Người Việt Ở Mỹ Với Chương Trình Hiến Tủy Để Cứu Người Bị Ung Thư Máu

Ung thư máu và họai huyết là hai chứng bệnh dẫn đến tử vong mà ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội. Điển hình như trường hợp nữ bác sĩ Anh Nguyễn Reiss ở Texas, mà chính bản thân được chẩn đóan bị ung thư máu, hay bác sĩ Bích Liên ở nam California có đứa con trai bị bệnh này.

0:00 / 0:00

Ung thư máu và họai huyết vẫn có thể cứu được

Với sự tiến triển vượt bực của y khoa, người bị ung thư máu hay bị họai huyết sẽ được cứu sống bằng phương pháp cấy tế bào gốc hay ghép tủy nếu có người mạnh khỏe hiến tặng, với điều kiện tủy bào đó phải phù hợp, phải tương xứng với tủy bào của người bệnh.

Bác sĩ Bích Liên, chuyên khoa ung thư, hội trưởng Hội Ung Thư Việt Mỹ ở California, giải thích rằng khi tế bào máu trở thành ung thư thì nó phát triển và nó đè nén những cơ phận khác. Còn họai huyết tức là tế bào máu của mình vì lý do nào đó không làm ra chất máu hay là nó bị mất máu của mình đi. Hai cái bệnh đó cũng có liên hệ với nhau, cách chữa đôi khi cũng tương tự như nhau:

Với sự tiến triển vượt bực của y khoa, người bị ung thư máu hay bị họai huyết sẽ được cứu sống bằng phương pháp cấy tế bào gốc hay ghép tủy nếu có người mạnh khỏe hiến tặng, với điều kiện tủy bào đó phải phù hợp, phải tương xứng với tủy bào của người bệnh. <br/>

Có những người có thể chữa lành qua hóa trị liệu và may mắn bệnh hết đi. Nhưng bệnh có thể trở lại, và khi trở lại thì lúc đó bắt buộc phải sử dụng những hóa chất trị liệu rất mạnh, nó tiêu diệt những tế bào gốc của mình, như vậy sau khi chữa bệnh xong thì cơ thể mình không còn khả năng tái tạo những tế bào mới, người bệnh có thể chết được vì những phản ứng phụ của những hóa chất trị liệu.

Thành ra tùy trường hợp chính cái tế bào gốc bị bệnh rồi, không có cách chi cho thuốc mà nó trở thành bình thường được. Hai là trường hợp tế bào gốc vẫn còn tốt, nhưng nếu cho những thứ thuốc cực mạnh thì tế bào gốc của chính mình sẽ chết đi, không còn làm việc được nữa. Thì trong trường hợp đó người bệnh cần phải có người khác cho cái tế bào gốc hay cho những cái tủy bào của họ, còn nếu không người bệnh sẽ chết.

Giữa người bệnh với người cho, hai tủy bào phải giống nhau, coi như 99% gần 100%, khi cho là phải có người nhận ngay lập tức. Đây là một điều rất kỳ diệu. Người Việt Nam mình hay nói cứu một mạng người là cái phước lớn nhất trong cuộc đời của mình. Nhưng cái khổ là vẫn có những sự hiểu lầm những thắc mắc của

Anh Matthew Nguyễn bị ung thư máu đã được cứu sống
Anh Matthew Nguyễn bị ung thư máu đã được cứu sống bằng loại tế bào lấy từ một người đồng hương. RFA, screen shot (RFA screen shot)

những người có thể cho được. Dĩ nhiên mình không biết chắc 100% lâu dài có tai hại gì không, nhưng tới bây giờ, mấy chục năm làm phương pháp này, tôi vẫn chưa thấy có báo cáo nào về vấn đề người cho tủy bị tai hại gì hết cả.

<i> Cái khổ là vẫn có những sự hiểu lầm những thắc mắc của những người có thể cho được. Dĩ nhiên mình không biết chắc 100% lâu dài có tai hại gì không, nhưng tới bây giờ, mấy chục năm làm phương pháp này, tôi vẫn chưa thấy có báo cáo nào về vấn đề người cho tủy bị tai hại gì hết cả. </i>

Cái quan trọng là người nhận tủy đôi khi có vấn đề bởi họ phải qua thuốc rất nặng. Đôi khi vẫn có những trường hợp không chịu tủy, tức là tủy cho vô mà bị reject. Thành ra cái vấn đề là càng có nhiều người cho tủy bao nhiêu thì cơ hội có tủy thật là thích hợp với người bệnh càng cao bấy nhiêu. Hiện thời bây giờ người Việt Nam mình rất là khổ bởi vì ít người cho tủy, ít người ghi danh lắm.

Tế bào Việt cứu sống người Việt

Matthew Nguyễn là một thanh niên Mỹ gốc Việt được bác sĩ chần đóan ung thư máu từ năm hai mươi lăm tuổi. Năm 2009, Matthew được chữa lành bằng tủy bào thích hợp từ một đồng hương mà anh không bao giờ biết mặt. Thế nhưng để được cơ may này, Matthew đã phải trải qua những ngày chờ đợi trong âu lo thấp thỏm:

Hồi em bị ung thư máu thì bác sĩ nói chỉ cần chemotherapy (hóa trị) thì em sẽ qua được. Sau hai năm hóa trị thì ung thư trở lại, bác sĩ nói là em cần người hiến tủy, mà trong gia đình không có ai hợp với em hết. Tháng Hai 2009, em có nhờ Hội Hiến Tủy Á Châu ở Nam Cali tức A3M, Asian For Miracle Marrow Matches, với một hội khác là AADP, tức Asian American Donor Program ở Bắc Cali.

Đến tháng Sáu thì Matthew nghe tin có người sẵn lòng hiến tủy thích hợp cho anh. Sau đó bác sĩ báo lại là người đó bận đến tháng Tám

Đến tháng Tám thì bác sĩ bảo người đó không còn trong danh sách nữa và không cho em được. Sau đó phải đến tháng Chín thì em mới kiếm được người cho. Từ tháng Bảy 2009 em đã nằm trong nhà thương rồi, phải qua chemotherapy trước rồi mới thay tủy được. Khi cho tủy thì y chang như cái bịch máu thôi, cho trong vòng một ngày. Tới mười tháng sau khi em thay tủy thì bây giờ bác sĩ nói là em khỏe rồi.

Từ tháng Bảy 2009 em đã nằm trong nhà thương rồi, phải qua chemotherapy trước rồi mới thay tủy được. Khi cho tủy thì y chang như cái bịch máu thôi, cho trong vòng một ngày. Tới mười tháng sau khi em thay tủy thì bây giờ bác sĩ nói là em khỏe rồi.

Anh Matthew Nguyễn

Đối với những bệnh nhân may mắn được thay tủy như Matthew thì cứ mỗi sáu tháng hay một năm bác sĩ phải thử lại tủy một lần:

Trong năm năm mà nếu ung thư không trở lại thì em cancer free, em không còn bị ung thư nữa. Em muốn nhắc là bệnh này có thể xảy ra cho tất cả mọi người. Như em, đang đi học, đang ăn uống bình thường, em còn trẻ, em đâu có nghĩ là em sẽ bị bệnh này đâu. Thì nếu mình ghi danh để mình giúp một người đang bị ung thư thì có thể mình cứu được người, bệnh nhân không có phải chở đợi và ít đau khổ hơn.

Từ lời chia sẻ của người bạn trẻ này, người ta có thể quả quyết rằng chỉ tủy bào của người Việt có thể cứu sống người Việt bị ung thư máu. Và cũng từ điểm này, Thanh Trúc mong được trình bày về công việc cũng như sự cố gắng tìm kiếm vận động người tình nguyện hiến tủy để cứu người chẳng may bị ung thư máu hay bị họai huyết.

Thực tế, từ lúc những chương trình vận động hiến tủy được đẩy mạnh trong cộng đồng Việt Nam bởi các tổ chức như A3M hoặc AADP, đã có nhiều người Việt ghi danh hiến tủy, đã có nhiều người được cứu. Đã có người hiền tủy đến hai lần và có thể thêm lần thứ ba như trường hợp anh Nguyễn Đức Vượng ở California. Khi nghe

Em Kaitlin cũng bị ung thư máu đang chờ co người hiến tủy. RFA screen shot
Em Kaitlin cũng bị ung thư máu đang chờ co người hiến tủy. RFA screen shot (RFA screen shot)

Hội Hiến Tủy Á Châu A3M kêu gọi trên đài phát thanh Little Saigon là có một em bé ba tuổi người Việt đang bị ung thư máu cần được thay tủy, Nguyễn Đức Vương đã đến ghi danh hiến tủy với hy vọng cứu em bé. Chỉ tiếc rằng tủy bào của anh đã không phú hợp với tủy bào của bệnh nhân nhỏ tuổi ấy.

Đã có người hiền tủy đến hai lần và có thể thêm lần thứ ba như trường hợp anh Nguyễn Đức Vượng ở California. Khi nghe Hội Hiến Tủy Á Châu A3M kêu gọi trên đài phát thanh Little Saigon là có một em bé ba tuổi người Việt đang bị ung thư máu cần được thay tủy, Nguyễn Đức Vương đã đến ghi danh hiến tủy với hy vọng cứu em bé.<br/>

Sau đó bác sĩ tìm ra một người bệnh có tủy bào giống với tủy bào của Nguyễn Đức Vượng . Với hai lần hiến tủy, lần thứ nhất Nguyễn Đức Vượng đã cứu sống một phụ nữ khỏang năm mươi tuổi. Trong lần thứ nhì, tủy bào của anh lại thích hợp với một bệnh nhân tám tuổi. Khỏang cách bắt buộc của mỗi lần hiến tủy là sáu tháng, hai bệnh nhân được ghép tủy bào thích hợp là hai người Việt Nam:

Cái quan trọng nhất là cứu người! Mình chỉ cần chịu khó một tí mà có thể cứu được một mạng người. Khi nhận được lá thơ là em trùng hợp với một người đang bị ung thư máu thì em rất vui mừng. Sau khi hiến tủy xong thì hai ba ngày sau mình hòan tòan bình phục, không thấy triệu chứng gì hết, không có ảnh hưởng gì lâu dài hết.

Hiến tủy còn gọi là hiến tặng tế bào gốc, rất dễ và an toàn

Hội Hiến Tủy Châu Á A3M hoặc Chương Trình Hiến Tủy Người Mỹ Gốc Á AADP mà quí vị nghe Matthew Nguyễn đề cập đến ở đầu bài là các tổ chức như thế nào? Ông Thạch Nguyễn, một người làm việc đã năm năm với AADP, như nhân viên điều động chương trình hiến tủy của người Việt tại miền Nam Cali, cho biết:

Hội hiến tủy Á Châu bao gồm tất cả những người gốc Nhật, Trung Hoa, Đại Hàn, Philippines, Thái Lan , Việt Nam, Kampuchia, Lào, Ấn Độ. Sau này có thêm một [cộng đồng]thiểu số nữa không phải Á Châu nhưng là một thiểu số lớn ở Mỹ , là cộng đồng Mễ Tây Cơ.

Công việc của tôi là đi tới những nơi có cộng đồng Việt Nam để kêu gọi và giải thích về chương trình hiến tủy. Ngay cả đối với người Mỹ, khi nghe chữ “hiến tủy” hay chữ “ tủy” thì người ta nghĩ là phải đụng vào xương sống, có nghĩa là khoan xương sống ra để mà lấy tủy. Vì lý do đó người ta đâm ra sợ hãi vì đụng vào xương sống thường là đụng vào hệ thần kinh của mình.

Nhưng trên thực tế, cách lấy tủy hồi đầu là chích vào phần xương chậu nằm ở dưới đai lưng. Tức là cái phần xương chậu rất mỏng để mà lấy cái tủy bào ra. Đó là phương thức cũ.

<i> Muốn lấy tế bào tủy, tế bào tủy đó chạy ra máu, được gọi là một lọai tế bào gốc để sinh ra máu, thì họ chỉ cần chích một lọai thuốc kích thích tố để làm tăng trưởng tế bào gốc trong máu, và sau đó thì lọc máu của mình để lấy ra cái tế bào gốc. Cách thức cũng như lọc máu để lấy tiểu cầu lấy huyết thanh đó. Rất là dễ.</i> <br/>

Sau này họ kiếm ra phương thức mới, vì khoa học tân tiến, họ biết là cái tế bào gốc để làm ra máu thì nó

Bà Nguyễn Chử Hoàng Anh và thượng nghị sĩ Lou Corea. RFA screen capture
Bà Nguyễn Chử Hoàng Anh và thượng nghị sĩ Lou Corea. RFA screen capture (RFA screen capture)

nằm trong giòng máu của mình và nó luân chuyển trong người mình luôn luôn. Thành ra muốn lấy tế bào tủy, tế bào tủy đó chạy ra máu, được gọi là một lọai tế bào gốc để sinh ra máu, thì họ chỉ cần chích một lọai thuốc kích thích tố để làm tăng trưởng tế bào gốc trong máu, và sau đó thì lọc máu của mình để lấy ra cái tế bào gốc. Cách thức cũng như lọc máu để lấy tiểu cầu lấy huyết thanh đó. Rất là dễ. Đối với mấy người không hiểu rõ thì tôi nói nôm na như là đi cho máu vậy. Thế là đã lấy được tế bào tủy rồi.

Sau này chúng tôi phải giải thích cặn kẽ hơn, chúng tôi gọi là hiến tặng tế bào gốc. Như vậy người ta bắt đầu dần dần bớt sợ hãi. Cho tới bây giờ những nơi mà chúng tôi tới thì đa số người ta đã hiểu.

Nhưng nói là một việc, làm là một việc khác, cả hai phía người bệnh và người đi vận động hiến tủy đều gặp những trở ngại. Cũng là người làm việc trong Hội Hiến Tủy Châu Á đã bảy năm, bà Nguyễn Chử Hoàng Anh chia sẻ:

Công việc của chúng tôi là đi các nhà thương để thăm hỏi các bệnh nhân bị họai huyết hay là ung thư máu. Lúc đầu thì rất buồn nản, thấy những em bé bốn tuổi, năm tuổi, có em mới ba tháng thôi. Cũng có những vị năm sáu chục tuổi. Mình thấy người ta đau mà không làm gì được nên lúc đầu mình cũng khóc dữ lắm.

<i> Năm vừa rồi có mười hai em được cứu sống nhờ sự hưởng ứng của các đồng hương. Tủy bào của người Việt Nam hợp với người Việt Nam hơn, người Á Châu hợp với người Á Châu hơn.</i>

Bà Nguyễn Chử Hoàng Anh

Nhưng về sau, làm việc một thời gian rồi thì mình thấy mình giúp cho những người này rất nhiều.

Chúng tôi đã cứu được rất nhiều bệnh nhân. Năm vừa rồi mười hai em đã được cứu sống. Đây là chúng tôi nói về người Việt Nam không đấy. Chúng tôi chuyên lo về người Việt Nam nên chúng tôi chỉ nhấn mạnh tất cả là chúng tôi có năm mươi sáu bệnh nhân người Việt Nam ở khắp nước Mỹ. Năm vừa rồi có mười hai em được cứu sống nhờ sự hưởng ứng của các đồng hương. Tủy bào của người Việt Nam hợp với người Việt Nam hơn, người Á Châu hợp với người Á Châu hơn.

Hãy cứu sống một người trong cuộc đời mình

Năm 2009, bà Nguyễn Chử Hoàng Anh cho biết, bốn mươi lăm người Việt Nam đã đi hiến tủy, chắc chắn là đã cứu sống một bệnh nhân ung thư máu người Việt nào đó trên đất Mỹ. Nhưng phải chăng con số bốn mươi lăm hãy còn quá khiêm nhường? bà Hoàng Anh kể lại:

Như hôm vừa rồi chúng tôi đi Đại Hội Thánh Mẫu, đến sáu bảy chục ngàn người Việt Nam ở đó mà chúng tôi chỉ có được một ngàn bảy trăm người ghi danh. Đó là kêu gọi suốt mấy ngày trời. Nói thật ra là chúng tôi cũng gặp nhiều trường hợp là khi tìm ra người hợp với bệnh nhân rồi, và khi chúng tôi gọi được họ để hiến căn bào gốc thì cô đó nói là em nhất định em sẽ cứu mạng em bé sáu tuổi này. Nhưng mà hôm sau cô gọi lại, nói là chồng em bảo cái đó đâu có mắc mớ gì đến mình đâu mà mình cho.

Nói thật ra là chúng tôi cũng gặp nhiều trường hợp là khi tìm ra người hợp với bệnh nhân rồi, và khi chúng tôi gọi được họ để hiến căn bào gốc thì cô đó nói là em nhất định em sẽ cứu mạng em bé sáu tuổi này. Nhưng mà hôm sau cô gọi lại, nói là chồng em bảo cái đó đâu có mắc mớ gì đến mình đâu mà mình cho.

Bà Nguyễn Chử Hoàng Anh

Cái lúc mà chúng tôi đi xin với em Matthew cũng vậy, khi mà đi xin tủy thì em cũng đi theo chúng tôi ra những cuộc vận động hiến tủy. Em đưa một tờ giấy ra em nói xin cứu mạng em. Người ta làm ngơ người ta nói tôi không có thì giờ tôi không có tủy. Những trường hợp đó ở người Việt Nam mình chúng tôi gặp nhiều đó cô Thanh Trúc. Nhưng mà chúng tôi vẫn kêu gọi, hiện giờ chúng tôi còn bốn người đang rất cần được hiến tủy.

Những người đang hy vọng đang mong đợi có ai hiến tủy để cứu sống mình, mà bà Hoàng Anh nhắc đến, là một bệnh nhân ba mươi tuổi, một bệnh nhân năm mươi ba tuổi, hai em nhỏ trong độ tuổi mười một và mười ba. Những bệnh nhân này không muốn chết, bà Hoàng Anh nói tiếp, họ trông ngóng tin vui, họ chờ đợi phép lạ từng ngày trong đau khổ và tuyệt vọng.

Những người đang hy vọng đang mong đợi có ai hiến tủy để cứu sống mình, là một bệnh nhân ba mươi tuổi, một bệnh nhân năm mươi ba tuổi, hai em nhỏ trong độ tuổi mười một và mười ba. Những bệnh nhân này không muốn chết, họ trông ngóng tin vui, họ chờ đợi phép lạ từng ngày trong đau khổ và tuyệt vọng.

Bà Nguyễn Chử Hoàng Anh

Với câu hỏi về xác suất để một người bị ung thư máu hay họai huyết có được cơ may tìm ra một người hiến tủy trùng hợp với tủy bào của mình, Thạch Nguyễn của Hội Hiến Tủy Châu Á trả lời:

Cái tỷ lệ trung bình mà người ta tìm ra là một trên mười lăm ngàn, tức là xác suất một trên mười lăm ngàn. Cứ mỗi người bịnh thì tìm trên mưới lăm ngàn người may ra mới kiếm được một trùng hợp.

Nhưng mà trên thực tế từ khi tôi làm việc, tôi thấy đối với người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung, cái xác suất nhiều khi thấp hơn, có nghĩa chỉ khoảng bảy tám ngàn thôi. Trên bảy tám ngàn người đã tìm ra một người trùng hợp với một bệnh nhân nào đó. Thành ra tôi nghĩ cái xác suất hồi xưa, từ mười lăm ngàn, có lẽ là nói chung cho người da trắng. Chứ còn đối với người Á Đông, chúng ta cùng một gốc thì cái gốc đó thu hẹp lại, chúng ta kiếm ra được xác suất nhỏ hơn.

Vậy có phải là thêm một hy vọng mỏng manh cho những người mắc chứng bệnh trầm kha như ung thư máu hay họai huyết không? Mong rằng sau khi nghe bài này, Hội Hiến Tủy Châu Á sẽ có thêm được những người hiến tủy thứ mười sáu ngàn, mười tám ngàn hoặc ba bốn chục ngàn chi đó. Quí vị có tin như vậy không?

Thanh Trúc mạn phép tạm ngưng mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi ở đây. Xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.