Nhà Mở Nhân Ái ở Lào Cai
2010.06.11
Từ mấy năm nay, Vòng Tay Thái Bình đã hoạt động tại tỉnh Long Xuyên của Việt Nam với chương trình ADAPT và nhà mở hay nhà tạm trú cho các em gái trở về từ những đường dây mãi dâm thiếu nhi bên Campuchia.
Hôm 29 tháng Năm vừa qua, ngôi nhà mở thứ hai, có tên là Nhân Ái, đã khai trương tại Lào Cai, nhằm hỗ trợ nạn nhân buôn người trở về từ những động mãi dâm bên Trung Quốc mà phần lớn là các cô gái người dân tộc Tày, Hmong và Dao.
Ngôi nhà mở thứ hai, có tên là Nhân Ái, đã khai trương tại Lào Cai, nhằm hỗ trợ nạn nhân buôn người trở về từ những động mãi dâm bên Trung Quốc mà phần lớn là các cô gái người dân tộc Tày, Hmong và Dao.
TS Vương Ngọc Diệp
Giúp đỡ, tìm hiểu phòng chống nạn buôn người
Nhà mở Nhân Ái là nổ lực cũng như sự phối hợp giữa Vòng Tay Thái Bình với Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội tỉnh Lào Cai, nằm sát biên giới Trung Quốc.
Vừa từ Việt Nam trở về, tiến sĩ Vương Ngọc Diệp, giám đốc Vòng Tay Thái Bình, đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay để trình bày ý nghĩa và việc làm của Ngôi Nhà Nhân Ái tại Lào Cai:
TS Vương Ngọc Diệp: Hôm khai trương nhà mở, cái mà tôi tâm đắc nhất là chúng tôi đã chính thức được làm quen với tất cả các Ban Ngành của Lào Cai và nhờ sự cho phép của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lào Cai mà chúng tôi có thể mở được Ngôi Nhà Nhân Ái này cho các em nạn nhân.
Thực sự ra bây giời, theo điều kiện và theo thông tin mà chúng tôi làm việc tại Việt Nam, thì chúng tôi không gọi các em này là “nạn nhân” mà gọi là “người trở về” , để mà tránh những cái tabou, những cái stigma về chữ nạn nhân. Thì coi như là những người trở về mà được giúp đỡ trong Ngôi Nhà Nhân Ái này là những em mà tự giải thoát.
Buổi ra mắt là để cho mọi người hiểu tổ chức Vòng Tay Thái Bình là ai, khuôn khổ của dự án hỗ trợ - tái hoà nhập của những người trở về làm gì. Nói chung là có hai phần chính. Phần thứ nhất là Ngôi Nhà Nhân Ái. Phần thứ hai là công tác về truyền thông thông tin ở tại các bản làng để các em gái ở đó có thêm thông tin, để đừng có bị gạt .
Phần thứ nhất là Ngôi Nhà Nhân Ái. Phần thứ hai là công tác về truyền thông thông tin ở tại các bản làng để các em gái ở đó có thêm thông tin, để đừng có bị gạt .
TS Vương Ngọc Diệp
Thanh Trúc: Thưa cô Diệp Vương, tại khu vực Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn như cô trình bày, đa phần là người dân tộc. Vậy những đối tượng đến với nhà mở Lào Cai trong những ngày đầu tiên là những em thuộc những sắc tộc nào?
TS Vương Ngọc Diệp: Ngày đó chúng tôi tới để làm lễ khai trương nhưng thực sự ra sự chuẩn bị đã sáu bảy tháng nay rồi. Nhu cầu bức bách lắm! Thành ra đầu tháng Năm thì nhà mở đã nhận năm em và ngày hôm qua thì mới tiếp nhận thêm một em nữa cũng là tự giải thoát trở về. Một trăm phần trăm các em này là dân tộc thiểu số, người Tày, người Hmong và người Dao nữa. Đây là những bộ tộc chính tại vùng Lào Cai này.
Thanh Trúc: Khi chúng tôi hỏi cô về nhà mở ở Lào Cai thì cô có phân tích rằng thực sự bản thân người dân tộc ít khi nào đi ra ngoài, đi xuống dưới cộng đồng người Kinh để kiếm việc làm. Họ sống trong bộ tộc của họ nhiều hơn. Vậy thì bằng cách nào mà các em bị gạt bị bán qua Trung Quốc, qua bên kia biên giới?
TS Vương Ngọc Diệp: Chúng tôi có phỏng vấn một số nạn nhân tại bản làng của họ. Điều khiến cho các em bị vướng vào tình cảnh này, cái chuyện đơn giản là đi chơi, đi chơi cho biết. Tất cả các em này đều đi chơi cho biết và đều là do bạn của mình dẫn đi.
Tức là có em thì bạn trai của bạn gái rất thân của mình, người bạn trai đó nói là đưa hai ba bạn gì đó qua bên Trung Quốc chơi thôi rồi đi về, qua bên đấy là ăn giỗ ở nhà chị của cậu này. Thì cậu này, coi như để tránh cái tội đưa người qua biên giới trái phép, thì đi riêng và biểu hai đứa nhỏ này đi đường khác còn nó đi đường khác. Nói là tôi có công chuyện tôi sẽ qua sau , hai bạn cứ qua trước, tới nhà đó ăn giỗ.
Nhu cầu bức bách lắm! Thành ra đầu tháng Năm thì nhà mở đã nhận năm em và ngày hôm qua thì mới tiếp nhận thêm một em nữa cũng là tự giải thoát trở về. Một trăm phần trăm các em này là dân tộc thiểu số, người Tày, người Hmong và người Dao nữa. Đây là những bộ tộc chính tại vùng Lào Cai này.
TS Vương Ngọc Diệp
Lúc hai bạn này tới đó thì cậu này cũng không xuất hiện. Sau đó coi như các em bị chủ nhà đó giữ lại và đánh đập rất tàn nhẫn. Thường thường người ta cho các em hai đường để tự xử. Hoặc là làm gái trong nhà thổ, hoặc là gả về đâu đó một nơi xa xôi, gả chồng. Thường các em bị đưa vào những cảnh đó.
Tại vì chỉ một cái là thích đi chơi, cái độ tuổi của các em, mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám, chuyện đi chơi bạn nào chả thích, nhưng mà một số chuyện xảy ra là như vậy.
Một điều nữa của năm em đầu tiên này thì thực sự các em đều có trình độ văn hoá cao. So với nhà mở An Giang, các em trong đó bỏ học từ nhỏ, học lớp Hai lớp Ba lớp Bốn. Nhưng ở ngoài này thì các em này đều đã học xong lớp Chín. Tôi nghĩ đây là những em mà tại các bản làng này họ đã là những người có học hơn, họ nghĩ họ thông minh hơn và dạn dĩ hơn. Một chút thông minh, một chút dạn dĩ nhưng mà chưa tiếp xúc nhiều với những cái gọi là tội phạm, rồi bây giờ lại có màn gọi là bán người để làm nô lệ thì các em trở thành nạn nhân trong cái thời buổi toàn cầu hoá này.
Thì cậu này, coi như để tránh cái tội đưa người qua biên giới trái phép, thì đi riêng và biểu hai đứa nhỏ này đi đường khác còn nó đi đường khác. Nói là tôi có công chuyện tôi sẽ qua sau , hai bạn cứ qua trước, tới nhà đó ăn giỗ.
TS Vương Ngọc Diệp
Thanh Trúc: Qua năm em tự giải thoát để về thì người ta hiểu rằng các em đã bị gạt chỉ vì muốn đi chơi cho biết. Ngoài ra thì không có một thông tin nào không có một điều nào để có thể báo cho các em biết cái nguy cơ bị bắt cóc bị buôn bán đang xảy ra tại những vùng biên giới của Việt Nam?
TS Vương Ngọc Diệp: Chúng tôi có hỏi các em này là trước giờ, trước khi đi chơi như vậy thì con có bao giờ, cháu có bao giờ nghe về cái chuyện người ta gạt người ta bán mình đi hay không. Thì các em đều nói hồi đó giờ chưa bao giờ nghe chuyện này hết. Cái đau buồn nhất của chúng tôi là trong câu chuyện mà các em kể thì lúc nào chúng tôi cũng hỏi thòng thêm một trong những câu quan trọng nhất là ở đó con có thấy cháu có thấy người nào trong trường hợp giống như cháu hay không. Thì các em đều nói, và các em này bị giữ ở những nơi khác nhau chứ không phải tập trung một nơi, các em đều nói là hàng ngày hàng ngày đều có con gái Việt Nam bị đưa sang.
Tôi nói lại là vì các em này đã học đến lớp Chín, tiếng Việt các em nói rất sõi, nói chuyện với các em rất dễ dàng. Trong buổi ban đầu này, khi chọn lựa để đưa các em về một phần chúng tôi muốn chọn những em ổn định tinh thần hơn một chút để trong buổi đầu về kỷ luật về nhân sự vân vân... thì nó vững hơn một số các em khác.
Thì các em đều nói, và các em này bị giữ ở những nơi khác nhau chứ không phải tập trung một nơi, nhưng các em đều nói là hàng ngày hàng ngày đều có con gái Việt Nam bị đưa sang.
TS Vương Ngọc Diệp
Fact box | |
|
Vài tháng sắp tới đây thì chúng tôi bắt đầu đương đầu với những khó khăn hơn nữa, khi có các em có thể không nói được tiếng Việt mà chỉ tiếng dân tộc của các em thôi, thì công chuyện sẽ càng ngày càng phức tạp hơn.
Các em đang cần sự cứu giúp về tinh thần và tài chánh
Thanh Trúc: Hầu hết trong nhà mở Lào Cai, những ngày đầu các em đều khai là các em đã bị đánh đập tàn nhẫn. Được biết có em đã bị đánh gãy cả răng cửa...
TS Vương Ngọc Diệp: Khi một em nói nó bị đánh thì mình thấy cũng đau lòng rồi cũng có thể nhỏ nước mắt. Đến lúc mình nghe hết câu chuyện này sang câu chuyện kia thì mình thấy như mình cũng bị đánh đập giống các em vậy.
Tụi nó tả kinh khủng lắm, tại vì nó đánh mà mấy đứa nhỏ muốn thoát đòn thì lúc đó nó phải nói là nó chịu. Hai ba ngày sau nó lại bị đánh tiếp nữa. Cái chuyện các em bị đánh bị đá, nghĩa là mình nghe đàn ông mà đánh không thương tiếc. Mấy đứa nhỏ này thì các em rất xinh đẹp nhỏ nhắn mà tôi nghĩ chịu qua những trận đòn đó, cho dù bây giờ ngồi trước mặt các em mà cảm thấy các em cũng rất là bình tĩnh rất là vui vẻ mình vẫn cảm thấy có một cái lo ngại về tinh thần của các em cũng có nhiều chuyện mà mình phải suy nghĩ.
Tụi nó tả kinh khủng lắm, tại vì nó đánh mà mấy đứa nhỏ muốn thoát đòn thì lúc đó nó phải nói là nó chịu. Hai ba ngày sau nó lại bị đánh tiếp nữa. Cái chuyện các em bị đánh bị đá, nghĩa là mình nghe đàn ông mà đánh không thương tiếc.
TS Vương Ngọc Diệp
Về một em nó bị đánh gãy hết hai cái răng cửa. Nói thật về vấn đề tài chánh của chúng tôi thì nó cũng rất eo hẹp, bây giờ nghe câu chuyện đó thì vừa thương nó vừa nghĩ bây giờ tính làm sao đây. Chắc chắn phải trồng lại hai cái răng cửa này. Trồng răng cửa mà làm cho nó đàng hoàng tử tế thì có thể phải đem xuống Hà Nội mới làm được. Lào Cai là một tỉnh nhỏ, vấn đề làm răng chúng tôi hỏi rồi, mấy người ở đó họ xuống Hà Nội họ làm hết. Nội chuyện hai cái răng cửa đó trồng lại mà tiền đi tới đi lui vân vân chắc cũng phải hai ba trăm đô la, cái chuyện không thể không làm được.
Thành ra càng nghe những câu chuyện các em bị đánh đập thì chính bản thân tôi lại càng nghĩ tới là bây giờ cái tiền để giúp các em về vấn đề sức khỏe và y tế cũng là một gánh nặng cũng không đơn giản. Nhưng mà mặt khác thì mình rõ rằng càng gặp các em càng tiếp xúc, nhìn thấy các em vui cười với mình...Mà bây giờ nó tươi lắm, vô một tháng thôi mà có đứa lên được ba ký lô rồi.
Chúng tôi ăn uống rất tiện kiệm, chủ trương của chúng tôi là làm sao khi các em trở về gia đình là các em có thể hội nhập được. Ăn mỗi ngày chỉ một món mặn với một món canh thôi. Có vậy thôi nhưng mà có chỗ ngủ yên ấm mà các em lên cân như vậy thì chúng tôi cảm thấy mình đã làm cái chuyện đúng. Nhưng mà đường dài của mình, cái sự giúp đỡ của mình đối với các em thì thực sự nó cũng phải tuỳ thuộc vào tất cả những giúp đỡ mà mình chờ đợi hay là mình mong mỏi ở tất cả mọi nguồn.
Chúng tôi hy vọng những người muốn giúp đỡ các em thì có thể đến với chúng tôi, để mà giúp chúng tôi giúp được các em.
Chúng tôi cũng đang vận động một số tài trợ của những người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội nhưng cũng chưa biết câu trả lời như thế nào. Bàn ăn không có nhưng ít nhất giường ngủ có rồi. Rồi những người bảo mẫu, hai người thường xuyên túc trực ở đó, tôi nghĩ cũng sẽ rất tốt.
TS Vương Ngọc Diệp
Chứ bây giờ nhu cầu nó rất là lớn. Cái nhà mở trước khi tôi tới thì tôi rất là băn khoăn . Nhưng khi tới rồi và nhìn thấy mọi thứ tạm ổn, nhà cũng kiên cố, sạch sẽ. Đèn đuốc thì hơi tối sẽ phải lắp thêm để sáng sửa hơn cho các em. Chúng tôi cũng đang vận động một số tài trợ của những người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội nhưng cũng chưa biết câu trả lời như thế nào. Bàn ăn không có nhưng ít nhất giường ngủ có rồi. Rồi những người bảo mẫu, hai người thường xuyên túc trực ở đó, tôi nghĩ cũng sẽ rất tốt.
Thanh Trúc: Thưa cô Diệp Vương, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai, đã cho phép Vòng Tay Thái Bình lập nhà mở Nhân Ái , thì cô có nghĩ rằng Uỷ Ban Nhân Dân cũng sẽ nghĩ tới vấn đề tiếp tay với nhà mở cách này cách khác để giúp thêm vào cho cuộc sống của các em tốt đẹp hơn?
TS Vương Ngọc Diệp: Chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội tại Lào Cai. Các anh chị em này làm việc cật lực với chúng tôi, ngày đêm túc trực ở đó, mình cũng không trả lương cho họ. Cái đó bên chỗ chính quyền người ta lo. Những chuyện đi đứng hay tất cả những chi phí mà bên chính quyền phải có để nhân viên cán bộ người ta làm việc thì người ta cũng tự lo.
Về vấn đề giúp đỡ cho nhà mở hoạt động thì chúng tôi thấy cũng có rất nhiều phần đóng góp của chính quyền địa phương. Giống như bây giờ các em đi học thì chuyện
miễm giảm học phí cho các em như thế nào là cái chuyện chính quyền đỡ cho mình một phần. Như vậy những phần còn lại, tất cả chi phí trong nhà mở mà chúng tôi đảm nhận thì chúng tôi nghĩ chính quyền địa phương cũng khó lòng mà bao thêm.
Thanh Trúc: Bây giờ, theo như cô nói, vì thiếu thông tin, thiếu những khuyến cáo về tệ nạn buôn người, thì cần đẩy mạnh về mặt đó như thế nào?
TS Vương Ngọc Diệp: Chúng tôi sẽ làm chương trình gọi là phòng ngừa việc buôn người qua biên giới. Chúng tôi sẽ giúp làm hai bộ phim bằng tiếng Hmong và tiếng Dao, tức là hai ngôn ngữ chính của đa số, trên 50% dân tộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai.
Về vấn đề giúp đỡ cho nhà mở hoạt động thì chúng tôi thấy cũng có rất nhiều phần đóng góp của chính quyền địa phương. Giống như bây giờ các em đi học thì chuyện miễm giảm học phí cho các em như thế nào là cái chuyện chính quyền đỡ cho mình một phần.
TS Vương Ngọc Diệp
Phim chỉ khoảng mười lăm hai mươi phút thôi, mô tả lại những câu chuyện của các em mà đã bị bán sang bên kia biên giới. Hy vọng khi làm xong thì sẽ có kinh phí để mà đem tới bản làng, từ nơi này qua nơi khác, để tuyên truyền, giúp đồng bào dân tộc tiếp cận trực tiếp .
Đây là nỗ lực của chúng tôi để trực tiếp với cộng đồng này. Làm phim ở Việt Nam thì vấn đề kiểm soát văn hoá cũng rất chặt chẽ. Đương nhiên đây là phim tài liệu thì sẽ được sự hỗ trợ và đồng thời là chịu trách nhiệm của những cơ quan trong chính quyền mà làm việc chung với chúng tôi.
Khi chúng tôi hỗ trợ làm cuốn phim này thì cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ cũng như hưởng ứng rất tốt của chính quyền và của những người tại bản làng. Hy vọng những bộ phim này đáp ứng phần nào cái nhu cầu về thông tin của những sắc tộc thiểu số tại Lào Cai.
Thanh Trúc: Thưa cô Vương Ngọc Diệp, xin cảm ơn tất cả những lời chia sẻ của cô về nhà mở Lào Cai mới được khánh thành cuối tháng Năm vừa qua.
Tiến sĩ Vương Ngọc Diệp: Rất cám ơn chị đã đưa tin về chương trình của chúng tôi tại Lào Cai.
Đó là câu chuyện của mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi tối nay. Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Theo dòng thời sự:
- Hà Nội: phát hiện đường dây bán phụ nữ qua Trung Quốc
- Mái ấm của những Bông Hoa Dại
- Nạn buôn trẻ em qua một nhân chứng và cũng là nhà họat động
- Công an giải cứu 9 cô gái sắp bị đưa sang Singapore làm điếm
- Nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á
- Từ nạn nhân trở thành nhà vận động cứu vớt trẻ em mại dâm
- Trẻ em bị bán làm “nô lệ tình dục”
- Hàng ngàn trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục
- Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 1)
- Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 2)
- Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 3)