phần (ngày nay gọi là Tây Nguyên) một cách để cho người Thượng sống một cách rất tự do.
Tức là họ nói họ quan tâm nhưng thực sự họ quan tâm tới thành phần trí thức mà thôi còn quần chúng bình dân thì họ để sống tự do như là cây rừng. Nhưng người Thượng duới sự cai trị của người Pháp thì họ có được sự độc lập một cách tương đối, và trong suốt thời gian 1909 đến 1954 người Thượng họ sống không bị người Kinh trực tiếp giao tiếp thành ra họ không biết văn hoá người Kinh, mà chỉ có một thành phần trẻ, thành phần trí thức do người Pháp đào tạo thì họ đưa vào học với thanh niên Việt ở đồng bằng thì giới này có tiếp xúc với người Kinh.
Nhưng đó chỉ là một thiểu số mà thôi song cũng là thành phần lãnh đạo tương lai. Những người này thì gần như là người Việt hoàn toàn, họ nói tiếng Việt như người Kinh. Nhưng mà thành phần dân chúng trong rừng rẩy thì họ hoàn toàn sống cuộc sống hoang dã của họ.
Họ không có một tiếp xúc nào hết với người Kinh thành ra chính vì vậy khi người Kinh vào Năm 1954 lên quản trị vùng cao nguyên đó thì họ gặp sự đối kháng của người Thượng khi mà người Kinh bắt đầu tỏ ra cách hơn hẳn và lấn lướt người Thượng và họ bắt dầu xâm nhập vào những khu vực canh tác của họ để khai khẩn thì họ phản đối, họ không chấp nhận vì họ không biết người Kinh là gì hết.
Tất cả mọi ưu tư dồn cho chiến tranh, không có đặt nặng vấn đề khai hóa hoặc là giúp người Thượng nâng cao mức sống, và chính vì vậy mà cho tới ngày nay người Thượng vẫn là một thành phần dân tộc của dân tộc Việt nhưng sống bên lề cuộc sống
Trong suốt thời gian người Kinh quản trị từ 1954 cho đến giờ chúng ta không có một chính sách nào để khai hoá người Thượng, một cách cụ thể chúng ta chỉ coi họ như một thành phần thiểu số và cố gắng nâng đỡ họ tại vì thấy họ thua kém mình. Nhưng mà một chính sách nâng đỡ tích cực thì không có.
Cũng bất hạnh cho người Thượng mà cũng bất hạnh cho người Việt chúng ta nói chung khi Việt Nam lên tiếp thu vùng Tây Nguyên thì chiến tranh lại xảy ra. Tất cả mọi ưu tư dồn cho chiến tranh, không có đặt nặng vấn đề khai hóa hoặc là giúp người Thượng nâng cao mức sống, và chính vì vậy mà cho tới ngày nay người Thượng vẫn là một thành phần dân tộc của dân tộc Việt nhưng sống bên lề cuộc sống và không bắt kịp nền văn minh của người đồng bằng.
Gần như họ bị bỏ rơi rồi chúng ta cứ để mặc cho họ sống với thiên nhiên và họ muốn ra sao thì ra. Chính cái đó là nỗi bất hạnh cho họ và cũng là một câu hỏi cho lương tâm của người lãnh đạo quốc gia Việt Nam trong tương lai.
Qúi vị vừa theo dõi mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với đề tài : Dân Tộc Thiểu Số Ở Việt Nam, Bản Sắc Văn Hoá Còn Hay Mất.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng nơi đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối Thứ Năm tuần tới.