Năm 2008, Nguyễn Anh Dũng sang Hoa Kỳ, học ngành Điện Tử Viễn Thông theo chương trình 2+2 tại Đại Học Công Giáo Mỹ ở Washington DC.
Chương Trình Học Chia Đôi
Chương trình học chuyển tiếp 2+2 Two Plus Two Program, còn gọi là Chương Trình Học Chia Đôi, nhằm tuyển lựa sinh viên xuất sắc đã học hết năm thứ hai từ Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia ở thành phố Hồ Chí Minh, qua học Trường Kỹ Sư thuộc Đại Học Công Giáo Mỹ với mức hỗ trợ học phí 50% .
Đến tháng Mười Hai năm nay Nguyễn Anh Dũng mới tốt nghiệp hai năm chuyển tiếp tại Đại Học Công Giáo Mỹ, thế nhưng cuối tháng Bảy này, từ ngày 24 đến ngày 31, Nguyễn Anh Dũng sẽ đến thành phố Los Angeles bang California để vừa dự hội nghị toàn thế giới về đồ hoạ máy tính, vừa tham dự cuộc thi hầu giới thiệu công trình nghiên cứu 3D của mình trong thời gian theo học chương trình 2+2 tại Trường Kỹ Sư tại CUA tức Viện Đại Học Công Giáo Mỹ.
Lên tiếng trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay, bạn trẻ Nguyễn Anh Dũng chia sẻ công việc anh đang theo đuổi cùng những ước vọng tương lai đang ấp ủ. Mời quí vị theo dõi cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Anh Dũng và Thanh Trúc:
Còn gọi là Chương Trình Học Chia Đôi, nhằm tuyển lựa sinh viên xuất sắc đã học hết năm thứ hai từ Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia ở thành phố Hồ Chí Minh, qua học Trường Kỹ Sư thuộc Đại Học Công Giáo Mỹ với mức hỗ trợ học phí 50% .<br/>
Nguyễn Anh Dũng: Trước hết là vì em có chuyển ngành, với lại còn một số môn chưa hoàn thành. Từ Công Nghệ Thông Tin sang Điện Tử Viễn Thông thì thay vì bốn học kỳ như bình thường thì em phải học tới năm học kỳ để tốt nghiệp. Tức là đến tháng Mười Hai này em sẽ tốt nghiệp.
Nhưng mà em được một cái hay là vì có được nền tảng vững chắc trong Công Nghệ Thông Tin nên khi qua học Điện Tử Viễn Thông thì em lại áp dụng những cái mình đã học trong Công Nghệ Thông Tin . Nhờ vậy em được nhận vào làm với một thầy giáo ở trong trường.
Thanh Trúc: Dũng có thể nói về ông thầy đã bảo trợ để cho Dũng nghiên cứu trong dự án của ông ta cũng như của Dũng?
Thường thì học sinh làm với các giảng viên nhưng mà không dể dàng được các giảng viên giúp đỡ. <br/>
Nguyễn Anh Dũng:Thầy tên Zhaoyang Wang, là người Trung Quốc. Thầy đã có bằng tiến sĩ ở Trung Quốc, qua bên này có học bỗng để học một bằng tiến sĩ nữa ở Mỹ. Sau khi học tiến sĩ ở Mỹ thì thầy được nhận vô đây làm giảng viên. Em phải nói rằng thầy là một trong những người rất dể tính và rất tốt với học sinh. Thường thì học sinh làm với các giảng viên nhưng mà không dể dàng được các giảng viên giúp đỡ.

Trong quá trình làm việc em được thầy giúp đỡ rất nhiều. Mỗi ngày em và các bạn được tiếp xúc với thầy một hai tiếng đồng hồ, thời gian đó rất là quí. Hơn thế nữa, trong quá trình viết các bản nghiên cứu thì thầy luôn luôn giúp đỡ mình , nói chung là đề cao những việc mình làm được. Thầy có lẽ là một trong những người rất đặc biệt.
Trong quá trình làm việc với thầy thì em có đăng báo các bài nghiên cứu . Ngoài ra cũng có phần là em muốn lấy cái dự án làm chung với thầy để làm đề án tốt nghiệp.
Thì trong quá trình làm đề án tốt nghiệp em cũng nộp một vài bài nghiên cứu đến các hội nghị. Trong các hội nghị đó thì có hai hội nghị mà em được nhận vào cuộc thi gọi là dành cho những sinh viên mà có nghiên cứu trong quá trình học tập.<br/>
Thì trong quá trình làm đề án tốt nghiệp em cũng nộp một vài bài nghiên cứu đến các hội nghị. Trong các hội nghị đó thì có hai hội nghị mà em được nhận vào cuộc thi gọi là dành cho những sinh viên mà có nghiên cứu trong quá trình học tập. Một cái vừa qua hồi tháng Sáu và một cái sắp tới ở LA (Los Angeles) vào tháng Bảy.
Dự án chuyển ảnh từ 2D sang kết quả 3 D
Thanh Trúc: Bây giờ thì Thanh Trúc nghĩ là có thể mời Nguyễn Anh Dũng trình bày chi tiết về dự án em sẽ trình bày tại cuộc thi ở Los Angeles.
Nguyễn Anh Dũng:Cái dự án của em là một sự kết hợp giữa Công Nghệ Thông Tin và một phần về Máy Tính , cả về Điện Tử Viễn Thông mà cũng có một chút về Cơ Khí. Thì dự án này tập trung vào xây dựng mốt hệ thống để có thể chuyển từ ảnh 2D sang kết quả 3D.
Khi sử dụng system(hệ thống) của em thì có thể xác định được rõ ràng là khoảng cách của vật đến ảnh, vật đến người, rồi khoảng cách giữa vật với nhau, và mình xác định được rõ ràng là vật đó có độ dài, độ cao như thế nào. Đó là bao quát của dự án.
Thanh Trúc: Nói ra thì chuyên môn và kỹ thuật quá. Cụ thể hơn thì Dũng có thể giải thích rõ cho mọi người cùng hiểu được không?
Nguyễn Anh Dũng:Thì em có thể nói đơn giản như thế này: là nó giống như cấu tạo của con mắt mình. Có một thí nghiệm là nếu như mình nhắm một con mắt và chỉ dùng một con mắt thì lấy hai cái đầu bút thì mình không thể nào với một con mắt mà mình chạm được hai cái đầu bút vào với nhau.
Có một thí nghiệm là nếu như mình nhắm một con mắt và chỉ dùng một con mắt thì lấy hai cái đầu bút thì mình không thể nào với một con mắt mà mình chạm được hai cái đầu bút vào với nhau.
Đó là bởi vì khi có hai con mắt thì nó tạo thành một hình tam giác . Với một hình tam giác đó thì mình xác định được cái khoảng cách giữa mắt mình đến vật. Thì cái hệ thống này cũng giống như hai con mắt của mình, nó dùng một cái camera và một cái máy chiếu, thì một cái camera là một con mắt, cái máy chiếu là con mắt thứ hai. Với cái này khi chụp hình 3D , chụp hình một người bình thường thì sau khi phân tích thì mình dựng lên được một ảnh trong 3D chứ không còn là 2D như bình thường nữa.
Thanh Trúc: Như vậy kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Dũng có thể gọi là sáng kiến được không?

Nguyễn Anh Dũng:Cũng có thể gọi là sáng kiến bởi vì hiện tại hệ thống này là một trong những hệ thống tốt nhất trong ngành về lãnh vực này. Ngoài nhóm nghiên cứu của em thì còn có một vài nhóm ở các trường khác cũng đang nghiên cứu chung một đề tài. Tuy nhiên có thể nói rằng tụi em đã đạt tới một cái đĩnh cao về đề tài đó.
Thanh Trúc: Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn áp dụng vào ngành nhiếp ảnh hay còn được áp dụng vào những ngành khác?
Nguyễn Anh Dũng:Cái hay của cái này là bởi vì công nghệ 3D hiện tại phát triển rất mạnh nên là nó được áp dụng rất nhiều cái. Đơn giản có thể kể tới là phim hoạt hình 3D chẳng hạn là cái thứ nhất.
Tuy nhiên vì thầy của em chuyên về Cơ Khí nên là những cái ứng dụng thậm chí còn thực tế hơn, như là kiểm tra chất lượng hàng hoá sau khi sản xuất. Ví dụ những con "chip" khi được sản xuất ra thì bởi vì con chip có độ chính xác rất là nhỏ, bởi vậy nên là dùng kỹ thuật thông thường không xác định được những điểm sai sót của nó. Với cái hệ thống của em thì những sai sót đó có thể được tìm thấy rất là nhanh mà lại chính xác.
Hiện tại tụi em đã có một cái sản phẩm mẫu, là một cái hộp với độ dài khoảng hai mét, độ cao khoảng mười centimét và độ rộng cũng khoảng mười centimét. Trong hộp này thì có một cái máy chiếu và một cái camera, được kết nối với một máy tình. Thì sau đó mình có thể bưng cái hộp này đi khắp nơi và dùng nó để kiểm tra chất lượng của sản phẩm sau khi sản xuất hoặc là để dựng hình 3D từ những vật bình thường.
Thanh Trúc: Theo Dũng thấy thì cái hộp này có cồng kềnh lắm không, để như Dũng nói, là đi đâu cũng có thể mang theo được?
Nguyễn Anh Dũng: Thì bởi vì làm bằng sắt nên nó cũng có hơi nặng. Hiện tại tụi em đang ráng phát triển một cái nhỏ hơn để bỏ vào một cái hộp thậm chí rất là nhỏ . Nhưng mà sản phẩm hiện tại là có thể dùng xe hơi để vận chuyển đi nơi này nơi khác.
Hội nghị toàn thế giới về đồ hoạ máy tính
Thanh Trúc: Từ ngày 24 đến ngày 31 tháng Bảy Dũng sẽ có mặt ở Los Angeles, ở đó Dũng sẽ có một cuộc thi , ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào cuộc thi đó?
Nguyễn Anh Dũng: Tất nhiên! Cuộc thì này bao gồm tất cả những sinh viên không chỉ trong nước Mỹ mà ngoài nước Mỹ nữa. Bởi vì đây là một hội nghị rất lớn, năm nào cũng thu hút được trên ba mươi ngàn người tham dự nên là số lượng học sinh tham dự cũng lớn.
Cuộc thì này bao gồm tất cả những sinh viên không chỉ trong nước Mỹ mà ngoài nước Mỹ nữa. Bởi vì đây là một hội nghị rất lớn, năm nào cũng thu hút được trên ba mươi ngàn người tham dự nên là số lượng học sinh tham dự cũng lớn.<br/>
Theo như em biết thì tổng cộng đến vòng cuối cùng là có bảy mươi sáu đội được chọn. Trong bảy mươi sáu đội lại chọn ra hai mươi lăm người. Hiện tại là em đã nằm trong hai mươi lăm người đó để tiếp tục thi vào trong cuộc hội thảo này.
Cuộc thi chủ yếu dựa trên thứ nhất là cái độ thực tế của sản phẩm. Cái thứ hai là độ sáng tạo, cái thứ ba nữa là so sánh với những sản phẩm hiện tại thì những ý tưởng mới này có gì hay hơn. Đó là

tiêu chí để người ta chọn ra những người cuối cùng.
Thanh Trúc: Cho tới lúc này Dũng vẫn chưa tốt nghiệp hết chương trình 2+2 ở tại Đại Học Công Giáo Mỹ. Thường thì hình như là nếu vừa học chương trình 2+2 mà lại được một giáo sư hay một giảng viên trong trường bảo trợ cho mình để cùng nghiên cứu một đề tài , thì đó là một điều may mắn phải không Dũng?
Khi em tới đây, năm đầu tiên học xong, thấy thầy có nhiều cái nghiên cứu hay thì em mới đứng ra hỏi thầy là có cần người phụ giúp trong nghiên cứu của thầy không. Thì thầy chấp nhận và em làm thử một vài tháng
Nguyễn Anh Dũng:Cũng không hẳn là may mắn. Thực ra mà nói thì không có ai tự nhiên đưa cơ hội đến cho mình. Khi em tới đây, năm đầu tiên học xong, thấy thầy có nhiều cái nghiên cứu hay thì em mới đứng ra hỏi thầy là có cần người phụ giúp trong nghiên cứu của thầy không. Thì thầy chấp nhận và em làm thử một vài tháng. Sau khi thấy em làm được là thầy nhận cho làm luôn. Bởi vậy nên là nếu có một lời khuyên nào đó cho các bạn đi sau thì tốt nhất là hãy nắm lấy cơ hội. Mình phải hỏi thì người ta mới giúp đỡ mình. Còn không hỏi là không có ai biết đến mình.
Thanh Trúc: Tóm lại mình phải vượt thoát khỏi sự dè dặt hay sự nhút nhát của mình , cứ việc hỏi, cứ việc trình bày và cho họ biết là mình muốn làm cái gì?
Nguyễn Anh Dũng: Đúng vậy. Bên Mỹ có rất nhiều cơ hội để vươn lên
Có một lời khuyên nào đó cho các bạn đi sau thì tốt nhất là hãy nắm lấy cơ hội. Mình phải hỏi thì người ta mới giúp đỡ mình. Còn không hỏi là không có ai biết đến mình.
Thanh Trúc: Theo ý của Dũng, khi còn học ở Trường Quốc Tế ở trong nước và khi mà Dũng ra cái môi trường của đại học CUA ở Washington DC thì Dũng thấy cái cơ hội ở bên nào nhiều hơn, và cơ may có thể đạt được thì ở chỗ nào nhiều hơn?
Nguyễn Anh Dũng: Em cũng suy nghĩ rất nhiều về điều này. Vì em còn có một học bổng đi Anh, nhưng mà rốt cuộc thì em chọn sang Mỹ và đến bây giờ em có thể nói là em rất hài lòng với những gì mình đã chọn. Đơn giản vì bên Mỹ phải thừa nhận là có rất nhiều cơ hội để vươn lên, và không phải ở đâu thì giáo sư cũng cho mình cái cơ hội nghiên cứu khi đang học như là một sinh viên đại học. Điều đó rất khó và gần như không thể có ở Việt Nam.
Hơn thế nữa, môi trường học tập ở Mỹ đã cho em cái điều kiện. Thí dụ học trong CUA (Đại Học Công Giáo Mỹ) thì bước tới là em có thể đăng ký học cao học ở những trường đại học bậc nhất ở Mỹ cũng như bậc nhất của thế giới. Đó là một cơ hội mà không phải ở đâu cũng có.
Thanh Trúc: Chắc có lẽ Dũng đã phải nỗ lực rất nhiều . Có bao giờ Dũng thấy khó quá đến độ không thể vượt qua được không?
Bên này thì người ta đòi hỏi những cái khác nhiều hơn, ví dụ họ cần mình thực tế hơn, người ta không cần mình lý thuyết. Bởi vậy nên là mình phải biết thích nghi với môi trường.
Nguyễn Anh Dũng:Về học tập thì phải nói là Việt Nam mình học cực hơn ở đây, nên là khoảng thời gian đầu thì em thấy nhẹ nhàng hơn nhiều, bởi ở Việt Nam mình đã học rất nhiều về Toán Lý Hoá nên qua bên này thời gian đầu nó nhẹ.
Tuy nhiên ở bên này thì người ta đòi hỏi những cái khác nhiều hơn, ví dụ họ cần mình thực tế hơn, người ta không cần mình lý thuyết. Bởi vậy nên là mình phải biết thích nghi với môi trường. Một khi đã thích nghi thì em nghĩ là người Việt Nam nào cũng có thể đạt được.
Thanh Trúc: Nhìn xa hơn thì những dự tính tương lai của Dũng là?
Nguyễn Anh Dũng:Về dự tính tương lai thì em cũng đang chuẩn bị nộp hồ sơ vào trường cao học. Hồ sơ sẽ được nộp vào tháng Mười Một. Sắp tới sau khi hoàn thành bằng đại học tháng Mười Một thì có lẽ em học thêm một học kỳ nữa ở CUA để lấy được bằng thạc sĩ. Sau đó, tháng Tám năm sau, em sẽ chuyển sang một trường khác để tiếp tục học cao học.
Thanh Trúc: Dũng không phải là người Việt độc nhất ở CUA. Hiện tại CUA có bảy tám sinh viên Việt Nam đang theo học chương trình 2+2. Dũng thấy các bạn sinh viên Việt Nam này học tập như thế nào?
Nguyễn Anh Dũng:Phải nói người Việt Nam mình rất giỏi, đi đâu học cũng được, nên là những bạn Việt Nam sau khi qua bên này học là không khó khăn gì để mà đạt được những mục tiêu cao của mình sau này.
Em có một ước mơ là sắp tới có lẽ em sẽ học về năng lượng. Bởi vì năng lượng hiện tại là một trong những điều nhức nhối nhất trong xã hội không chỉ ở Mỹ mà còn ở Việt Nam.<br/>
Thanh Trúc: Nguyễn Anh Dũng có nghĩ rằng học xong, gọi là công thành danh toại rồi, thì em sẽ về Việt Nam hay là em còn muốn học hỏi tìm tòi thêm nữa?
Nguyễn Anh Dũng:Nói hơi quá một chút nhưng mà em có một ước mơ là sắp tới có lẽ em sẽ học về năng lượng. Bởi vì năng lượng hiện tại là một trong những điều nhức nhối nhất trong xã hội không chỉ ở Mỹ mà còn ở Việt Nam.
Việt Nam thì em biết giống nhà em một tháng bị cúp điện hai ba lần. Nói chung em đang muốn học được những kiến thức bên này để sau này về giúp ích được một phần nào đó cho ngành năng lượng nước nhà.
Vừa rồi là cảm nghĩ, và mơ ước của Nguyễn Anh Dũng, đang theo học chương trình 2+2 còn gọi là Chương Trình Chia Đôi tại Trường Kỹ Sư thuộc Đại Học Công Giáo Mỹ ở Washington DC.
Cầu chúc Nguyễn Anh Dũng thành công trong cơ hội thi thố tài năng và sáng kiến 3D Imaging Design của mình tại hội nghị đồ họa vi tính ở Los Angeles sắp tới.
Xin được thưa thêm cùng quí thính giả, giám đốc Trường Kỹ Sư của Đại học Công giáo Mỹ, nơi có Two Plus Two Program Chương Trình Học Chia Đôi 2+2 với học phí được giảm một nửa, là một người Mỹ gốc Việt, tiến sĩ Nguyễn Cường.
Tháng Tư năm 2007, Trường Kỹ Sư của Đại Học Công Giáo Mỹ ký kết Bản Ghi Nhớ Tương Thuận về Chương Trình Học Chia Đôi với Đại Học Quốc Tế nằm trong hệ thống Đại Học Quốc Gia ở thành phố Hồ Chí Minh, không ngoài mục đích đưa các sinh viên giỏi từ đại học trong nước sang Mỹ học tiếp hai năm sau của chương trình 2+2 này.
Hai trường khác, cũng nằm trong hệ thống Đại Học Quốc Gia mà CUA có văn bản ký kết là Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Bên cạnh đó , CUA cũng hợp tác với một đại học tư, Saigon Technology University, Đại Học Bách Khoa Sài Gòn.
Tháng Chín tới đây, Đại học Công Giáo Mỹ lại đón tiếp thêm tám sinh viên từ Việt Nam qua đây theo chương trình 2+2.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào và sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.