Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Ở Việt Nam
2009.04.30

Tại Việt Nam, khoảng bốn trăm trẻ thiệt mạng mỗi tháng vì tai nạn giao thông, và mỗi tháng khoảng một ngàn em bị tổn thương sọ não vì tai nạn xe cộ.
Đó là số liệu của AIP Foundation,
Tổ Chức Phòng Chống Thương Vong Châu Á, tập trung chú ý về các quốc gia đang mở
mang vùng Đông Nam Á, có mặt tại Việt Nam từ năm 1999.
Tại Việt Nam, khoảng bốn trăm trẻ thiệt mạng mỗi tháng vì tai nạn giao thông, và mỗi tháng khoảng một ngàn em bị tổn thương sọ não vì tai nạn xe cộ.
AIP Foundation
Hình thành đạo luật đội nón bảo hiểm
Đây là tổ chức ngoài chính phủ do một doanh gia Hoa Kỳ, ông Greig Craft, sáng lập trong thời gian đến đầu tư tại Việt Nam và chứng kiến cảnh đông đảo người đi xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm.
Đối với AIP Foundation, bước thành công thứ nhất của tổ chức ở Việt Nam là sự hình thành của đạo luật buộc người chạy xe gắn máy đội nón bảo hiểm hay mũ an toàn mà chính phủ Việt Nam ban hành từ tháng Mười Hai năm 2007.
Đại diện của AIP Foundation tại Hoa Kỳ, ông Craig Perry, kể lại:
Lần đầu tiên đến Việt
Nam, cái thời mà dân đi xe đạp nhiều hơn dân đi xe gắn máy và ô tô cũng
không nhiều, vậy mà tôi đã phát hoảng khi nhìn thấy quang cảnh giao thông
hỗn độn, xe cộ chạy bất chấp nguy hiểm và nhất là chẳng có ai đội mũ
bảo hiểm.
Lần đầu tiên đến Việt Nam, cái thời mà dân đi xe đạp nhiều hơn dân đi xe gắn máy và ô tô cũng không nhiều, vậy mà tôi đã phát hoảng khi nhìn thấy quang cảnh giao thông hỗn độn, xe cộ chạy bất chấp nguy hiểm và nhất là chẳng có ai đội mũ bảo hiểm.
Ô.Craig Perry
Tìm hiểu từ các số liệu tôi thấy những điều ấy chính là nguyên nhân của mức tử vong và thương vong vì tai nạn xe cộ được coi là cao ở Việt Nam. Tôi nghĩ hậu quả của những tai nạn xe cộ thảm khốc như chết chóc, thương thật, chấn thương sọ não có thể tránh được nếu người ta đội mũ bảo hiểm khi chạy xe.
Trở về Hoa Kỳ, tôi nghĩ mãi đến điều ấy, may mắn làm sao tôi gặp được ông bạn Greig Craft và một nhóm người lưu tâm, từ đó chúng tôi tiến hành chiến dịch Đội Mũ Bảo Hiểm cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thực tế cho thấy ở Việt Nam
xe mô tô hoặc xe gắn máy là phương tiện di chuyển cho cả nhà. Nhưng
cha mẹ đội mũ bảo hiểm theo luật mà con trẻ không đội thì lấy gì bảo đảm mạng sống
cho các em nếu chẳng may xảy ra tai nạn?
Tìm hiểu từ các số liệu tôi thấy những điều ấy chính là nguyên nhân của mức tử vong và thương vong vì tai nạn xe cộ được coi là cao ở Việt Nam.
Ô.Craig Perry
Chương trình “Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em”
Đó là bước tiếp mà Tổ Chức Phòng Chống Thương Vong Châu Á đang thực hiện ở Việt Nam hiện nay. Chương trình có tên là Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em, nhằm mục đích giáo dục, đề cao ý thức về an toàn giao thông trên đường phố cho trẻ từ lớp mẫu giáo và tiểu học.
Từ văn phòng AIP Foundation ở Hà Nội, chị Hà cho biết tổ chức không làm việc đơn độc mà được sự tài trợ từ nhiều phía:
Bởi vì chương trình này rất là hiệu quả và rất là có ích cho người dân Việt Nam đặc biệt là trẻ em Việt Nam. Chương trình đó được tài trợ của rất là nhiều tổ chức ở trong và ngoài nước như là Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Ngân Hàng Thế Giới, các đại sứ quán như Mỹ, Úc, Đan Mạch.
Chị Giang, trực tiếp phụ trách chương trình Giáo Dục An Toàn Giao Thông, trình bày chi tiết hơn:
Một số dự án chủ yếu là Giáo Dục An Toàn Giao Thông, Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em, Nâng Cao Nhận Thức Cộng Đồng, đó là ba dự án chính .
Tập trung vào giáo
dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học từ lớp một đến lớp năm
là cấy vào đầu óc non trẻ nhất mà sau này là thế hệ tương lai của đất nước cái
ý thức cái hành vi an toàn giao thông và cái kỹ năng để cho các em giữ an toàn
cho chính mình khi tham gia giao thông.
Tập trung vào giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học từ lớp một đến lớp năm là cấy vào đầu óc non trẻ nhất mà sau này là thế hệ tương lai của đất nước cái ý thức cái hành vi an toàn giao thông và cái kỹ năng để cho các em giữ an toàn cho chính mình khi tham gia giao thông.
Chị Giang, Giáo Dục An Toàn Giao Thông
Không chỉ là học sinh tiểu học mà còn sau này sẽ là học sinh cấp hai, cấp ba, đại học và cả người lớn nữa. Nhưng quan trọng vẫn là học sinh tiểu học, với đầu óc non nớt trong trắng thì các em cần được củng cố ý thức và hành vi khi tham gia giao thông.
Các chương trình như Giáo Dục An Toàn Giao Thông, Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em và Nâng Cao Ý Thức Cộng Đồng của Tổ Chức Phòng Chống Thương Vong Châu Á được triển khai ra sao? Theo chị Giang thì đầu tiên là các em rất thích vì:
Bởi vì bọn em không chỉ giảng dạy về mặt lý thuyết không mà cùng với Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Việt Nam phát triển một bộ sách về an toàn giao thông dành cho giáo viên và học sinh. Ngoài ra còn có những giáo cụ trực quan, những góc an toàn giao thông vẽ trước trường, , mô phỏng y hệt như một ngã tư đường phố , cũng có bốn cái đèn, để trong giờ ngoại khoá các em- cùng với sự hướng dẫn của giáo viên- các em thực hành y hết như trên đường phố.
Bọn em còn đưa vào trong
nhà trường một chuyện bằng tranh có nội dung tuyên truyền đội mũ bảo
hiểm và an toàn giao thông , có nhân vật chính là “Cảnh Sát Trưởng Tí
Hon” Nhân vật chính này lấy từ nhân vật của một cuốn hoạt hình mà ở Việt
Nam thì rất là gần gũi và thân thiết với các em. Cuốn truyện tranh
như thế còn khuyến khích cha mẹ đội mũ bảo hiểm cho con, được phát miễn phí tại
các trường tiểu học trên toàn quốc.
Bởi vì bọn em không chỉ giảng dạy về mặt lý thuyết không mà cùng với Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Việt Nam phát triển một bộ sách về an toàn giao thông dành cho giáo viên và học sinh.
Chị Giang, Giáo Dục An Toàn Giao Thông
Em cũng muốn nói thêm là dự án của bọn em kết hợp nhiều thành phần khác nhau, gọi là ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, nhắc nhở cái ý thức kềm cặp của phụ huynh, kết hợp giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh , và cả chính quyền địa phương nữa.
Tai nạn giao thông là sát thủ hạng nhất đối với thanh thiếu niên
Dưới cái nhìn của Katie, người
Mỹ, giám đốc phát triển dự án trong Tổ Chức Phòng Chống Thương Vong Châu Á, hiện
đang ở Hà Nội, từ sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, số người
sử dụng xe gắn máy và xe ô tô ở Việt Nam tăng 25% mỗi năm và còn tiếp
tục tăng như thế hoặc hơn trong tương lai, như vậy mức độ tăng cao của
tai nạn giao thông là điều hiển nhiên :
Theo ước lượng của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, phí tổn mà mà Việt Nam phải gánh chịu nói về mặt tai nạn giao thông dẫn tới thiệt mạng hoặc thương tật đến mất khả năng lao động vào khoảng chín trăm triệu đô la mỗi năm
Tai nạn giao thông đẫy đầy ở Việt Nam là điều đáng chú ý. Nếu Tổ Chức Phòng Chống Thương Vong Châu Á có thể tự hào vì đã làm việc sát cánh với chính phủ Việt Nam để cho đạo luật đội mũ bảo hiểm ra đời, thì việc làm của tổ chức cũng chưa được hoàn tất chừng nào ý thức an toàn giao thông và việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi chở em trên xe gắn máy không được phụ huynh chấp hành nghiêm chỉnh.
Theo ước lượng của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, phí tổn mà mà Việt Nam phải gánh chịu nói về mặt tai nạn giao thông dẫn tới thiệt mạng hoặc thương tật đến mất khả năng lao động vào khoảng chín trăm triệu đô la mỗi năm. Đó là mức tổn thất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, chưa kể những khổ đau thiệt thòi của chính gia đình nạn nhân.
Vẫn theo lời Katie, kể từ lúc
đạo luật buộc người đi xe gắn máy đội mũ bảo hiểm trở thành hiệu lực và được
chính quyền Việt Nam áp dụng triệt để, ý thức về an toàn giao thông cũng thay đổi,
mũ bảo hiểm trở thành công cụ cần thiết và an toàn trong giao thông, bớt được
gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế công cộng .
Nói một cách khác, đội
mũ an toàn khi chạy xe gắn máy là hình thức bảo hiểm nhân mạng cao nhất cho người
sử dụng xe hai bánh, cũng là phương cách thăng tiến điều gọi là y tế cộng
đồng.
Trên thế giới hiện nay tai nạn giao thông được coi là sát thủ hạng nhất đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi từ mười lăm đến mười chín, giết người nhanh hơn bệnh tật hoặc ma tuý.
Về chương trình Đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em, tại sao đến lúc này cần đẫy mạnh, Katie kể rằng người Việt mình từng đồn đãi truyền miệng nhau là bắt con đội mũ bảo hiểm sớm quá thì sức nặng của mũ sẽ làm trẻ vẹo cổ, tác hại đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tất cả đều là vô căn cứ và phản khoa học. Không gì quan trọng bằng buộc trẻ đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cái đầu và bộ não trong trường hợp gặp tai nạn. Thống kê mới nhất của UNICEF cho thấy mỗi ngày mười hai trẻ Việt Nam chết vì tai nạn giao thông, vị chi bốn ngàn hai trăm trẻ mỗi năm,và con số này không giảm trong nhiều năm qua.
Còn số trẻ bị thương vì tai nạn xe cộ mà bị thương tật vĩnh viễn, bị chấn thượng não bộ thì hàng ngàn, hàng ngàn em trong một năm.
Đối với Tổ Chức Phòng Chống Thương Vong Châu Á, trên thế giới hiện nay tai nạn giao thông được coi là sát thủ hạng nhất đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi từ mười lăm đến mười chín, giết người nhanh hơn bệnh tật hoặc ma tuý.
Ngoài một văn phòng ở Hà Nội và một văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh , Tổ Chức Phòng Chống Thương Vong Châu Á còn lập một nhà máy sản xuất mũ an toàn ở gần phi cảng quốc tế Nội Bài.
Theo ông Craig Perry, điểm đặc biệt của xưởng sản xuất mũ an toàn này là hầu hết công nhân trong đó đều là những người bị thương tật do tai nạn giao thông nhưng may mắn vẫn còn còn làm việc được.
Câu chuyện Đời Sống người Việt Khắp Nơi hôm nay chấm dứt ở đây. Thanh Trúc kình chào và hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.